Thơm thơm, cay cay cá chim nướng muối ớt
Tôi gắp miếng thịt cá chim trắng ngần, chấm vào chén muối ớt cay xè, nhấp thêm chút rượu cay nồng mà lòng chợt thấy ấm áp đến lạ kỳ.
Cá chim nướng muối ớt
Ngày cuối tuần, tôi về quê thăm gia đình. Không hiểu sao hôm ấy ông trời cứ mưa gió sụt sùi. Thấy má tôi không đi chợ được, thằng em ra cái ao cạnh nhà, thả câu bắt được mấy con cá chim trắng, con nào con nấy nặng cả ký. Nó bảo với tôi: “Hôm nay em đãi anh món cá chim nướng muối ớt. Trời mưa mà ăn cá nướng là số dách”. Nói xong, nó không cho tôi đụng tay chế biến món ăn bởi nó biết tôi nấu dở tệ. Vậy là tôi chỉ có việc ngồi nhìn nó làm theo công thức như sau:
Nguyên liệu:
- Cá chim: 1 hoặc 2 con cá chim trắng (mỗi con nặng 1 ký trở lên)
- 1 hũ sa tế
- 5 tép sả
- Bột ngọt, muối ớt
- Giấy bạc, than
Cách làm:
- Cá chim sau khi làm sạch, rửa qua nước muối, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, để ráo nước. Dùng dao khứa hai bên thân cá.
- Muối ớt, bột ngọt và sa tế trộn cùng nhau. Dùng muỗng quậy cho hỗn hợp tan đều.
Video đang HOT
Hỗn hợp muối ớt và sa tế
- Sả bỏ gốc, lấy phần lõi non, rửa sạch, đập dập dập.
Thoa hỗn hợp muối ớt, sa tế lên mình cá
- Cho cá vào thau, thoa đều hỗn hợp muối ớt, sa tế lên mình cá, ướp khoảng 10 phút cho cá ngấm đều gia vị. Tiếp đến cho sả đập dập vào bụng cá.
Cho sả đập dập vào bụng cá
- Trải giấy bạc ra, đặt cá vào giữa và quấn lại nhiều vòng cho chặt.
Dùng giấy bạc quấn cá lại
- Đặt cá lên vỉ, nướng trên than hồng. Khi nướng, thường xuyên trở cho cá chín đều, không bị khét. Nướng khoảng 5 phút, dùng nĩa chọc một đường nhỏ cho thủng giấy bạc để nước trong cá chảy ra, thịt cá khô lại ăn sẽ ngon hơn. Nướng cá thêm 5 phút, đến khi nghe mùi thơm, cá chín vàng đều gắp ra khỏi bếp.
Nướng cá trên bếp than hồng
Bấy giờ, thằng em tôi bày cá ra đĩa, dùng tăm rọc một đường cho giấy bạc rách, để lộ phần thịt cá trắng ngần. Nó dọn cá ra bàn và không quên kèm chén muối ớt cay xè. Còn cô vợ nó chuẩn bị thêm đĩa rau sống, bún, bánh tráng và chén nước mắm chua ngọt… để cả nhà cuốn cùng thịt cá.
Thơm thơm, cay cay cá chim nướng muối ớt
Trong buổi chiều mưa gió, tôi gắp miếng thịt cá trắng ngần, chấm vào chén muối ớt cay xè, nhấp thêm chút rượu cay nồng mà lòng chợt thấy ấm áp đến lạ kỳ. Bởi vậy ta nói, trong “tứ khoái” của cuộc đời, cái khoái đầu tiên là được thưởng thức món ăn ngon mới thấy mình thiệt là sung sướng!
Cá nướng có thể ăn cùng bánh tráng, rau sống cũng rất ngon
Cùng khám phá ẩm thực địa phương, quê hương của tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022
Mới đây, hành trình tìm kiếm tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 đã có một kết thúc đẹp khi thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Châu, đến từ Tây Ninh đã trở thành quán quân. Ngoài niềm tự hào về tân hoa hậu,
Tây Ninh còn có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú không kém cạnh người hàng xóm TPHCM.
Dù ở cạnh TPHCM, nơi giao thoa ẩm thực vùng miền khắp cả nước nhưng ẩm thực Tây Ninh vẫn có những nét đặc sắc riêng, với đa dạng các món ăn, gia vị.
Sau đây là một số đặc sản Tây Ninh đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng. Ảnh: Phúc An
Chỉ từ đôi quang gánh mưu sinh của một người phụ nữ ở dọc đường thị xã Trảng Bàng, món bánh canh thân quen đã trở thành đặc sản, niềm tự hào của người dân Tây Ninh. Cách đây không lâu, món ăn này còn vinh dự lọt top 100 món ăn đặc sản cả nước do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) công bố.
Cũng là sợi bánh canh như các địa phương khác, thế nhưng, sợi bánh canh Trảng Bàng có điểm nhấn bởi ở những loại gạo đặc sắc chế biến nên. Tiếp đó là nước dùng thanh ngọt được nấu từ xương heo, rồi từng thớ thịt, khoanh giò, móng giò heo nằm thẳng thớm, nép mình bên sợi bún trắng tinh, điểm xuyết màu xanh lá của hành, ngò.
Một điểm đặc biệt ở món bánh canh này là phần rau sống ăn kèm rất đa dạng, đó là lá cách, lá cóc, sao nhái, quế vị, lộc vừng, bằng lăng... mà mọi người thường gọi là rau rừng Tây Ninh. Theo đó, món ăn này bán chủ yếu ở thị xã Trảng Bàng, nơi được xem là nguồn gốc ra đời món ăn.
Thằn lằn núi
Thằn lằn núi chiên giòn chấm mắm me. Ảnh: Phúc An
Nghe qua cái tên thì nhiều thực khách có chút e dè, nhưng khi thưởng thức qua rồi thì đọng lại sau đó là những dư vị, trải nghiệm ẩm thực khó quên. Thằn lằn núi thường sống tập trung ở Núi Bà, ăn các loại cây thuốc nên thịt thơm ngon và có phần tốt cho sức khỏe.
Tuy có nhiều cách chế biến, nhưng thằn lằn núi ngon nhất là khi chiên giòn, chấm mắm me. Ngày nay, do nhiều người khai thác, tìm bắt nên số lượng chúng đã phần nào giảm đi. Nếu cơ quan chức năng không có những biện pháp kiểm soát hay nhân giống chúng thì thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền sau này sẽ khó có cơ hội thưởng thức.
Ốc núi Tây Ninh
Ốc núi Tây Ninh. Ảnh: Louis Lee
Nổi tiếng không kém cạnh thằn lằn, ốc núi Tây Ninh là món ăn mà thực khách yêu thích vùng miền luôn mong một lần được thưởng thức. Do ốc chỉ ra khỏi nơi sống để tìm mồi trong những khi trời mưa nên để thưởng thức sản vật này vào ngày nắng nóng là điều khó có thể xảy ra.
Cũng như thằn lằn, ốc núi ăn cây thuốc mọc ở trên núi nên thịt rất thơm, giòn, có hương vị đặc trưng khác lạ so với các loại ốc biển thông thường. Một cách chế biến đơn giản nhất mà cảm nhận rõ vị ngon của ốc là đem hấp cùng ít sả, rồi chấm kèm với nước mắm chua ngọt.
Bánh tráng phơi sương, muối tôm, muối ớt
Bánh tráng phơi sương, muối tôm. Ảnh: Phúc An
Ba trong một hay "3 in 1", là câu nói cửa miệng về một loại gia vị, bánh tráng nổi tiếng ở Tây Ninh. Điểm đặc sắc của bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là độ mềm và dẻo, tạo nên bởi sự kỳ công của người thợ làm bánh. Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng còn được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch trao chứng nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể.
Còn bộ đôi còn lại: muối ớt - muối tôm là gia vị thân quen ở nhiều gian bếp gia đình Việt. Dù không phải là nơi sản xuất tôm, thế nhưng, muối tôm Tây Ninh lại nổi tiếng cả nước. Hương vị của hai loại gia vị này được đánh giá đậm đà, có vị riêng biệt so với các loại muối còn lại trên thị trường. Đặc biệt, chúng có thể là gia vị chấm kèm hay ứng dụng để chế biến món ăn.
Bê nướng lụi sả
Là món ăn cùng với bánh canh Trảng Bàng có mặt trong top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020 - 2021, bê nướng lụi sả thể hiện rõ nét văn hóa của người dân Tây Ninh khi sử dụng thịt bò để chế biến.
Cụ thể, thịt bò tơ, hay còn gọi là bê được cắt theo khối hình vuông hay chữ nhật, sau đó, dùng sả đâm qua rồi đem nướng trên bếp than hồng. Đặc biệt, món ăn còn dùng kèm 7 loại rau rừng đặc trưng của Tây Ninh, tạo nên hương vị riêng biệt.
Từng thớ thịt tươi roi rói sau vài phút chuyển sang màu vàng ruộm, đem cuốn cùng rau và chấm trong mắm tôm... đó là những gì mà thực khách thưởng thức qua rồi vẫn còn nhớ về món ăn này.
Cá tắc kè nấu lá me non Trong cái nắng đổ lửa của mùa hè, cần lắm một món ăn lạ miệng có thể kích thích được vị giác. Vậy là mình làm ngay món canh chua cá tắc kè nấu với lá me non (ảnh). Cá tắc kè (còn có tên khác là cá tàu bay) là loài cá sống ở vùng biển sâu, xa bờ, được ngư dân...