Thông điệp của Ngoại trưởng Mỹ Blinken thất bại ở Israel?
Tại Israel trong chuyến thăm Trung Đông lần thứ tư kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột ở Gaza, Ngoại trưởng Mỹ thảo luận về viện trợ cho Gaza, chỉ trích kế hoạch “tái định cư” của Israel, nói rằng cần phải có nhà nước Palestine để thỏa thuận với Saudi Arabia.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Tel Aviv, ngày 9/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo mạng tin gzeromedia.com ngày 10/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang công du Trung Đông trong tuần này trong nỗ lực ngăn chặn cuộc xung đột Israel- Hamas lan rộng ra khu vực rộng lớn hơn. Nhưng Mỹ đang ngày càng gặp khó khăn trong việc phát huy ảnh hưởng của mình đối với Chính phủ Israel.
Trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Israel ở Tel Aviv ngày 9/1, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh gây tổn hại thêm cho dân thường” ở Gaza và lưu ý rằng việc thành lập một nhà nước Palestine cuối cùng là rất quan trọng để thúc đẩy “nền hòa bình lâu dài, bền vững cho Israel và khu vực”.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các quan chức hàng đầu khác của Israel, ông Blinken đã đưa ra một thông điệp rõ ràng, nói rằng Israel phải ngừng làm suy yếu khả năng tự quản của người Palestine bằng việc mở rộng các khu định cư, phá hủy nhà cửa và trục xuất họ ở Bờ Tây.
Nhưng trong khi ông Blinken đang đưa ra lập luận của mình, giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở Gaza, và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói rằng các hoạt động của Israel ở miền Nam Gaza sẽ được tiếp tục cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn Hamas, giải thoát hàng chục con tin vẫn bị Hamas giam giữ.
Video đang HOT
Chính phủ của Thủ tướng Netanyahu cũng kiên quyết phản đối việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập, khẳng định chiến dịch quân sự của họ sẽ tiếp tục đến hết năm nay và kế hoạch hậu chiến của nước này là kiểm soát quân sự không giới hạn trên lãnh thổ Gaza.
Cuộc tấn công đã biến phần lớn phía Bắc Gaza thành đống đổ nát, làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu hàng trăm nghìn người Palestine di tản khỏi những khu vực đó có thể quay trở lại hay không.
Các thành viên cực hữu trong chính phủ của ông Netanyahu đã kêu gọi tái định cư họ ở nơi khác, điều mà các nhà phê bình cho rằng sẽ dẫn tới việc thanh lọc sắc tộc. Ông Blinken cho biết Mỹ phản đối bất kỳ kịch bản nào như vậy và việc tái định cư không phải là chính sách của Chính phủ Israel. Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết ông đã đạt được thỏa thuận về cơ chế thanh tra của Liên hợp quốc ở phía Bắc Gaza để đánh giá cách thức và thời điểm mọi người có thể quay trở lại.
Trong khi đó, tình hình nhân đạo ở Gaza vẫn rất nghiêm trọng, với việc Liên hợp quốc gần đây cảnh báo rằng nạn đói có thể xảy ra. Theo Cơ quan Y tế do Hamas điều hành, số người chết ở khu vực này đã vượt quá 23.000 người.
Như vậy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không thể khiến Israel thực hiện những nhượng bộ dù chỉ là nhỏ đối với người Palestine. Bất chấp những chỉ trích quốc tế và áp lực ngày càng tăng từ Mỹ như ngừng sử dụng khí đốt, Israel lặp lại rằng họ sẽ không từ bỏ mục tiêu tiêu diệt Hamas . Cuộc chiến dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai gần.
Nói tóm lại, thông điệp của ông Blinken đang bị Israel phớt lờ và vmặc dù Mỹ đang hy vọng ngăn chặn một cuộc chiến tranh khu vực lan rộng, Israel và Hezbollah – nhóm chiến binh hùng mạnh được Iran hậu thuẫn ở Liban- tiếp tục giao tranh xuyên biên giới. Mỹ cũng vướng vào một cuộc trả đũa leo thang với các lực lượng vũ trang khác trên khắp Trung Đông.
Nhưng điều này không có nghĩa là mọi hy vọng về ngoại giao đều bị dập tắt. Các quan chức Israel đã đến Cairo đầu tuần này để nối lại các cuộc đàm phán nhằm đảm bảo thả thêm con tin bị mắc kẹt ở Gaza.
Mỹ, Ai Cập nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước trong tiến trình hòa bình Palestine - Israe
Ngày 13/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ trích các động thái của Israel nhằm thúc đẩy mở rộng các khu định cư, đồng thời cảnh báo rằng quốc gia đồng minh này đang làm trầm trọng thêm căng thẳng với người Palestine sau những vụ bạo lực gần đây.
Ngoại trưởng Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Blinken bày tỏ quan ngại về quyết định của Israel hợp pháp hóa 9 khu định cư ở Bờ Tây và báo cáo kế hoạch xúc tiến việc xây dựng 10.000 nhà định cư. Ông nêu rõ chính quyền Mỹ không ủng hộ các biện pháp đơn phương như vậy, vốn là những yếu tố làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu triển vọng về một giải pháp hai nhà nước đang được đàm phán.
Giới chuyên gia đánh giá những phản ứng của phía Mỹ lần này là đáng chú ý khi do chính Ngoại trưởng Blinken đưa ra chứ không phải thông qua một người phát ngôn như thường lệ.
Ngoại trưởng Blinken vừa có chuyến thăm tới khu vực với những cảnh báo rõ ràng về hoạt động định cư, trong bối cảnh ông đang tìm cách giảm bớt căng thẳng giữa Israel và Palestine sau những vụ bạo lực gần đây. Ông nhấn mạnh việc xa rời tầm nhìn về hai quốc gia dành cho hai dân tộc đều có hại cho an ninh lâu dài của Israel cũng như ảnh hưởng tới tầm nhìn về an ninh, thịnh vượng và nhân phẩm cho người Israel và cả người Palestine.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, cùng ngày 13/2, Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng đã chỉ trích động thái của Chính phủ Israel nhằm "hợp pháp hóa" và xây dựng mới các khu định cư Do Thái ở các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, đồng thời nói rằng quyết định này vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập gọi quyết định của Irael công nhận các khu định cư Do Thái là một hành động khiêu khích không thể chấp nhận được. Lập trường này của Ai Cập được đưa ra trùng với thời điểm chính quyền Cairo đăng cai một hội nghị quốc tế về Jerusalem do Liên đoàn Arab tổ chức.
Ai Cập cũng cảnh báo rằng quyết định trên có thể sẽ thổi bùng làn sóng bạo lực nghiêm trọng tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine, gây ra những xáo trộn nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định của toàn khu vực. Nước này kêu gọi Israel chấm dứt ngay lập tức mọi biện pháp đơn phương, bao gồm phá dỡ nhà cửa, bắt bớ, tấn công nhắm vào người dân Palestine và tài sản của họ.
Cairo nhấn mạnh cách duy nhất để xoa dịu tình hình là chấm dứt các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và quay trở lại đàm phán, nhằm đạt được giải pháp cho cuộc xung đột Palestine-Israel dựa trên pháp luật quốc tế. Mục tiêu cuối cùng là phải đạt được một nền hòa bình toàn diện và công bằng, trong đó một nhà nước Palestine độc lập có thể cùng tồn tại hòa bình với Israel.
Cũng trong ngày 13/2, các chuyên gia nhân quyền của LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động nhằm chấm dứt việc người Israel phá hủy nhà ở của người Palestine.
Tuyên bố của 3 chuyên gia độc lập cho biết chỉ tính riêng trong tháng 1 vừa qua, chính quyền Israel được cho là đã phá hủy 132 công trình của người Palestine tại 38 cộng đồng ở vùng Bờ Tây bị chiếm đóng, trong đó có 34 công trình nhà ở, tăng 135% so với cùng kỳ năm 2022. Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về các diễn biến này cũng như Israel từ chối cấp phép cho người Palestine xây dựng tại vùng Bờ Tây ...., coi đây là những nỗ lực của Israel nhằm thu hẹp quyền tự quyết của người Palestine và đe dọa cuộc sống của họ.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 13/2, một quan chức cấp cao của Israel cho biết nước này không ngạc nhiên trước sự phản đối của Mỹ liên quan việc nước này công nhận chính thức 9 khu định cư Do Thái được dựng lên ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng. Quan chức cấp cao giấu tên cho biết Israel và Mỹ đã bất đồng về vấn đề này trong nhiều thập kỷ, nhưng không gây tổn hại đến liên minh mạnh mẽ giữa Israel và Mỹ.
Mỹ nhấn mạnh cam kết đối với giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel - Palestine Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/1 khẳng định cam kết của Washington đối với giải pháp hai nhà nước trong quan hệ giữa Israel và Palestine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ông Blinken nhấn mạnh cam kết trên trong cuộc điện đàm với tân Ngoại trưởng Israel Eli Cohen. Người phát ngôn Bộ Ngoại...