Thông điệp Chủ tịch Vietjet gửi cổ đông trên báo cáo thường niên
Bà Nguyễn Thanh Hà chia sẻ năm 2020 bắt đầu với những thách thức vô cùng to lớn khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Nhưng đội ngũ Vietjet vẫn luôn tự tin, lạc quan, bình tĩnh biến nguy thành cơ, nhanh chóng triển khai chiến lược chuyển đổi phù hợp với tình hình.
“Tâm thư” trong báo cáo thường niên năm 2019 của Vietjet (HoSE:VJC), bà Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT cho biết năm 2019, hãng hàng không thế hệ mới tự hào khi hiện thực hóa “bay cùng giấc mơ hoa”, đem đến cơ hội bay cho hành khách thứ 100 triệu – cột mốc đánh dấu vai trò và vị thế không thể thiếu trong ngành hàng không.
“100 triệu hành khách là 100 triệu niềm tin đối với Vietjet bởi chỉ ở Vietjet, “bay cùng giấc mơ hoa” của mỗi người dân Việt Nam mới thực sự tỏa hương bay xa trên hơn 139 đường bay phủ khắp Việt Nam và thế giới”, nữ tướng Vietjet viết.
Năm 2019, Chủ tịch Vietjet đánh giá là một năm nhiều khó khăn với ngành hàng không Việt Nam. Đó là sự thiếu và yếu của cơ sở hạ tầng, từ nhà ga, sân đỗ… đến đường băng, giá nhiên liệu tăng cao… Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các hãng hàng không.
Video đang HOT
Vietjet đã đứng vững và vươn lên mạnh mẽ với mạng đường bay tăng trưởng hơn 30%. Doanh thu hợp nhất năm 2019 là 50.602 tỉ đồng, doanh thu vận tải hàng không đạt 41.252 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 3.868 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2018. Vietjet tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về vận chuyển hành khách nội địa với 25 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 28% so với năm 2018.
Chỉ số an toàn khai thác của Vietjet được tổ chức quốc tế AirlineRatings đánh giá ở mức 7 sao, mức cao nhất trong ngành. Hãng được tôn vinh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2020″; được trao giải thưởng “Hãng hàng không chi phí thấp của năm 2019 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Vietjet trở thành thành viên đặc biệt đến từ nước ngoài và là hãng chi phí thấp duy nhất trên thế giới gia nhập Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản – Keidanren…
Trong hành trình năm 2019, bà Hà cho biết thành công của Vietjet không chỉ đem đến giá trị cho các cổ đông và nhà đầu tư mà còn cùng thực hiện những cam kết trách nhiệm đối với xã hội, giúp cộng đồng hiểu rằng chung ta luôn hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước. Đó là những chương trình từ thiện, những hoạt động bảo vệ môi trường… được Vietjet triển khai ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
“Vietjet đã khẳng định vai trò của một hãng hàng không thế hệ mới, luôn đi tiên phong trong những điều mới mẻ nhất, tiên phong trong đổi mới quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ; tiên phong trong đầu tư tàu bay, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến; tiên phong tuyển dụng nhân sự tài năng… để hướng tới sự tiên phong đem những giá trị bền vững đến với cộng đồng, đến với quý cổ đông và nhà đầu tư”, tâm thư viết.
Bà Nguyễn Thanh Hà chia sẻ năm 2020 bắt đầu với những thách thức vô cùng to lớn khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Nhưng đội ngũ Vietjet vẫn luôn tự tin, lạc quan, bình tĩnh biến nguy thành cơ, nhanh chóng triển khai chiến lược chuyển đổi phù hợp với tình hình. Bên cạnh những chuyến bay giải cứu hành khách khỏi vùng bị ảnh hưởng của dịch, Vietjet đã đẩy mạnh vận tải hàng hóa, vận chuyển được hàng nghìn tấn hàng hóa thiết yếu, trang thiết bị y tế phòng chống dịch. Tất cả hành khách, phi hành đoàn, phương tiện, tàu bay đều an toàn tuyệt đối, đi qua dịch bệnh nhờ kỷ luật tuân thủ những quy trình phòng chống dịch của các nhà chức trách trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, Vietjet tập trung hoan thiên bộ máy tổ chức; tăng cương tiêt kiêm, tô chưc lam viêc khoa hoc đê vưa đam bao công viêc, vưa đam bao an toan va đơi sông cho can bô công nhân viên; triển khai các khóa học online cho lãnh đạo, nhân viên; tâp trung làm mới đội tàu bay; củng cố các yếu tố chuẩn bị cho bước nhảy vọt sau đại dịch… Chúng tôi luôn hiểu rằng sự chia sẻ của đội ngũ Vietjet và sự ủng hộ của quý cổ đông, nhà đầu tư trong thời điểm khó khăn đầu tiên của năm 2020 là bệ phóng quan trọng để Vietjet phát triển sau đại dịch.
Trong lễ công bố 2 đường bay mới tới Nhật Bản, diễn ra tại Tokyo tháng 7/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Vietjet mới được thành lập không lâu nhưng đã tăng trưởng nhanh, an toàn bay tốt, chất lượng dịch vụ ngày càng lên cao. Với việc mở rộng đường bay quốc tế và trong nước cùng đội tàu bay chất lượng cao, Vietjet sẽ trở thành hãng hàng không lớn mạnh trong khu vực”.
“Lời khẳng định của Thủ tướng cũng là cam kết của chúng tôi với cổ đông và nhà đầu tư về việc Vietjet sẽ không ngừng đổi mới để TIÊN PHONG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, thắt chặt niềm tin mà quý cổ đông và nhà đầu tư đã trọn vẹn gửi gắm vào Vietjet”, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Hà gửi gắm tới cổ đông.
GIC không còn là cổ đông lớn của Vietjet
GIC đã bán ra 70.090 cổ phiếu VJC và không còn là cổ đồng lớn của Vietjet.
GIC còn sở hữu 4,99% vốn Vietjet, tương đương với giá thị trường 3.000 tỷ đồng.
Government of Singapore (GIC) thông báo bán 70.090 cổ phiếu Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vào ngày 12/5. Sau giao dịch, quỹ chính phủ Singapore còn sở hữu 25,1 triệu cổ phiếu VJC, tỷ lệ 4,99% và không còn là cổ đông lớn, không thuộc diện phải công bố thông tin giao dịch.
Với thị giá quanh 115.000 đồng/cp, số tiền GIC thu về từ bán cổ phiếu khoảng 8 tỷ đồng. Số cổ phiếu còn lại mà GIC nắm giữ có giá thị trường khoảng 3.000 tỷ đồng.
Dưới tác động bất lợi của Covid-19 đến ngành hàng không, Vietjet vẫn khai thác 29.401 chuyến bay, chuyên chở gần 4,5 triệu lượt khách trong quý I, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu vận tải hàng không đạt 7.222 tỷ đồng, giảm 30% cùng kỳ năm trước và mức lỗ 989 tỷ đồng được ghi nhận là tốt của tình hình chung. Đây cũng là quý lỗ lần đầu tiên từ khi niêm yết của hãng hàng không tư nhân này.
Vietjet còn cho biết đã đàm phán thành công với các đối tác cho vay về việc giãn các khoản phải trả từ 3 - 12 tháng, tăng năng lực tài chính để có giải pháp đi qua đại dịch và sẵn sàng khi thị trường phục hồi. Các kế hoạch bay nội địa đã trở lại từ đầu tháng 5.
GIC là quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore được thành lập từ năm 1981. Tại Việt Nam, GIC đầu tư vào Vinhomes, Masan Group, Vietjet, FPT, The PAN Group...
Tundra Vietnam Fund báo lãi trở lại trong tháng 4, động lực lớn nhờ đầu tư vào HSG, TNG,.. Với việc thị trường hồi phục tích cực trong tháng 4, hiệu suất đầu tư của Tundra Vietnam Fund đã dương trở lại, sau 3 tháng thua lỗ liên tiếp kể từ đầu năm 2020. Hiệu quả đầu tư của Tundra Vietnam Fund tăng 23,4% trong tháng 4, so với mức tăng 15,9% của chỉ số tham chiếu FTSE Vietnam TR (tính theo...