Thông điệp ‘Bộ Tứ’ gửi Trung Quốc từ diễn tập hải quân chung
Cuộc diễn tập Malabar của toàn bộ thành viên nhóm “Bộ Tứ” cho thấy nỗ lực tạo mặt trận thống nhất đối phó tham vọng hàng hải của Trung Quốc.
Ấn Độ ngày 20/10 thông báo hải quân Australia sẽ lần đầu tiên kể từ năm 2007 góp mặt cùng lực lượng các nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ trong đợt diễn tập Malabar, dự kiến bắt đầu vào tháng 11. Đây cũng là cuộc diễn tập hải quân đầu tiên có sự hiện diện đầy đủ của 4 quốc gia thành viên Đối thoại Tứ giác An ninh (Bộ Tứ), gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Từ năm 2017, năm diễn đàn “Bộ Tứ” được nối lại sau một thập kỷ gián đoạn, diễn tập Malabar được tiến hành thường niên, nhưng chỉ có sự tham gia của hải quân ba nước Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Australia tái nhập “Bộ Tứ”, nhưng tránh đưa lực lượng hải quân tham gia diễn tập chung, do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.
Tàu sân bay USS Nimitz (trước) cùng chiến hạm Ấn Độ và Nhật Bản tham gia diễn tập Malabar, tháng 7/2017. Ảnh: AFP.
Việc Australia quyết định lần đầu tham gia diễn tập Malabar cùng ba thành viên còn lại của nhóm Bộ Tứ được giới chuyên gia nhận định là thông điệp mang tính chiến lược gửi tới Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với các thành viên Bộ Tứ ngày càng căng thẳng trong một loạt lĩnh vực.
“Có một yếu tố không khó nhận ra đang thúc đẩy các quốc gia, vốn trước đây không muốn hợp tác chặt chẽ hơn, vượt qua tình trạng miễn cưỡng, không chắc chắn và không thoải mái để tăng cường nỗ lực thúc đẩy hiệu quả của khuôn khổ Bộ Tứ”, John Blaxland, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết.
Ấn Độ, quốc gia vốn có truyền thống thực thi chính sách đối ngoại phi liên kết, trong quá khứ từng từ chối đề nghị góp mặt vào Malabar của Australia, do lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng tới quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.
Lời mời tham dự diễn tập Malabar được Ấn Độ gửi tới Australia trong bối cảnh quan hệ Ấn – Trung trong năm qua đã lao dốc sau các cuộc ẩu đả nổ ra ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hồi tuần trước mô tả Trung Quốc là “thách thức an ninh nghiêm trọng” của quốc gia này.
Video đang HOT
Mỹ và Nhật Bản đã vận động hành lang để Ấn Độ chấp nhận đưa Australia vào diễn tập Malabar. Giới chuyên gia nhận định điều này cho thấy “nỗ lực ngày càng lớn nhằm xây dựng một mặt trận thống nhất thách thức Trung Quốc”, trong bối cảnh tham vọng hàng hải của Bắc Kinh gây lo ngại cho Bộ Tứ và cộng đồng quốc tế.
Blaxland cho rằng việc Bộ Tứ tăng cường hợp tác quân sự là hệ quả tất yếu từ chiến lược ngày càng quyết liệt của Trung Quốc. “Chính sách ngoại giao chiến lang, thái độ không chịu nhượng bộ trên Biển Đông cùng tham vọng gia tăng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương của Bắc Kinh đã làm dấy lên nỗi bất an và làm xói mòn hình ảnh Trung Quốc”, Blaxland nói.
Cựu chuẩn đô đốc hải quân Australia James Goldrick đồng tình với nhận định của Blaxland, cho rằng sự phát triển của những mối quan hệ như nhóm Bộ Tứ hay các hình thức đối tác khu vực “sẽ phụ thuộc trực tiếp vào cách hành xử của Trung Quốc”.
“Nếu Trung Quốc tiếp tục con đường hiện tại của mình, tôi cho rằng các quốc gia trong khu vực sẽ tìm cách hợp tác với nhau để lập mặt trận thống nhất về những vấn đề họ có chung lợi ích trọng yếu, khi những lợi ích đó dường như bị đe dọa”, Goldrick nói.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm qua ra thông cáo khẳng định nước này “đang tìm cách tăng cường hợp tác với quốc gia khác trong lĩnh vực an ninh hàng hải”. “Diễn tập Malabar 2020 sẽ căng cường hoạt động phối hợp giữa hải quân các nước, an toàn và an ninh trong lĩnh vực hàng hải. Các nước tham gia cùng nhau ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và bao trùm, cam kết tuân thủ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”, thông cáo có đoạn.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne xác nhận nước này tham gia diễn tập Malabar 2020 theo lời mời của Ấn Độ. “Các cuộc diễn tập cao cấp như Malabar là chìa khóa nâng cao năng lực hàng hải của Australia, xây dựng khả năng tương tác với các đối tác thân thiết và thể hiện quyết tâm chung của chúng tôi trong ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở và thịnh vượng”, Payne nói.
Ngoại trưởng Australia cho biết diễn tập Malabar thể hiện “sự tin tưởng sâu sắc” giữa 4 thành viên nhóm Bộ Tứ và “ý chí chung của họ để thực hiện các lợi ích an ninh chung”. “Diễn tập sẽ thúc đẩy khả năng của Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Mỹ trong hợp tác cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực của chúng ta”, Payne nói.
Chiến hạm Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tham gia diễn tập Malabar, tháng 10/2015. Ảnh: AFP.
Dù không nhắc tới Trung Quốc trong các thông báo về diễn tập Malabar, cả Ấn Độ và Australia gần đây đều xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Canberra đề xuất mở cuộc điều tra quốc tế về Covid-19, cũng như phản ứng của nước này với tình hình Hong Kong. Trung Quốc cũng tung ra các biện pháp hạn chế thương mại với Australia. Trong khi đó, tranh chấp biên giới Ấn – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cựu đại tá hải quân Ấn Độ Lalit Kapur mô tả việc Australia tham gia diễn tập Malabar là “động thái tích cực cho Australia, Ấn Độ và cả khu vực”. “Cần hạn chế khả năng của Trung Quốc trong nỗ lực giành thêm lợi ích và áp đặt hình thức cưỡng chế tại Ấn Độ Dương, khiến họ hiểu rằng sẽ phải trả giá đắt tới mức không chấp nhận được nếu tiếp tục đi theo con đường này”, Kapur nói.
Kapur cho rằng nhóm Bộ Tứ cần phải làm nhiều hơn “nếu muốn răn đe Trung Quốc mở rộng yêu sách lãnh thổ của mình”.
“Các cuộc diễn tập thường niên như Malabar đặt nền móng cho hành động tổng hợp, đồng bộ, giúp phát đi thông điệp răn đe hiệu quả. Tuy nhiên, một cuộc diễn tập thường niên không đủ để đánh giá khả năng sẵn sàng của một nước, cần phải làm nhiều điều để biến Malabar thành nơi thể hiện năng lực tác chiến”, Kapur cho biết.
Cựu chuẩn đô đốc Australia Goldrick nói việc mở rộng quy mô diễn tập Malabar là dấu hiệu quan trọng, song chủ yếu mang tính biểu tượng cho sự hợp tác giữa “các quốc gia đề phòng Trung Quốc” hơn là mang lại “lợi ích thiết thực của việc tương tác với nhau”.
“Sự tương tác lẫn nhau giữa các nước Bộ Tứ chắc chắn sẽ là kết quả của cuộc diễn tập, nhưng một loạt hoạt động song phong và đa phương, trong đó có các cuộc diễn tập hải quân Ấn Độ – Australia, đã góp phần xây dựng khả năng tương tác này rồi”, Goldrick nói.
Trung Quốc tới nay chưa bình luận về việc Australia sẽ tham gia diễn tập Malabar, tuy nhiên Ngoại trưởng Vương Nghị năm 2018 từng cho rằng “Bộ Tứ” chỉ là một khái niệm “dạng tin tức giật gân” và sẽ tan biến “như bọt biển”.
Philippines nói Biển Đông vẫn 'bất ổn'
Quân đội Philippines cho rằng tình hình Biển Đông vẫn biến động, giữa lúc Trung Quốc tiếp tục "hành động gây hấn" và Mỹ tăng cường tuần tra hàng hải.
Philippines muốn sớm có một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm ngăn chặn các hành động thù địch vì đây là khu vực dễ bùng nổ xung đột, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Gilbert Gapay phát biểu tại Diễn đàn Hiệp hội Phóng viên nước ngoài tại Philippines hôm nay.
Ông Gapay cho rằng "tình hình hiện trở nên căng thẳng hơn", trong bối cảnh Bắc Kinh có nhiều hành động gây hấn và Washington phô diễn sức mạnh bằng các cuộc tuần tra hàng hải.
"Lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc đang có mặt ở đó. Thực tế, họ đang tràn vào hầu hết khu vực ở Biển Đông", ông Gapay nói.
Các tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz cùng đội tàu của Mỹ trên Biển Đông hồi tháng 7. Ảnh: US Navy
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông và bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này.
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục các đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này. Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng "đế chế hàng hải" ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 22/9 cam kết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Manila sẽ duy trì phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016. Trong khi đó, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố họ "không chấp nhận và không công nhận" phán quyết của PCA.
Phát biểu tại một hội thảo quan hệ song phương sau đó 3 ngày, đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Duterte đã đạt được "đồng thuận quan trọng" về việc "gạt tranh chấp trên biển sang một bên, quản lý tình hình thông qua tham vấn song phương và tăng cường đối thoại, hợp tác".
Trung Quốc diễn tập chống hạm trên Biển Đông Cường kích JH-7 đóng tại đảo Hải Nam huấn luyện bắn đạn thật trên Biển Đông, dường như nhằm đáp trả đợt diễn tập của hai tàu sân bay Mỹ. "Một lữ đoàn không quân hải quân trang bị cường kích JH-7 thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam, đóng quân tại đảo Hải Nam, đã diễn tập bắn đạn thật nhằm...