Thơm sực nức mùi lúa nếp ở hội giã cốm ở thung lũng Ngọc Chiến
Ngày 1/9, tuy trời mưa nặng hạt do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 nhưng hội giã cốm ở xã Ngọc Chiến ( huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vẫn diễn trong không khí vui tươi, nhộn nhịp, thu hút đông đảo người dân các dân tộc và du khách đến xem và cổ vũ.
Hội giã cốm nằm trong khuôn khổ Lễ hội “ mừng cơm mới, được tổ chức vào tháng 9 dương lịch hàng năm. Đây là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Ngọc Chiến. Hội giã cốm mở đầu cho vụ thu hoạch những bông lúa chín đầu tiên trên cánh cồng Ngọc Chiến. Với ước muốn cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi bội thu.
Hội giã cốm của người Thái trắng ở Ngọc Chiến.
Giống lúa nếp tan là một đặc sản của vùng đất Ngọc Chiến với hương thơm đặt trưng không phải nơi nào cũng có, được người Thái trắng trồng từ bao đời nay. Khi những ruộng lúa bắt đầu chín những bông lúa đầu tiên, cũng là lúc người Thái ở Ngọc Chiến xuống ruộng chọn ngắt những bông lúa chất lượng ngon nhất về làm cốm.
Năm nay, hội thi giã cốm có sự tham gia của 4 đội, thành viên là những người phụ nữ Thái đến từ các bản ở Ngọc Chiến. Trước khi tham gia hội thi các đội sẽ phải chuẩn bị thóc và các dụng cụ để làm cốm. Hội thi diễn ra trong không khí hòa hứng trước sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả.
Công việc giã cốm được làm hoàn toàn bằng thủ công gồm: 2 người đứng hai bên dùng, mỗi người cầm 1 cái chày thay phiên nhau giơ lên giã xuống nhịp nhàng.
Video đang HOT
Để làm được cốm ngon, thóc phải được chọn từ giống lúa nếp tan, đặc sản của địa phương, không nên chon lua qua gia hay qua non. Sau đó, đưa thóc vào chảo rang trong khoảng thời gian 20 – 30 phút cho thóc chín, rồi để nguội.
Các đội thi sẽ cho thóc cối giã đều cho bong vỏ trấu bên ngoài, rồi sàng sảy hết cám và vỏ trấu cho ra những hạt cốm xanh tươi với mùi thơm hấp dẫn.
Cốm giã xong được đổ ra mẹt sàng sạch vỏ, sau đó có thể ăn ngay.
Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến cho biêt: Hội giã cốm của đồng bào Thái trắng nằm trong khuôn khổ lễ hội “mừng cơm mới”. Đây là nghi thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không thể thiếu của ngày hội, mang nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái. Qua ngày hội, gop phân làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân, thu hút du khách đến với vùng đất tươi đẹp Ngọc Chiến.
Theo Danviet
Mâm cúng cơm mới với 16 con cá chép ngon của người Thái
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối tháng 8, đầu tháng 9 hàng năm, thời điểm mùa lúa chín, đồng bào dân tộc Thái Trắng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại tổ chức nghi lễ cúng cơm mới. Với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, bội thu, nhà nhà no ấm.
Trước khi diễn ra phần hội, các gia đình người Thái Trắng ở các bản của xã Ngọc Chiến sẽ làm lễ cúng cơm mới tại nhà thờ bản Mường Chiến.
Sau khi cúng tại nhà thờ bản xong, các già làng sẽ tổ chức ăn cơm, uống rượu tại chỗ. Xong cỗ mới trở về tổ chức cúng tại gia đình mình.
Phụ nữ người Thái đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị mâm cỗ cúng.
Các hộ gia đình người Thái Trắng làm công tác chuẩn bị cho mâm cúng cơm mới tại gia đình.
Theo truyền thống mâm cơm cúng tổ tiên của người Thái Trắng Ngọc Chiến gồm 6 món chính, gồm: 4 gói xôi, trong đó, 2 gói xôi cốm, 2 gói xôi trắng, 16 con cá chép, trong đó: 4 con Pa Pỉnh Cum (cá nhỏ) không mổ ruột, để nguyên con, chỉ khứa thân và ướt gia vị bằng muối trắng và mỳ chính; 4 con Pa Pỉnh Tộp (cá chép to) mổ sống ướp và nhồi gia vị trong bụng cuốn cá lại kẹp bằng nẹp che nướng trên bếp than hồng; 2 con cá rán và 2 con cá sấy.
Trong mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa gỏi cá. Cá được lựa chọn làm gỏi là cá chép, được lọc thịt và làm nộm với hoa chuối. Phần xương, đầu và đuôi cá, lòng cá được nấu canh chua.
Cùng với đó còn có món ốc nấu măng chua.
Tất cả nguyên liệu được làm cơm cúng đều là sản phẩm địa phương, cá được bắt từ suối, nuôi trong ao, ruộng của bản. Cơm xôi là những mẻ cơm đầu mùa được trồng trên cánh đồng Mường Chiến và tưới bằng nước của suối Nậm Chiến trong lành.
Món pịa cá, được chế biến từ nội tạng của cá, khi ăn có vị đắng.
Điều đặc biệt, tất cả các món ăn sau khi chế biến đều được bọc và đựng bằng lá chuối.
Sau khi chuẩn bị xong bữa cơm, cả gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên. Mâm cơm sau đó được gia chủ dùng để mời người thân, họ hàng và thiết đãi khách.
Với người Thái Trắng xã Ngọc Chiến, lễ hội cơm mới đã trở thành một truyền thống được thực hiện từ nhiều đời nay để cầu mong mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để tưởng nhớ công ơn tổ tiên, gắn kết mối quan hệ tình cảm gia đình và cộng đồng.
Theo Danviet
Chủ tịch xã mang giống lúa mới giúp dân đổi đời Mang giống lúa mới về đất Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), ông Lò Văn Pháng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến đã góp phần cùng người dân nơi đây làm nên cuộc đổi đời. Đặt tên cho giống lúa Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đông anh em, ngay từ nhỏ cậu bé Lò Văn...