Thông điệp Nga – Trung gửi đến Biden
Nga – Trung gần đây liên tục thể hiện tình cảm khăng khít, dường như gửi thông điệp đến chính quyền mới của Mỹ rằng họ không nên gia tăng căng thẳng với hai nước.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin ngày 28/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết quan hệ Nga – Trung “có giá trị độc lập mạnh mẽ” sẽ được tăng cường hơn nữa.
“Quan hệ Nga – Trung không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của tình hình quốc tế hay sự can thiệp của bất kỳ yếu tố nào khác. Việc tăng cường hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga có thể chống lại một cách hiệu quả bất kỳ nỗ lực nào đè nén và chia rẽ hai nước”, ông Tập nói.
Giới chuyên gia nhận định bình luận này nhằm gửi thông điệp đến Mỹ rằng quan hệ Trung – Nga vẫn sẽ khăng khít, bất kể chính quyền sắp tới của Joe Biden đưa ra chính sách gì.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil đầu năm 2019. Ảnh: Xinhua .
Trung Quốc đang đẩy mạnh củng cố quan hệ với các quốc gia khác trước lễ nhậm chức của Joe Biden ngày 20/1. Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng vừa đạt được hiệp định đầu tư sau nhiều năm đàm phán. Các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã trò chuyện với những người đồng cấp và đến thăm các nước Đông Nam Á và châu Âu trong những tuần gần đây, sau khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt và tuyên bố sẽ hành động cứng rắn với cả Bắc Kinh và Moskva.
Hôm 28/12, Biden kêu gọi xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với “các đối tác và đồng minh cùng chí hướng”để chống lại Trung Quốc trên mặt trận thương mại và kinh tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Tập nói rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ chỉ khiến quan hệ Nga – Trung trở nên khăng khít, nhấn mạnh rằng hai nước đã làm việc cùng nhau để ngăn chặn Covid-19. “Hai bên tiếp tục giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và tiếp tục ủng hộ nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nhau, điều này phản ánh mức độ tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai bên”, ông Tập nói.
Hôm 30/12, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov cũng nói rằng quan hệ giữa hai nước đủ mạnh để chống lại bất kỳ ảnh hưởng nào từ “các yếu tố bên ngoài”, hàm ý chính phủ mới của Mỹ.
Trong khi cả ông Tập và ông Putin đều nói rằng nước của họ sẵn sàng làm việc với chính quyền Mỹ mới, Denisov cho biết họ vẫn phải chờ xem liệu Mỹ có “lập trường hợp lý hơn” trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nga hay không. Tổng thống Trump đã xác định Nga và Trung Quốc là những đối thủ lớn nhất của Mỹ.
Li Lifan, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho rằng Nga – Trung có thể tăng cường hợp tác trong 5G, big data, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch và vật liệu hàng không vũ trụ. Nhưng việc Nga bán vũ khí cho Ấn Độ trong bối cảnh đối đầu biên giới Trung – Ấn đã làm dấy lên lo ngại ở Trung Quốc.
“Hợp tác quân sự cần phải được tăng cường hơn nữa”, Li nói. “Ngoài ra, Nga – Trung hiện có mức độ hợp tác tương đối thấp trong việc bảo tồn năng lượng và giảm phát thải”.
Ngày 22/10, Putin nói trong cuộc họp của các chuyên gia trong và ngoài nước về các vấn đề của Nga rằng mặc dù Nga không cần liên minh quân sự với Trung Quốc nhưng “về mặt lý thuyết, điều đó là hoàn toàn có thể”.
Dmitri Trenin, giám đốc Carnegie Moscow Center, nói rằng dụng ý của Putin là gửi thông điệp tới Mỹ rằng họ không nên gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và Nga. “Mặc dù Nga và Trung Quốc rất ít khả năng thành lập liên minh quân sự, Putin nhiều lần gửi đi tín hiệu rằng Mỹ nên nhận thức được hai nước có khả năng làm việc đó và Washington nên thận trọng hơn trong quan hệ với Moskva và Bắc Kinh”, ông nói.
Cơ hội Mỹ cải thiện quan hệ với Nga và Trung Quốc dưới thời chính quyền Joe Biden là khá thấp. Biden sẽ đưa ra những tuyên bố cứng rắn về các vấn đề mà Tổng thống Trump không quan tâm nhiều, như nhân quyền và dân chủ, đồng thời “tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì nhiều lý do”, Trenin nói. Ông bình luận thêm rằng Washington sẽ yêu cầu Moskva nhượng bộ nhiều để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Trenin khẳng định Nga – Trung khó có khả năng tiến tới một liên minh quân sự vì nhiệm vụ chính của Moskva “vẫn là duy trì vị thế người chơi độc lập”. “Nếu căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến thế giới chia rẽ rõ ràng thành hai phe, Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gia nhập phe do Trung Quốc dẫn đầu và bị rơi vào chiếu dưới”, Trenin nhận định. “Kịch bản này hoàn toàn bất lợi cho Nga”.
Còn nếu Biden làm dịu căng thẳng Mỹ – Trung, Nga sẽ lâm vào tình thế khó khăn: mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” của Nga với Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục, nhưng Bắc Kinh sẽ suy nghĩ kỹ trước khi tăng cường quan hệ với Moskva. Kết quả là “Nga sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn cả về chính sách địa chính trị lẫn kinh tế”, Trenin nói.
Zhang Xin, phó giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, đánh giá Bắc Kinh cũng không mặn mà về việc thành lập liên minh quân sự với Moskva, nhưng cả hai có thể có các động thái ủng hộ lẫn nhau.
Sau khi giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài ở Viễn Đông, Nga và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và duy trì mối quan hệ thân thiện. Nhưng Trenin cho rằng Biden coi mối quan hệ Nga – Trung là “không thật lòng và không vững chắc”. Biden cho rằng “Trung Quốc coi thường Nga và chỉ đang lợi dụng họ để có lợi cho mình”, Trenin nói.
Trong khi đó, Li Yonghui, chuyên gia nghiên cứu về châu Âu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng lòng tin chính trị giữa Bắc Kinh với Moskva vẫn vững chắc và tiềm năng hợp tác vẫn duy trì, mặc dù Covid-19 đã ảnh hưởng đến thương mại song phương và làm chậm lại sự hợp tác trong việc phát triển tuyến đường thủy Bắc Cực.
“Mặc dù Nga chắc chắn sẽ có phần cảnh giác với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và tham vọng của họ ở Bắc Cực, nhìn chung, hợp tác Nga – Trung ở Trung Á lớn hơn sự cạnh tranh”, Li nói.
“Về khu vực Bắc Cực, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trong dự án cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng Yamal LNG là một ví dụ điển hình, cung cấp một mô hình tốt cho sự hợp tác trong tương lai giữa hai bên ở Bắc Cực”.
Về vấn đề quân sự, nếu quan hệ Mỹ – Trung và Mỹ – Nga tiếp tục xấu đi, một cuộc chạy đua tên lửa ở châu Á có thể diễn ra. “Vì Mỹ muốn duy trì ưu thế quân sự của mình trước Nga và Trung Quốc. Mỹ sẽ chỉ tránh phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung trong khu vực khi Trung Quốc có một số động thái nhượng bộ”, Trenin nói.
Nga và Belarus nhất trí duy trì hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng
Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ hai nước đã nhất trí duy trì hợp tác quốc phòng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) trong cuộc gặp ở Saint Petersburg, Nga, ngày 18/7/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hãng tin TASS của Nga dẫn nguồn Điện Kremlin cho biết ngày 14/9, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tới Nga và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại thành phố Sochi, bên bờ Biển Đen.
Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Putin nêu rõ hai nước đã nhất trí duy trì hợp tác quốc phòng.
Trong lĩnh vực kinh tế, ông Putin kêu gọi hai nước nỗ lực cải thiện quan hệ thương mại song phương, khẳng định Nga vẫn là nhà đầu tư lớn nhất của Belarus.
Tổng thống Putin cho biết phía Nga đã nhất trí cấp khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD cho Belarus. Ngoài ra, ông nhận định đề xuất cải cách hiến pháp của người đồng cấp Lukashenko là hợp lý và kịp thời.
Về phần mình, theo hãng tin RIA Novosti, Tổng thống Lukashenko đã bày tỏ cảm ơn tới người đồng cấp Putin vì sự hỗ trợ sau bầu cử tại Belarus. Ông nhận định những diễn biến gần đây cho thấy Belarus cần gắn bó chặt chẽ với Nga.
Tình hình Belarus bất ổn kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8. Theo kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử trung ương Belarus công bố, Tổng thống Lukashenko tái đắc cử với 80,1% số phiếu ủng hộ, trong khi ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovkskaya chỉ được 10,12%.
Bà Tikhanovkskaya không công nhận kết quả này. Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra tại nhiều thành phố đã biến thành xô xát với cảnh sát.
Ngày 31/8, Tổng thống Lukashenko đã thảo luận kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp, tập trung vào việc cải cách hệ thống tòa án và bác bỏ những lời kêu gọi của phe đối lập quay trở lại hiến pháp năm 1994.
Thêm hai phòng thí nghiệm nói Navalny trúng độc Novichok Các phòng thí nghiệm Thụy Điển và Pháp kết luận thủ lĩnh đối lập Nga Navalny bị trúng chất độc thần kinh Novichok, theo phát ngôn viên chính phủ Đức. "Hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp đã xác nhận kết quả xét nghiệm của Đức, trong đó cho rằng chất độc thần kinh dùng trong quân sự được...