Thông báo giá bán chính thức cổ phiếu Aramco
Ngày 5/12, tập đoàn dầu mỏ Aramco của Arab Saudi thông báo đã huy động được 25,6 tỷ đô la sau khi thời hạn đăng ký mua cổ phiếu dành cho các cá nhân và tổ chức kết thúc ngày 4/12.
Như vậy, đợt IPO sắp tới của Aramco đã vượt quá con số 25 tỷ đô la mà tập đoàn Trung Quốc Alibaba huy động được vào năm 2014 trong phiên IPO của tập đoàn này tại thị trường chứng khoán phố Wall.
Khoản tiền huy động trên sẽ nâng giá trị vốn hóa của công ty Aramco lên 1.700 tỷ đô la, vượt xa Apple (1.200 tỷ), Microsoft (1.140 tỷ) và Alibaba (1.051 tỷ).
Đợt IPO sắp tới của Aramco sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Đầu tiên ở thị trường chứng khoán trong nước, Tadawul, sẽ diễn ra ngày 12/12/2019 với mức giá 32 riyals (8,53 đô la) cho mỗi cổ phiếu.
Đây là mức cao nhất trong khoảng dự tính giá trị cổ phiếu (từ 30 đến 32 riyals) được Aramco đưa ra vào tháng trước.
Giai đoạn 2 của phiên IPO sẽ được tiến hành trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, Aramco chưa thông báo bất cứ lịch trình hay thị trường nào sẽ được chọn để tiến hành giao dịch này.
Aramco muốn thông qua IPO để huy động vốn tài trợ cho việc đa dạng hóa nền kinh tế hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ.
Video đang HOT
Nh.Thạch
Theo AFP
CTCP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật 29 (E29) tuột dốc sau cổ phần hóa
Sau phiên chào sàn UPCoM vào ngày 5/11/2019, cổ phiếu E29 của CTCP Đầu tư xây dựng và kỹ thuật 29 đã có nhiều phiên tăng giá, đưa thị giá cổ phiếu này từ 12.800 đồng/cổ phiếu lên 20.000 đồng/cổ phiếu. Diễn biến tăng của giá cổ phiếu đang ngược dòng với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận đi xuống
CTCP ầu tư xây dựng và kỹ thuật 29 vốn là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, sản xuất bê tông, thoát nước và xử lý nước thải, phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, kinh doanh bất động sản...
Công ty thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2017 và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 3/2018.
Trước cổ phần hóa, Công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Mặc dù quy mô vốn rất nhỏ, nhưng Công ty lại ghi nhận hiệu quả kinh doanh rất tốt. Năm 2014, Công ty đạt doanh thu thuần 568 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013.
Năm 2015, doanh thu của Công ty đạt 1.107 tỷ đồng, tăng 94,8% so với năm 2014. Năm 2016, doanh thu tiếp tục tăng gần gấp đôi so với năm trước, đạt 2.141 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 3 năm 2014 - 2016, doanh thu của Công ty đã tăng gần 4 lần.
i cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Công ty các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 8 tỷ đồng, 17,2 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 3 năm này đạt lần lượt 46,3%, 75,5% và 76,6% - mức rất cao.
Sau cổ phần hóa, Công ty 29 có vốn điều lệ 50 tỷ đồng; trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, nhà đầu tư chiến lược là CTCP Dịch vụ thương mại và sản xuất Hùng Phát nắm giữ 36%.
Cũng từ đây, hiệu quả kinh doanh của Công ty liên tục đi xuống.
Năm 2017, năm Công ty thực hiện bán đấu giá lần đầu và vẫn còn hoạt động dưới mô hình công ty TNHH, tổng doanh thu đạt 1.370 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng.
Năm 2018, khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, doanh thu của Công ty giảm xuống 451 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng rơi xuống còn 3,6 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm nay, Công ty công bố doanh thu 376 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,5 tỷ đồng.
áng chú ý, trong báo cáo tài chính năm 2018 (từ tháng 3 - 31/12/2018), kiểm toán viên có ý kiến ngoại trừ về số dư tiền mặt tồn quỹ 15 tỷ đồng, vì lý do hạn chế từ phía đơn vị, kiểm toán không tham gia quan sát kiểm kê tiền mặt. Do đó, kiểm toán xác định không đủ cơ sở đánh giá tính hiện hữu số dư tiền mặt này.
Cổ đông hùng phát thoái vốn trước thời hạn: Có sai luật?
Theo bản công bố thông tin của CTCP ầu tư xây dựng và kỹ thuật 29 khi chào sàn UPCoM, ngoài Tổng công ty 319, Công ty còn có 2 cổ đông lớn khác, gồm CTCP Xây dựng và kinh doanh thương mại Âu Lạc (sở hữu 24,75%) và cổ đông ặng Minh Hòa (sở hữu 13,99%).
Cũng theo báo cáo, Công ty chỉ còn 2 cổ đông tổ chức. Như vậy, Công ty Hùng Phát đã thoái hết vốn tại CTCP ầu tư và xây dựng kỹ thuật 29 khi chưa nắm giữ cổ phần đủ 3 năm.
Theo Nghị định 126/2017/N-CP, cổ đông chiến lược mua khi cổ phần hóa phải nắm giữ cổ phần trong thời gian tối thiểu 3 năm, không có trường hợp ngoại lệ.
ại diện Công ty khẳng định, việc chuyển nhượng của cổ đông lớn là hợp pháp. Quá trình cổ phần hóa, Công ty đã thực hiện đúng quy định pháp luật, đã có ý kiến chấp thuận của Tổng công ty 319.
ược biết, theo Nghị định 59/2011/N-CP, nhà đầu tư chiến lược phải nắm giữ cổ phiếu tối thiểu 5 năm.
Tuy nhiên, nếu ại hội đồng cổ đông thông qua thì có thể được chuyển nhượng cổ phiếu trước thời hạn 5 năm. Phiên đấu giá cổ phần của Công ty 29 diễn ra vào tháng 10/2017, thời điểm vẫn áp dụng Nghị định 59.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ông lớn ThaiBev muốn đưa Sabeco IPO tại Singapore Thai Beverage Pcl (ThaiBev) đang xem xét chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn chứng khoán Singapore, với mảng kinh doanh bia tại Thái Lan và Việt Nam. Nhà sản xuất đồ uống lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang đàm phán với các nhà tư vấn với kỳ vọng mức định giá lên tới 10 tỷ...