Thông điệp đoàn kết và hy vọng nhân Ngày Quốc tế Người Tị nạn 2023
Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Hy Lạp cùng với các đối tác địa phương đã tổ chức một sự kiện ẩm thực mang tên “Cooking #WithRefugees”, diễn ra từ ngày 18 – 22/6.
Người tị nạn tập trung trên đảo Lesbos, Hy Lạp. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Tại sự kiện, các đầu bếp người tị nạn và Hy Lạp tại 4 nhà hàng ở thủ đô Athens sẽ phối hợp để mang đến cho thực khách những món ăn đặc trưng của nền ẩm thực các nước, qua đó gửi đi thông điệp về đoàn kết và hy vọng nhân Ngày Quốc tế Người Tị nạn 2023.
UNHCR Hy Lạp cho biết sự kiện này là dịp để những người tị nạn thể hiện các kỹ năng nấu nướng, cũng là dịp để cộng đồng thắt chặt đoàn kết, qua đó nêu cao sức mạnh của sự hội nhập trong việc giúp những người tị nạn bắt đầu lại cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng sở tại.
Dianne Priscille Ndzouatchoua, một đầu bếp khách mời đến từ Cameroon tại nhà hàng “Lontza tis Geitonias” ở trung tâm Athens, cho biết việc tham gia sự kiện này giúp cô cảm thấy mình đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Cô chia sẻ bản thân cảm thấy được hoan nghênh và tại đây, cô cũng có dịp chia sẻ kiến thức về ẩm thực của mình với đầu bếp người Hy Lạp Agapi Micheli. Trải nghiệm này cũng giúp cô ấy cảm thấy mình là một thành viên hữu ích trong cộng đồng, cũng như xã hội, đồng thời cũng cảm thấy rất vui khi các thực khách tỏ ra thích thú trước những món ăn truyền thống của Cameroon mà cô Ndzouatchoua đã chuẩn bị.
Chia sẻ về niềm đam mê với ẩm thực, cô Ndzouatchoua cho biết mình đã làm quen với việc nấu nướng từ khi lên 7 tuổi. Cô tốt nghiệp một trường dạy nấu ăn ở Cameroon và làm việc tại quê nhà trước khi trở thành người tị nạn. Hiện cô đã sống ở Hy Lạp được 5 năm và thường nấu ăn cho các gia đình. Cô cũng đã học thêm công thức nấu các món ăn Hy Lạp và ước mơ của cô là làm đầu bếp trong một nhà hàng khách sạn lớn.
Đầu bếp Micheli cũng chia sẻ rằng cơ hội làm việc cùng Ndzouatchoua đã giúp cô biết thêm nhiều công thức và mẹo nấu nướng mới. Đầu bếp Micheli cho rằng sự kiện lần này có ý nghĩa rất lớn, giúp người dân Hy Lạp tiếp cận và có góc nhìn sâu sắc hơn về những nền văn hóa khác, qua đó tăng cường gắn bó giữa những người tị nạn với cộng đồng quốc gia sở tại.
Video đang HOT
Hiện Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha là 3 trong số những quốc gia mà người di cư từ châu Phi và Trung Đông thường tìm đường tới nhằm tìm kiếm cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn tại châu Âu.
Ngày Quốc tế Người Tị nạn diễn ra vào ngày 20/6 hằng năm, là dịp để toàn cầu nâng cao nhận thức về những khó khăn mà người tị nạn trên khắp thế giới phải đối mặt. Vào ngày này, trên 100 quốc gia sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng lớn, với sự tham gia của các quan chức chính phủ, các tổ chức nhân đạo, người nổi tiếng, thường dân và người tị nạn.
Cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Sudan 1,5 tỷ USD
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/6, cộng đồng quốc tế đã cam kết viện trợ tổng cộng khoảng 1,5 tỷ USD cho Sudan - nơi xung đột giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, cũng như châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.
Liên hợp quốc (LHQ) ước tính cần khoảng 3 tỷ USD trong năm nay để cứu trợ nhân đạo cho người dân ở Sudan cũng như những người đã tị nạn ở nước ngoài. Như vậy, con số cam kết trên mới đáp ứng được 50% nguồn lực cần thiết.
Người tị nạn Sudan chờ nhận hàng cứu trợ tại Koufroun, CH Chad ngày 30/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau hội nghị các nhà tài trợ diễn ra tại Geneva, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cho biết cuộc khủng hoảng tại Sudan đòi hỏi nguồn hỗ trợ tài chính bền vững và ông bày tỏ hy vọng các bên sẽ ưu tiên viện trợ cho quốc gia này. Trong khi đó, Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi nhấn mạnh các khoản viện trợ này cần được phân bổ rõ ràng và giải ngân sớm nhất có thể.
Tại hội nghị, Mỹ cam kết ủng hộ thêm 171 triệu USD, đưa tổng số tiền viện trợ Sudan của nước này lên 550 triệu USD, trong khi Liên minh châu Âu (EU) viện trợ 190 triệu euro (khoảng 207 triệu USD). Đức công bố gói viện trợ 200 triệu euro (218,4 triệu USD) cho Sudan và khu vực cho đến năm 2024, trong khi Qatar cung cấp 50 triệu USD.
Hội nghị trên diễn ra trong 3 ngày thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực tại Sudan. Các cuộc không kích và nã pháo đã tạm lắng kể từ sáng 18/6 tại thủ đô của Sudan, nơi hàng triệu cư dân đang phải chịu đựng cái nóng quá mức. Tuy nhiên tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Darfur, nơi binh lính, lực lượng bán quân sự, chiến binh bộ lạc và dân thường có vũ trang xung đột với nhau. Cuộc xung đột tại Darfur hiện tại được cho là mang tính sắc tộc với các cuộc tấn công có chủ đích nhắm vào dân thường.
Cùng ngày, Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo cuộc khủng hoảng lương thực do xung đột chính trị và quân sự ở Sudan có nguy cơ leo thang trong những tháng tới.
Tuyên bố của FAO cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã nghiêm trọng ở Sudan, với nạn đói có thể lan rộng đáng kể trên khắp đất nước khi quốc gia này bước vào giai đoạn mùa giáp hạt từ tháng 6 đến tháng 9. FAO nhấn mạnh Sudan sẽ cần thêm viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
FAO cho biết họ cần được viện trợ khẩn cấp 95,4 triệu USD để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, thông qua một số hoạt động như chuyển hạt giống cho nông dân và cung cấp dịch vụ chăn nuôi. Tổ chức này cho biết thêm, kế hoạch hỗ trợ của họ của thể giúp đỡ được khoảng 15 triệu người có nhu cầu.
Đại diện lâm thời của FAO tại Sudan, ông Adam Yao cho biết cơ quan này đang tận dụng mọi điều kiện có thể ở các vùng nông thôn và mùa gieo trông hiện tại nhằm tăng sản lượng nhanh chóng và thúc đẩy lương thực dự trữ địa phương, theo đó cứu sống nhiều người hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Sau 2 tháng giao tranh dai dẳng, LHQ tỏ rõ lo ngại trước nguy cơ cuộc khủng hoảng có thể lan rộng và gây bất ổn tại các nước châu Phi láng giềng. Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Sameh Shoukry mới đây cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của Ai Cập đối với an ninh và ổn định của Sudan, vốn được coi là một phần không thể thiếu trong chính sách an ninh quốc gia của Ai Cập.
Phát biểu của ông Shoukry được đưa ra tại một hội nghị trực tuyến cấp cao nhằm kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho Sudan. Hội nghị do Ai Cập phối hợp với LHQ, Saudi Arabia, Qatar, Đức, Liên minh châu Phi (AU) và EU tổ chức.
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Shoukry cho biết Ai Cập sẽ tiếp tục nỗ lực cùng với tất cả các bên để giảm leo thang bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa các phe tham chiến tại Sudan. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc giải quyết khủng hoảng, đồng thời hối thúc các bên tham chiến tại Sudan tiến tới một lệnh ngừng bắn bền vững để trả lại sự bình yên cho người dân và giúp duy trì các thể chế của nhà nước Sudan.
Ngoại trưởng Shoukry tiết lộ rằng Ai Cập và Qatar sẽ khởi động một sáng kiến chung để cung cấp viện trợ cho người dân Sudan, trong bối cảnh các điều kiện an ninh, kinh tế và nhân đạo đang theo chiều hướng xấu đi. Bên cạnh đó, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Sudan, cũng như hỗ trợ kinh phí cần thiết để thực hiện các dự án phát triển nhằm xây dựng hòa bình và hòa hợp xã hội.
Kể từ khi xung đột nổ ra tại Sudan hồi tháng 4, Ai Cập đã tiếp nhận 250.000 Sudan di tản, tương đương khoảng 60% số người đã rời khỏi đất nước Đông Phi này để lánh nạn. Ngoài ra, Ai Cập đã cung cấp khoảng 300 tấn viện trợ y tế và thực phẩm khẩn cấp và tạo điều kiện sơ tán khoảng 10.000 người nước ngoài làm việc trong các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Sudan.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit và Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp của Sudan Malik Agar mới đây đã có cuộc gặp ở thủ đô Cairo của Ai Cập, trong đó thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan và các sáng kiến quốc tế, cũng như khu vực, để giải quyết cuộc xung đột vũ trang.
Theo một tuyên bố chính thức của AL, tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch Agar đã tóm tắt những diễn biến hiện nay ở Sudan cho Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit, bao gồm cả tình hình thực địa và những thách thức mà SAF phải đối mặt trong việc khôi phục an ninh và kiểm soát ở thủ đô Khartoum. Ông Agar cũng kêu gọi các nỗ lực phối hợp trong khu vực và quốc tế để chấm dứt căng thẳng và giữ gìn sự toàn vẹn, ổn định và thống nhất của Sudan.
Về phần mình, ông Aboul-Gheit nhấn mạnh cam kết của AL vì sự ổn định của Sudan và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo hỗ trợ người dân nước này và bảo vệ các thể chế của đất nước, cũng như sẵn sàng cung cấp mọi hình thức hỗ trợ để đạt được an ninh và ổn định ở quốc gia châu Phi. Ông cũng khẳng định tầm quan trọng của các sáng kiến và hành động quốc tế vì lợi ích của Sudan và người dân nước này, trong sự hợp tác và phối hợp với chính phủ Sudan.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký AL kêu gọi nỗ lực nghiêm túc để đạt được sự hài hòa trong thực thi các sáng kiến, đồng thời cho biết thêm AL sẽ trình bày các ý tưởng về vấn đề này với các bên khác nhau. Ông nêu bật sự cấp thiết của nỗ lực nhằm đạt được các thoả thuận giúp khắc phúc tình hình nhân đạo đang xấu đi ở các khu vực xung đột, thông qua lệnh ngừng bắn đạt được tại cuộc họp ở Jeddah.
Tình hình nhân đạo tại Sudan hiện rất nghiêm trọng, khi toàn bộ các quận ở thủ đô Khartroum đã không còn nước sạch, chỉ có điện vài giờ trong tuần. Hầu hết các bệnh viện tại khu vực chiến sự đều không hoạt động, trong khi các cơ sở cứu trợ thường xuyên bị cướp bóc.
Chính sách 'pháo đài châu Âu' góp phần dẫn đến thảm kịch chìm tàu ngoài khơi Hy Lạp? Châu Âu quy trách nhiệm vụ chìm thuyền di cư hôm 14/6 ngoài khơi Hy Lạp do các băng nhóm buôn người, nhưng có ý kiến cho rằng vụ việc bắt nguồn từ chính sách "Pháo đài châu Âu". Tàu chở người di cư trên vùng biển ngoài khơi Peloponnese, Hy Lạp, ngày 14/6. Ảnh: AFP/TTXVN Ít nhất 78 người đã thiệt mạng...