Thơm ngon hảo hạng bún rạm Phù Mỹ
Bún rạm Phù Mỹ là sự hòa quyện giữa bún tươi và nước rạm đậm đà hương vị.
Vùng đất Bình Định có nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng cả nước như nem chợ Huyện, cua huỳnh đế, bún chả cá, rượu Bàu Đá, canh cá chua… Trong danh sách ẩm thực ở miền đất thượng võ này còn có một món dân dã nhưng ấn tượng với bao thực khách gần xa: bún rạm Phù Mỹ.
Phố huyện Phù Mỹ nằm cách TP.Quy Nhơn khoảng 60 km về hướng bắc. Người dân sống ở vùng này chủ yếu làm nghề nông, cách nấu món ăn tuy dân dã mà đậm đà, giàu hương vị.
Để có tô bún rạm Phù Mỹ thơm ngon hảo hạng, công đoạn làm bún cũng khá công phu. Hầu hết các quán bún rạm ở đây đều có một điểm chung là tự làm bún. Đầu tiên phải chọn loại gạo ngon từ những cánh đồng quê Phù Mỹ rồi ngâm nước, xay nhuyễn, gút qua túi vải, luộc sơ và để sẵn. Khi có khách, người bán chế biến bún tươi trong nồi nước sôi ngay tại chỗ, nên tô bún múc ra còn nóng hôi hổi, có cả bún và nước luộc bún mới ngon.
Video đang HOT
Mỗi tô bún còn được kèm theo một cái bánh tráng gạo nướng dày cộm, lúc ăn ta bẻ bánh nhỏ, cho vào tô trộn đều với gia vị.
Hòa trong cái vị ngon nguyên chất của bún tươi, con rạm nấu bún nhất thiết phải là loại rạm tươi ngon, không qua ướp đá lạnh, thân tròn, càng to, thịt chắc, gạch nhiều được bắt từ đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ) giáp với ba xã Mỹ Châu, Mỹ Lợi và Mỹ Thắng của huyện. Rạm bắt về ngâm nhiều nước cho sạch bùn đất rồi tách mai lấy gạch, xay nhỏ, lọc lấy nước, nấu trên lửa liu riu. Khi chín, nước rạm sánh lại sền sệt, nổi những váng mỡ màu vàng đặc cả nồi nước.
Bún rạm Phù Mỹ là sự hòa quyện giữa bún tươi và nước rạm. Trên bề mặt tô bún còn bốc hơi nghi ngút có những váng rạm vàng ươm, thơm nức mũi. Khi ăn bún rạm, ta có thể cho thêm ít chanh, ớt, vài hạt đậu phộng và rau sống. Mỗi tô bún còn được kèm theo một cái bánh tráng gạo nướng dày cộm, lúc ăn ta bẻ bánh nhỏ, cho vào tô trộn đều với gia vị. Và cứ thế bưng tô lên, vừa húp vừa ăn nóng hôi hổi, ăn ngon lành đến vã mồ hôi, ăn một tô rồi tiếp một tô nữa mới cảm nhận hết được độ thơm ngon của hương vị rạm miền quê.
Khách yêu món rạm đồng quê đến đây rất nhiều, từ bà con địa phương đến những người lãng du từ khắp mọi miền đất nước, từ trẻ con đến người lớn, từ người sang đến cả những người bình thường…
Theo Tuy An (ihay)
Bùi béo sò quéo miền Trung
Sò quéo là một loại hải sản thuộc mặt hàng hiếm, được nhiều người ưa thích.
Cùng với những loại ốc, sò sống ở vùng đầm biển, sò quéo là một trong những loại hải sản thuộc mặt hàng hiếm, được nhiều người ưa thích.
Về mặt hình thù, sò quéo có phần tương tự như con vẹm xanh nhưng to hơn. Thân của nó được cấu thành từ hai mảnh vỏ hình hạt xoài úp lại. Những mảnh vỏ này không thẳng mà ở giữa tự dưng cong quéo, có lẽ vậy mà người ta gọi là sò quéo.
Sò quéo thịt rất ngon và bổ dưỡng - Ảnh: Tuy An
Theo một số người dân ở biển, sò quéo không nhiều lắm nhưng có khắp dọc dài vùng biển miền Trung và Nam bộ, nhất là vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận. Người ta lặn bắt sò quéo trong các gành, rạn đá hoặc chúng thường đu bám bên ngoài các lồng bè nuôi tôm hùm, nuôi ốc hương để ăn ké mồi.
Sò quéo thịt rất ngon, có thể chế biến thành những món dân dã như nướng mỡ phi hành, hấp, luộc hoặc nấu cháo đều ngon mà bổ dưỡng.
Món sò nướng mỡ hành thì sau khi rửa phần vỏ sạch, con sò được tách làm đôi, phần thịt sò còn dính trong một bên vỏ, ta đem nướng ngửa trên lửa than, khi than đượm phần thịt trong vỏ sò sôi lên và chín, lúc đó cho ít hành phi dầu sẵn đổ vào thì thịt sò đã ngon lại càng hấp dẫn hơn.
Riêng món hấp hoặc luộc gần như nhau, chỉ khác một điều là có đổ nước vào nồi hay không đổ nước mà thôi. Vẫn rửa sạch, vẫn gia vị rồi đậy nắp nấu. Thế nhưng món hấp được nhiều người chuộng. Món này nước rất ngon, khi sò chín, phần thịt bên trong vàng ruộm, ăn ngọt và thơm. Sò hấp hay luộc đều đậm đà, chấm với muối tiêu hay nước mắm gừng. Sò nấu cháo thì cũng đem luộc, lấy phần nước sò đem nấu cháo rồi gỡ lấy phần thịt đem khử ít dầu, đợi cháo chín thì trút vào, nêm gia vị.
Một bữa ăn sò quéo ngon, chúng ta thường tạo một "bản nhạc đồng ca" cho sò quéo đi cùng. Ban đầu ta ăn món nướng. Nướng chín con nào ăn nóng con nấy mới cảm giác đã đời làm sao. Rồi có thể chuyển sang món sò hấp, luộc và cuối cùng là kiếm chút cháo sò cho mát lòng mát dạ...
Theo Tuy An (ihay)
Ngon ngon với kẹo chỉ vỉa hè Xe kẹo bán lưu động trên khắp các con phố nhưng thường xuyên bắt gặp nhất là ở khu nhà thờ, café Bệt... Kẹo chỉ thường được gọi vui là &'kẹo thần kỳ". Chỉ với một đoạn kẹo nhỏ (được nấu từ đường cát, cho đông cục và có độ dẻo nhất định), người bán sẽ dùng 2 ngón tay kéo đi kéo...