Thống đốc Lê Minh Hưng làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội
Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định về nhân sự tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Cụ thể, tại Quyết định 979/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thay ông Nguyễn Văn Bình đã nhận công tác khác.
Tại Quyết định 929/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (thay ông Nguyễn Quang Dũng, Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6/2016).
Tại Quyết định 976/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thôi giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Video đang HOT
Tại Quyết định 977/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thôi giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Tại Quyết định 978/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiêm giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thôi giữ chức thành viên Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo Như Chính
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vay vốn tạo việc làm: Ưu đãi lãi suất như hộ nghèo
Tại tọa đàm trực tuyến "Tín dụng chính sách giải quyết việc làm" tổ chức ngày 11/5, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, cá nhân, tổ chức vay vốn tạo việc làm sẽ được hưởng mức lãi suất bằng lãi suất vay của hộ nghèo.
Vay vốn giải quyết việc làm được nhiều ưu đãi.
Anh Nguyễn Tuấn (Ninh Bình) cho biết, gia đình anh là hộ nghèo, còn nợ vốn vay sản xuất và vốn vay sinh viên, cho các con học đại học. Anh dự định đào ao nuôi cá nhưng thiếu tiền, anh Tuấn băn khoăn không biết có thể vay vốn từ chương trình này hay không.
Giải đáp băn khoăn của anh Tuấn, ông Nguyễn Văn Tú - Phó Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách (NHCSXH) cho biết, Nghị định 61 mở rộng đối tượng vay vốn. Vì vậy gia đình anh Tuấn được vay tối đa là 50 triệu đồng và không phải thế chấp tài sản.
Theo ông Lê Ngọc Khánh - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển nông thôn (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), điểm mới nhất của Nghị định 61 là hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, học sinh các trường trung học phổ thông; thanh niên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học, trung tâm đào tạo nghề.
"Học sinh, sinh viên có thể vay vốn từ chương trình này để khởi sự doanh nghiệp từ quy mô nhỏ. Nghị định giúp thanh niên có "cái gậy" để vay vốn ngân hàng. Khi lập xong dự án, thanh niên chuyển đến Đoàn cơ sở xác nhận, phê duyệt thì sẽ được NHCSXH cho vay", ông Khánh cho biết.
Gửi câu hỏi đến tọa đàm, chị Nguyễn Lan (Hà Nam) cho biết, chị là người khuyết tật và thuộc hộ nghèo, mong muốn vay tiền để chăn nuôi thì được vay bao nhiêu. Theo đại diện NHCSXH, chị Lan vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức tối đa 50 triệu đồng, lãi suất 3,3%, thời hạn tối đa 5 năm.
Theo đại diện NHCSXH, từ khi triển khai thực hiện cho vay theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, đến hết ngày 30/4/2016, NHCSXH giải ngân được 1.925 tỷ đồng, với 76.801 khách hàng được vay vốn.
Lãi suất ưu đãi
Ông Nguyễn Văn Tú - Phó Giám đốc Ban Tín dụng HSSV Học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách (NHCSXH) cho biết, mức vay tối đa với cơ sở sản xuất, kinh doanh là 1 tỷ đồng (không quá 50 triệu đồng/1 người lao động được tạo việc làm); với cá nhân là 50 triệu đồng. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Hiện, lãi suất cho vay là 6,6%/năm.
Riêng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc người dân tộc thiểu số, lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo. Hiện, lãi suất cho vay đối với đối tượng này là 3,3%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Theo đại diện NHCSXH, thủ tục vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm, cơ sở sản xuất kinh doanh cần có: xác nhận của UBND xã nơi thực hiện dự án; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh; bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng được ưu tiên vay vốn ưu đãi (như bản sao quyết định sử dụng 30% lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số). Hồ sơ cho cá nhân vay vốn gồm: giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã về việc cư trú hợp pháp; bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên như chứng minh thư nhân dân; giấy xác nhận khuyết tật do UNBD xã, phường, thị trấn.
"Mức vay tối đa với doanh nghiệp là 1 tỷ đồng, với cá nhân là 50 triệu đồng; lãi suất cho vay bằng lãi suất cho hộ nghèo vay vốn". Nghị định 61/2015/NĐ-CP về vay vốn giải quyết việc làm
Theo_24h
Cử tri chất vấn tân Thống đốc về giảm lãi suất Đến thời điểm này đã có 13 kiến nghị của cử tri gửi tới chất vấn tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Nội dung xoay quanh các vấn đề nóng như giảm lãi suất, tham nhũng trong hoạt động ngân hàng làm thất thoát tài sản Nhà nước... Doanh nghiệp thua trên "sân nhà" vì lãi suất Cử tri...