Thông điệp gây thổn thức đằng sau bộ ảnh con gái tặng ba và mẹ kế
Mẹ mất, nội cưới dì cho ba. Ngày ba cưới, chị Hạnh khóc nức nở sợ cảnh “ mẹ ghẻ con chồng”, thế nhưng giờ đây, trải qua 20 năm chung sống, chị thầm cảm ơn và biết ơn dì bởi dì vẫn bên cạnh đồng hành, chăm sóc ba
Để tỏ lòng biết ơn của mình đối với ba và dì của mình, chị Nguyễn Minh Hạnh (TP.Hồ Chí Minh) đã thực hiện bộ ảnh “Đôi bàn tay Cha” tặng đấng sinh thành là ông Nguyễn Đăng Tình và bà Trần Thị Huế (Duy Sơn, Duy Xuyên Quảng Nam).
Trao đổi với Dân Việt về ý tưởng thực hiện bộ ảnh này, chị Hạnh cho biết: “Bộ ảnh được chụp cách đây 3 năm nhân kỷ niệm 26 năm ngày giỗ má, 20 năm ngày cưới của ba – dì, 70 năm ngày sinh nhật ba tôi”.
Chị Hạnh cho biết, kế hoạch chụp bộ ảnh ngẫu hứng và thực hiện trong 1 tuần. Mùa mưa bão, chị đặt vé máy bay từ Sài Gòn về Quảng Nam và giấu ba dì lần trở về này. Tối hôm đó, khi chị được người cháu chở về tới tận nhà, ba chị vừa bất ngờ vừa không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chị đã trả lời ba rằng chỉ về thăm ba và dì.
Ba chị Hạnh đã làm lụng vất vả để nuôi 8 chị em khôn lớn.
Đôi bàn tay cha trở nên chai sạn.
Sáng hôm sau, chị bật mí kế hoạch thực hiện bộ ảnh này và ngay lập tức nhận phải sự phản đối của ba và dì.
“Ba mình không tin và từ chối. Ba nói rằng lãng phí, tốn tiền, để tiền cho cháu ăn học. Sau đó, mình bảo đã chuẩn bị sẵn hết quần áo, đạo cụ, nhiếp ảnh gia. Mình nói ba và dì sinh hoạt như thế nào cứ để mọi thứ tự nhiên và đây sẽ là những kỷ niệm rất đẹp với con cháu.
Nghe con gái nói vậy, có lẽ ông bà thấy thương con gái quá nên ba đồng ý. Không những vậy, ba còn thuyết phục dì giúp mình. Vậy là bộ ảnh được thực hiện”, chị Hạnh nhớ lại.
Bộ ảnh được chia thành 3 phân cảnh là đám cưới của cha. Hình ảnh người cha lam lũ, vất vả nhưng dì vẫn luôn đồng hành. Cuối cùng là cảnh đôi vợ chồng già yêu thương, bầu bạn với nhau lúc tuổi già.
Trong phân cảnh thứ nhất, ngày cưới cha, chị Hạnh đã diện cho ông bộ vest còn dì mặc chiếc áo dài màu xanh ve chai. Đó là hình ảnh 20 năm về trước. Sau khi sinh 2 đứa em sinh đôi, mẹ chị mất. Ba chị trở thành “gà trống nuôi con”.
Ngày ba cưới…
Những ngày tháng đó là khoảng thời gian không bao giờ quên trong chị Hạnh: “Mẹ mất, ba một mình tất tả lo công việc đồng áng, cơm nước, nhà cửa cho chị em chúng tôi. Có hai chị lớn đang học đại học ở TP.Hồ Chí Minh, còn lại mấy đứa nheo nhóc tuổi ăn, tuổi lớn, đặt biệt là cặp sinh đôi mới lọt lòng. Ba từng đi khắp nơi xin sữa nuôi hai em trai tôi. Thấy ba quá vất vả khổ nhọc nuôi đàn con tuổi ăn học, nội cưới dì về cho ba” .
6 năm kể từ ngày mẹ chị mất, ba cưới vợ mới – một người phụ nữ ba chưa một lần gặp mặt. Ngày ba cưới dì, chị Hạnh đã khóc nức nở vì lo cảnh “mẹ ghẻ con chồng”.
“Vậy mà, trải qua hai mươi năm sống cùng chúng tôi, gia đình tôi không có những cảnh tượng của “dì ghẻ”. Dì không quá tình cảm, thương yêu chúng tôi, không quá sâu sắc, khéo léo trong việc gia đình, nhưng với chúng tôi, như vậy là đủ!”, chị Hạnh cho biết.
Video đang HOT
Phân cảnh thứ 2 là tái hiện đôi bàn tay người cha với bộ áo nâu sòng, lội ruộng cuốc đất để nuôi đàn con khôn lớn.
Dù vất vả nhưng dì vẫn luôn ở bên đồng hành cùng cha con chị Hạnh.
Phân cảnh cuối cùng là hình ảnh người dì mặc chiếc áo bà ba màu vàng tươi còn cha mặc áo trắng với những cảnh cuộc sống hàng ngày trong khu vườn, bụi cây, trước cổng nhà, trên tấm phản.
Hai vợ chồng già cùng nhau chia sẻ việc nhà.
Tuổi già bên nhau…
…bình an bên luống rau, vườn cà, chăm gà vịt.
Dù ốm đau hay mạnh khỏe…
Ông bà vẫn luôn nắm chặt tay nhau.
Để có những bức hình đẹp, chị Hạnh đã huy động thêm chị gái và 3 người cháu nhỏ. Mỗi người đều được được phân công nhiệm vụ như người lo hậu cần, người đạo diễn, người là diễn viên quần chúng…
Nhớ về buổi chụp hình, chị Hạnh cho biết: “Lúc chụp ảnh ở cánh đồng, nhiều người tưởng ba với dì đang đóng phim nên kéo tới xem nhiều. Khi mọi người tới đông quá ba mắc cỡ nên bảo không chụp nữa đợi mọi người về rồi hãy chụp. Thế nhưng, mọi người mỗi ngày kéo đến một đông hơn lại kèm theo hô to cổ vũ nên các cụ diễn nhiệt tình”.
Những diễn viên quần chúng vô cùng thích thú trước bộ ảnh của ông bà.
“Giờ đây, ngồi ngắm lại những hình này của ba – dì, tôi thấy khoé mắt mình cay cay. Qua đây, tôi muốn nhắn gửi tới mọi người rằng nếu muốn làm điều gì đó cho ba mẹ, hãy làm ngay và đừng suy nghĩ nhiều. Tuổi già của ba mẹ không đợi chúng ta đâu”, chị Hạnh chia sẻ.
Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Theo Danviet
Xóm khét tiếng Sài Gòn : Nay xe đắt tiền để ở ngoài cả đêm chẳng sao!
Nếu như trước đây, xóm Mả Lạng nổi tiếng về các tệ nạn xã hội của TP.HCM thì nay từng con hẻm đã 'thay da đổi thịt'.
Xóm Mả Lạng nay thuộc khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM được bao quanh bởi bốn con đường: Nguyễn Trãi - Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu - Cống Quỳnh. Hiện nơi đây có khoảng hơn 600 hộ dân, hơn 2000 nhân khẩu đang sinh sống.
Nếu như trước đây, Mả Lạng nổi tiếng về các tệ nạn xã hội của TP.HCM thì nay từng con hẻm đã 'thay da đổi thịt'.
Từ ngoài vào, hai hàng xe máy nối đuôi nhau dựng sát vào tường, chừa lối đi ở giữa. Người lạ vào, chưa tìm được chỗ để xe, có người hướng dẫn tận tình rồi hỏi thăm là khách của nhà ai để chỉ đường cho nhanh.
Bà Nguyễn Thị Khuyên (tên thường gọi là Hai) sống ở đây từ năm 1982. 'Trước đây, bỏ chậu hoa ra ngoài cũng mất. Còn giờ, xe đắt tiền để ở ngoài cả đêm cũng chẳng việc gì. Cả khu, chỗ nào cũng gắn camera. Mọi người sống hòa thuận, tự bảo quản tài sản cho nhau', cụ bà năm nay bước qua tuổi 79 nói.
Xóm Mả Lạng nhìn từ trên cao.
Trong ký ức của thiếu tá Nguyễn Hoài Nam, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh, từng làm cảnh sát khu vực này hơn 9 năm, Mả Lạng, trước đây là khu nghĩa địa, bên cạnh có một nhà thờ. Những người lao động nghèo không có chỗ ở đã đến đây dùng ván, tôn, bạt bắc từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác làm chòi che nắng mưa. Cái tên Mả Lạng ra đời từ đó.
Cuối tháng 4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chính quyền thành phố vận động người dân sống tại đây đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Bình Dương, Bình Phước... Khu vực này bị bỏ hoang.
Ở nơi mới, khó kiếm tiền, điều kiện sống khắc nhiệt, họ quay lại thành phố thì không còn chỗ ở nên lang thang khắp nơi. Để giải quyết trình trạng này, chính quyền thành phố quyết định di dời các ngôi mộ đi nơi khác, san lấp đất, dựng các căn chòi bằng phên tre, tôn cũ, mỗi căn rộng từ 5-10 m2 theo lô, rồi gom những người sống lang thang về, cấp nhà cho ở thông qua hợp đồng thuê.
'Chính vì việc gom dân như vậy đã dẫn đến việc những thành phần lưu manh đường phố về Mả Lạng sống. Họ tự xưng đại ca, tạo ra các băng nhóm, phân chia địa bàn, phân chia khu vực để làm các việc phạm pháp', thiếu tá Nam nói.
Xóm Mả Lạng trước đây. Ảnh: Nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro.
Theo thiếu tá Nam, trước đây Mả Lạng chỉ rộng bằng nửa sân bóng đá, đi bộ hơn một phút là hết, nhưng ở những năm 90, nơi đây được phân thành các khu rõ rệt. Khu A là đòi nợ thuê. Khu B, đâm thuê chém mướn. Khu C chuyên cướp giật, móc túi, tiêu thụ hàng gian. Khu D hành nghề mại dâm...
Sống trong khu vực 'nhạy cảm', bà Khuyên chẳng dám cho con cháu giao lưu với hàng xóm. Con đi học, vợ chồng bà thay phiên nhau đưa đón tận nơi. Khi con muốn đi chơi, vợ chồng bà phải đưa đến nơi khác.
'Mấy thanh niên xăm trổ cứ đi qua đi lại. Những người nghiện hút say thuốc nằm ngổn ngang giữa đường. Tỉnh dậy, họ đập cửa xin cơm ăn, rồi la lối om xòm.
Cứ về đến nhà là tôi đóng cửa lại. Ông nhà tôi luôn để sẵn một con dao, cây sắt dài gần chỗ ngủ và cửa ra vào', bà Khuyên rùng mình nhớ lại những năm tháng cũ.
Bà Khuyên cho biết, đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại những ký ức về Mả Lạng bà lại rùng mình. Ảnh: Thảo Nguyên.
Căn nhà dài 1,3m, rộng 3,2 m của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàng xưa kia nằm ngay khu hoạt động mại dâm. Thời điểm đó, bà làm nghề giúp việc, chồng đi làm thợ hồ. Nhà bà ở giữa, hàng xóm hai bên vợ chồng hành nghề mại dâm.
Hàng ngày, người chồng chở vợ đi đến các khu nhạy cảm hành nghề. Xong việc lại chở về. 'Nhiều hôm, bạn chồng đến chơi, nếu có nhu cầu, anh chồng môi giới cho vợ. Cô vợ với khách lên gác, anh chồng ngồi dưới canh cửa. Nhà sát nhau, tường và trần bằng tôn nên mọi tiếng động bên tôi nghe hết', bà Hoàng kể.
Lúc đó, các con bà Hoàng đang tuổi lớn, nhiều lần hai vợ chồng muốn sang góp ý với hàng xóm nhưng lại sợ. 'Họ hung hăng lắm, mình nói có khi bị đánh. Vợ chồng tôi phải gửi con về nhà ông bà', bà Hoàng nói.
Thiếu tá Nam cho biết, vì cùng sống chung với tội phạm nên đã có nhiều người làm ăn lương thiện bị nhiễm. 'Họ đặt câu hỏi, 'Sao mình đi làm cả ngày, đội mưa đội nắng không đủ ăn, còn mấy người kia ngồi nhà mà tiền rủng rỉnh?'. Vì thế, khi được rủ rê, họ tham gia.
Những người nhanh tay lẹ mắt được phân đi làm nghề móc túi, trộm cắp. Người khỏe mạnh, chạy xe giỏi thì đi giật đồ. Người khéo ăn nói thì được giao đi bán hàng gian. Những người phụ nữ, các cô gái thì được chưng diện để đi làm gái bia ôm, nghề mát-xa, đứng đường', Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh kể.
Mả Lạng hiện nay đã hoàn toàn đổi thay, mọi ngóc ngách đều gắn camera theo dõi. Đồ dùng, xe máy đắt tiền để bên ngoài cả đêm cũng không mất. Mọi người trong xóm ai cũng thân thiện, hòa đồng. Cửa nhà thì luôn mở. Ảnh: Thảo Nguyên.
Bà Khuyên cho biết, Mả Lạng trước đây rất tiêu điều, phức tạp và hỗn loạn
Bà Khuyên cho biết, Mả Lạng trước đây rất tiêu điều, phức tạp và hỗn loạn. Trước khi anh Nam về làm cảnh sát khu vực, nơi đây đã thay đến 7 người công an nhưng chẳng ai trụ được lâu.
Năm 2001, thiếu tá Nam 20 tuổi, mới ra trường. Ngày đầu tiên về phường Nguyễn Cư Trinh nhận công tác, anh được trung tá Nguyễn Ngọc Chính, trưởng công an phường lúc đó phân về làm cảnh sát khu vực Mả Lạng.
'Lúc đó, tôi như một tờ giấy trắng, chẳng biết gì về khu này. Được phân công nhiệm vụ, tôi rất hào hứng. Các đồng nghiệp, các anh đi trước, bạn bè ai cũng khuyên nên bỏ cuộc. Mẹ tôi thì khóc vì thương con. Nhưng bố tôi nói tỉnh bơ: 'Lửa thử vàng. Vàng thật vàng giả là do nó. Chưa va chạm gì cả mà đã nhu thì làm sao khá được'.
Những lời nói đanh thép của người bố từng nhiều năm hoạt động trong hàng ngũ công an làm tôi thêm quyết tâm là phải đưa Mả Lạng trở về bình yên', thiếu tá Nam nói.
(Còn nữa)
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Theo Tú Anh (Vietnamnet)
Vợ chồng già 78 tuổi chở bao tải tiền gửi tiết kiệm gây xôn xao ở Quảng Bình Trên mạng xã hội, nhiều người đang bày tỏ sự xúc động cũng như nể phục về câu chuyện vợ chồng cụ ông 78 tuổi ở Quảng Bình chở một bao tải tiền lẻ tiết kiệm được trong suốt 4 năm từ bán rau đi gửi ngân hàng. Bao tải tiền lẻ tiết kiệm được của vợ chồng cụ ông đem đi gửi...