Thông cổ thụ đè căn tin bệnh viện, 4 người trọng thương
Sau cơn gió mạnh, cây thông 40 tuổi bất ngờ đổ trúng căn tin bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng khiến 4 người bị thương, sáng 22/12.
Cây thông cổ thụ đổ đè trúng một góc căn tin trong khuôn viên bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Ảnh: Kh. Uyên.
9h, cây thông cổ thụ cao 30 m, đường kính 70 cm trong khuôn viên bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng bất ngờ đổ sau nhiều trận gió lớn. Khoảng 7 m phần ngọn cây thông 40 tuổi đè trúng một phần căn tin khiến gian nhà đỡ bị sập hoàn toàn.
Trong khi mọi người hoảng loạn chạy túa ra ngoài thì 4 người đang ăn sáng bị cành cây đè trúng là ông Trương Văn Hiếu (45 tuổi) cùng con trai Trương Đông Hải (14 tuổi, ngụ huyện Di Linh), ông Phạm Xuân Khu (46 tuổi, ngụ huyện Đơn Dương) và nhân viên bệnh viện Trần Bùi Hùng (31 tuổi).
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hy, giám đốc bệnh viện, trong số các nạn nhân ông Hiếu bị nặng nhất vì chấn thương ở đầu và đang được các bác sĩ phẫu thuật. “Tôi đang làm việc cánh đó cả trăm mét cũng nghe tiếng ầm ầm rất lớn từ căn tin bệnh viện”, vị bác sĩ cho biết thêm.
Các bệnh nhân đang được cấp cứu tại bệnh viên Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Kh. Uyên.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng nay Đà Lạt có gió cấp 6. Cây thông cổ thụ bị rỗng ruột được cho là không chịu nổi sức gió nên đổ gục. Tình trạng thông đổ thường xảy ra vào mùa mưa bão, có vụ làm 2 người chết và nhiều người khác bị thương nặng.
Kh. Uyên – Quốc Dũng
Theo VNE
Doanh nghiệp 'xung phong' thay cây cổ thụ trên nhiều tuyến phố Hà Nội
Ngoài việc chặt hạ, di chuyển, thay thế nhiều cây cong, nghiêng, xấu trên đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, nhiều hàng cây xanh trên các tuyến đường khác của Hà Nội có thể sẽ được thay thế bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội cho biết, kế hoạch chặt hạ, thay thế hơn 200 cây xanh cong nghiêng, đổ gãy (không nằm trong danh mục 15 cây đô thị của thành phố) - trong đó có nhiều cây được trồng lâu năm sẽ được tiến hành từ 28.11. Việc chặt hạ, trồng thay thế nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị cho các tuyến phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học. Các cây này sẽ chia làm 2 loại: một loại có giá trị sử dụng sẽ đưa về vườn ươm của thành phố chăm bón để quay trở lại trồng tại các dự án khác, loại còn lại cong nghiêng, đỗ gẫy sẽ chặt bỏ.
Những hàng cây xanh trên tuyến phố Kim Mã sẽ bị chặt hạ, thay thế - Ảnh: M.Hà
Theo ông Tuấn, đây là dự án xã hội hóa, có doanh nghiệp cam kết bỏ vốn thực hiện, ngân sách thành phố không phải chi trả. Liên quan đến con số 3,5 tỉ đồng chặt hạ, trồng mới, thay thế cho hơn 200 cây, ông Tuấn cho biết, đây là con số khái toán do doanh nghiệp công bố, con số thực tế có thể sẽ ít hơn.
"Một số doanh nghiệp đã xung phong đóng góp vốn để trồng, chặt hạ, thay thế cây xấu, không hợp chuẩn trên nhiều tuyến đường để làm đẹp cho thành phố. Sắp tới, ngoài tuyến Kim Mã, Nguyễn Thái Học, việc chặt hạ, thay thế cây mới sẽ tiếp tục được thực hiện tại các đường khác như Hàng Bài, Phố Huế... cũng từ nguồn xã hội hóa hoặc ngân sách cân nhắc đầu tư", ông Tuấn nói.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã đồng ý cho phép chặt hạ, di chuyển hơn 350 cây phục vụ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Theo ông Lê Huy Hoàng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn từ Nhổn đến Cầu Giấy sẽ xử lý 119 cây xanh, trong đó chặt hạ 51 cây, di chuyển 68 cây. Với đoạn ga ngầm từ ga Cầu Giấy đến ga Hà Nội, cũng sẽ phải chặt hạ, di chuyển 192 cây.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Ôm bình gas cố thủ không giao nhà cho người thắng kiện Cho rằng bản án buộc giao mảnh đất cho người cháu ruột là không đúng, người đàn ông 51 tuổi mang bình gas và xăng đóng cửa cố thủ, không đồng ý làm việc với đoàn cưỡng chế. Người dân hiếu kỳ vây kín hiện trường theo dõi vụ cưỡng chế. Ảnh: Nguyệt Triều. Ngày 18/11, Chi cục thi hành án dân sự...