Thông điệp thời chiến của Thủ tướng
Bước vào giai đoạn “sống, còn”, Thủ tướng nhắc nhiều hơn về “hậu dịch” cùng thông điệp về việc làm cho người dân, “không để người dân đói nghèo sau đại dịch”.
Chủ trì hàng loạt các cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong những ngày qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cố gắng rất cao trong việc mang đến cho người dân 3 chữ “an”, đó là an toàn tính mạng, an sinh xã hội và an tâm chắc chắn đại dịch sẽ đi qua.
Đồng cảm sâu sắc với sự bất tiện của người dân khi phải luôn mang theo chiếc khẩu trang, hay nỗi buồn vắng của họ khi phải chứng kiến phố thị, các khu vui chơi trở nên hiu quạnh, người đứng đầu Chính phủ thấy rằng chỉ thực sự chiến thắng được dịch bệnh, khi mà người dân không bị ám ảnh nỗi sợ ngày mai con đường mưu sinh sẽ ra sao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Mặc dù hiện giờ, người dân hầu như chỉ tập trung đếm mỗi ngày có thêm bao nhiêu ca nhiễm bệnh và chăm chú vào việc “chiến đấu”, chưa quan tâm nhiều đến những chuyện khác, nhưng là “tổng tư lệnh”, Thủ tướng hiểu sự kiên nhẫn của người dân rồi sẽ đến giới hạn, khi trong gần 3 tháng qua họ đã phải hy sinh nhiều thứ.
Thầy cô giáo không được đến trường, nhiều công nhân không được đến công xưởng. Ngay ở nơi được xem là ” đứa con cưng” của nền kinh tế là các” anh cả đỏ”, lãnh đạo Tổng công ty vận tải Hà Nội cũng đã phải gửi tâm thư cho gần 10 nghìn cán bộ, nhân viên, người lao động kêu gọi sẵn sàng tâm thế hy sinh…
Vì thế, Thủ tướng phát đi thông điệp mạnh mẽ về “việc làm cho người dân, không để người dân đói nghèo sau đại dịch”.
Tại cuộc làm việc với tỉnh Sóc Trăng chiều qua, Thủ tướng nóng lòng hỏi lãnh đạo tỉnh này tình hình thành lập doanh nghiệp mới tại địa phương thế nào.
Từng thấy rất “chạnh lòng khi nhìn hình ảnh bà cụ già ở Sóc Trăng nuôi cháu nhỏ vì cha mẹ của cháu phải bỏ quê, lên Bình Dương tìm việc làm” và yêu cầu chính quyền phải tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn cho người dân để họ không bỏ xứ ra đi, Thủ tướng cho rằng thời dịch bệnh này, công việc đó càng phải được đặc biệt chú trọng.
Thủ tướng cũng nhắc về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh khi trong 2 tháng đầu năm 2020, Sóc Trăng mới giải ngân được gần 9%. Ông cho biết sẽ tổ chức một hội nghị toàn quốc để kiểm điểm 4 việc.
Một là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; hai là giải ngân vốn đầu tư công; ba là giải quyết vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh thất nghiệp, mất việc, dừng sản xuất do dịch bệnh; bốn là bảo đảm an ninh trật tự.
“Nguồn lực của chúng ta còn khó khăn nên phải làm thế nào để giữ được tốc độ tăng trưởng, còn giữ được tốc độ tăng trưởng thì mới còn có thể đảm bảo tốt việc làm cho người dân”, Thủ tướng mong muốn, “các tỉnh hãy cùng “tay nắm tay” để chống sụt giảm”.
Hai ngày trước, chủ trì cuộc họp về an sinh xã hội, Thủ tướng cho biết ông đang cân nhắc đến một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội để đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân lúc hậu dịch.
Trong những năm qua, bình quân hằng năm Chính phủ đã giải quyết việc làm trong nước cho 1,5-1,6 triệu người và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, khoảng 2-2,2%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%. Thủ tướng nhận định, “nếu không nỗ lực rất cao, thành quả này có thể bị tổn thương lớn vì đại dịch”.
Thích nghi nhanh với “thời chiến”, từ chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có những đề xuất, giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động, người sử dụng lao động đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh COVID-19 khi tình hình sản xuất đình trệ, thu nhập giảm sút. Theo đó, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất, không tính lãi theo đúng quy định.
Giai đoạn hiện tại, Chính phủ đã đưa cuộc chiến vào giai đoạn mới, với mục tiêu cao hơn nữa, cùng với đảm bảo sức khỏe, là lời cam kết đảm bảo việc làm, đời sống cho người dân.
Nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn, nhưng Thủ tướng cũng nhẹ lòng hơn khi thấy chính quyền các cấp cũng đang cùng Chính phủ hết mình chiến đấu.
Bản tin Covid-19 ngày 25/3: Việt Nam thêm 7 người dương tính
Bác sĩ cấp cứu: 'Chúng tôi chấp nhận nguy cơ bị nhiễm'
Người chỉ huy nhóm bác sĩ tuyến đầu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nói họ xác định trước nguy cơ bị nhiễm nCoV và không do dự tiếp nhận bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện, khẳng định nhóm điều trị vẫn vững vàng tinh thần, sau khi một bác sĩ ở khoa này nhiễm nCoV trong quá trình làm việc.
Ông cho biết có tổng cộng 6 bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.
Bác sĩ cho biết chưa có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật.
"Thế giới cũng chưa sản xuất được các bộ đồ bảo hộ nào đảm bảo giúp nhân viên y tế miễn nhiễm 100%. Ví dụ khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua", bác sĩ Cấp nói.
"Song không vì thế mà chúng tôi bỏ chạy".
Nhóm y bác sĩ điều trị đã nhận định có nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào nên chuẩn bị tinh thần từ trước và không do dự khi tiếp nhận bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong đợt chống dịch hồi tháng 2. Ảnh: Lê Hoàng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh là bệnh viện tuyến cuối được Bộ Y tế giao điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 từ Hà Tĩnh trở ra. Kể từ khi dịch xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 1/2020, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 50 bệnh nhân dương tính. Trong đó 5 người đã khỏi bệnh, 45 người đang điều trị tại Khoa Cấp cứu từ 7/3 đến nay.
Ngoài ra bệnh viện cũng tiếp nhận khám, cách ly hàng trăm người nghi nhiễm có nguy cơ cao trong vòng 3 tháng qua.
Sáng 23/3, Bộ Y tế xác nhận "bệnh nhân 116" dương tính nCoV là bác sĩ nam, 29 tuổi đang làm việc tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Anh tham gia chống dịch từ ngày 31/1, nhiệm vụ chính là khám sàng lọc các bệnh nhân nghi nhiễm đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và cấp cứu một số bệnh nhân nặng. Trong quá trình khám và điều trị, anh luôn tuân thủ quy trình và mặc đủ đồ bảo hộ. Tuy nhiên, tới 20/3, anh bị ho, sốt và tới 23/3 được xác nhận dương tính nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân.
Sức khỏe của các bệnh nhân dương tính và nhân viên y tế tại bệnh viện đang được kiểm soát. Bệnh viện tiếp tục tuân thủ theo quy trình bảo hộ của Bộ Y tế và không nâng mức cảnh báo đối với các nhân viên, vì mức cảnh báo hiện nay đã ở ngưỡng tối đa.
Điều dưỡng vào phòng áp lực âm chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.
Chi Lê
Những con số "hàng nghìn" dự báo dịch Covid-19 tại Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, nhiều dự báo thực tế đưa ra, Việt Nam sẽ có 600-4.000 người nhiễm bệnh, có thể cả trăm ca tử vong. Trong những người về nước, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Mở đầu phiên họp thứ 43 khai mạc sáng 23/3, UB Thường vụ nghe báo cáo về công tác phòng,...