Thống đốc Fed: Căng thẳng địa chính trị gia tăng đe dọa ổn định tài chính toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị gia tăng trên thế giới có thể tác động xấu đến thị trường hàng hóa và khả năng tiếp cận tín dụng, đặc biệt là trong môi trường lãi suất cao.
Trụ sở Fed ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed – ngân hàng trung ương), bà Lisa Cook, đã đưa ra nhận định trên trong một diễn đàn do Ngân hàng Trung ương Ireland tổ chức tại Dublin ngày 8/11.
Theo bà Cook, bất cứ cú sốc nào cũng có thể khiến những căng thẳng địa chính trị hiện nay trầm trọng hơn, kéo theo những bất ổn trên thị trường hàng hóa, hệ thống tín dụng. Hiện Washington đang theo dõi tình hình, cũng như thận trọng, xác định, đánh giá và kiểm soát những lỗ hổng.
Quan chức Fed đưa ra bình luận trên sau bài phát biểu, trong đó liệt kê một số rủi ro quốc tế đe dọa ổn định tài chính toàn cầu như căng thẳng tại Nga, Trung Đông, cũng như áp lực lạm phát dai dẳng ở các nước và suy thoái kinh tế sâu hơn tại Trung Quốc.
Trước đó, ngày 30/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố dự báo kinh tế, theo đó cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể duy trì ở mức 3% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống 2,9% vào năm 2024.
Đây là một trong những mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong nhiều thập niên. Theo IMF, quá trình phục hồi kinh tế trên quy mô toàn cầu phải đối mặt với những thách thức đáng kể.
Xung đột Hamas - Israel: WB dự báo giá dầu tăng mạnh nếu xung đột lan rộng
Ngày 30/10, Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo căng thẳng giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas có thể dẫn đến cú sốc về giá của các nguyên vật liệu chẳng hạn như dầu và các sản phẩm nông nghiệp, nếu xung đột lan ra toàn khu vực Trung Đông.
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Essen, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill nhận định tình hình chiến sự tại Dải Gaza, căng thẳng Nga - Ukraine đang khiến xung đột trở thành cú sốc lớn nhất đối với các thị trường hàng hóa kể từ những năm 1970, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Chuyên gia Gill cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng, bởi nếu xung đột tiếp tục leo thang, kinh tế toàn cầu sẽ lần đầu đối mặt với cú sốc năng lượng kép trong nhiều thập kỷ, cả từ xung đột tại Ukraine lẫn xung đột tại Trung Đông.
Theo báo cáo Viễn cảnh thị trường hàng hóa của WB, giá dầu đã tăng 6% kể từ khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza, trong khi giá các mặt hàng nông nghiệp, phần lớn các kim loại và các hàng hóa khác hầu như không biến động. Dựa trên lịch sử các cuộc xung đột khu vực từ những năm 1970, báo cáo của WB đã đưa ra dự báo về 3 viễn cảnh với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Trong viễn cảnh lạc quan với tác động tương tự như cuộc nội chiến tại Libya năm 2011, giá dầu có thể tăng 3-13% lên từ 93-102 USD/thùng. Với nguy cơ gián đoạn ở mức trung bình như giai đoạn xảy ra chiến tranh tại Iraq năm 2003, giá dầu có thể tăng lên 109-121 USD/thùng. Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu có thể đạt đỉnh từ 140-157 USD/thùng, nhiều khả năng vượt mức cao nhất kể từ năm 2008.
Chuyên gia Ayhan Kose của WB khẳng định giá dầu tăng lên trong thời gian dài sẽ đẩy giá thực phẩm lên cao.
Nếu kịch bản cú sốc giá dầu nghiêm trọng trở thành hiện thực, lạm phát giá thực phẩm vốn đã tăng mạnh ở nhiều nước đang phát triển sẽ tiếp tục đi lên.
Fed có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), bà Michelle Bowman, vừa khẳng định lại quan điểm rằng lạm phát tiếp tục ở mức quá cao mặc dù đã đạt được tiến bộ "đáng kể" trong việc hạ nhiệt và Fed có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Trụ sở FED ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN "Tôi cho...