Thơm ngon bánh củ cải
Dùng đũa gắp một miếng bánh củ cải chấm vào chén nước tương cay chua ngọt cho vào miệng nhai chậm rãi. Mùi thơm của củ cải, tôm khô hòa quyện với vị ngọt của bột bánh, vị béo của thịt, vị cay của ớt… tạo thành một hương vị khó quên.
Thím Tư, láng giềng nhà tôi – gốc người Hoa hiện cư ngụ tại Sóc Trăng, nơi cộng cư đông đúc của 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, thường làm món bánh củ cải để cúng tổ tiên mỗi dịp giỗ chạp hay Tết đến. Lần đầu tiên khi nghe tên bánh củ cải, tôi cứ tưởng đó là loại bánh làm từ bột mì chiên mỡ, có màu vàng, hình dáng như khúc xương heo (còn gọi là giò chéo quẫy) bán trong các tiệm nước ngày trước. Thực tế không phải vậy.
Đây là loại bánh của người người Triều Châu thường được làm vào những ngày lễ trọng đại. Thoạt nhìn, bánh củ cải trông giống như bánh đúc mặn của người Việt, nhưng khi thưởng thức, ta sẽ cảm nhận được “hương vị đặc trưng” không lẫn vào các loại bánh khác. Thấy ngon, lạ miệng, tôi hỏi thím cách chế biến, và được thím tận tình chia sẻ.
Bánh củ cải hấp.
Làm món bánh củ cải phải dụng công một chút, không dễ dãi đươc. Trước hết, phải mua các nguyên liệu sau: Bột gạo bột mì tinh (khoảng 250 gram) củ cải trắng (khoảng 300 gram) tôm khô loại con nhỏ (50 gram) thịt nạc dăm (150 gram) hành tím, ngò rí, cùng gia vị (đường, muối, bột ngọt). Khi nguyên liệu mua đầy đủ về nhà, tôi gọt vỏ củ cải trắng rửa sạch và bào thành sợi mỏng, vắt nước, để ráo. Thịt nạc dăm rửa sạch, xắt hạt lựu để sẵn ra tô. Tôm khô cho vào nước lạnh rửa sạch, để ráo. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, xắt mỏng.
Video đang HOT
Riêng thím đảm trách khâu ướp thịt và pha bột, hấp bánh. Trước tiên, thím lấy thịt nạc dăm xắt sẵn hình hạt lựu ướp gia vị (đường muối bột ngọt) cho vừa khẩu vị, và bắc chảo lên bếp. Phi hành tím với dầu (mỡ) thơm, rồi cho tôm khô cùng thịt nạc dăm vào xào chín, để ra tô. Kế đến, thím pha bột gạo bột mì tinh theo tỉ lệ 4/1 (4 bột gạo 1 bột mì tinh) gia vị ( ít nước muối đường) vừa khẩu vị, và cho tất cả hỗn hợp bột cùng nhưn (đã xào chín) vào thau trộn đều.
Khi tất cả nguyên liệu đã sơ chế xong, thím đổ nước vào xửng (cỡ 1/3), bắc xửng lên bếp nấu sôi. Thuận tay, thím thoa dầu ăn lên mặt khuôn rồi cho hỗn hợp bột vào hấp cách thủy. Khoảng 10 phút khi bột vừa chín tới, thím dỡ xửng ra cho một ít ngò rí lên mặt bánh, và dùng muỗng ấn ngò rí cho dính vào mặt bột, khoảng 15 phút sau là bánh chín.
Bánh củ cải chiên.
Chờ bánh nguội, thím lấy bánh ra xắt thành từng miếng (hình chữ nhật hay hình thoi tùy ý) cho vào đĩa. Món nầy ăn kèm với nước tương xí muội hay nước tương cay chua ngọt mới ngon. Và, khi bánh dùng không hết, để ngày hôm sau chiên lại càng ngon hơn. Một điều cần lưu ý khi làm bánh là khâu pha bột rất quan trọng, định đoạt chất lượng bánh. Do đó, phải điều chỉnh lượng nước cho vừa đủ để khi bánh nguội, bột bánh không nhão cũng không cứng.
Thật thích thú trong những dịp giỗ chạp được thưởng thức món bánh củ cải thơm lừng. Dùng đũa gắp một miếng bánh củ cải chấm vào chén nước tương cay chua ngọt cho vào miệng nhai chậm rãi. Mùi thơm của củ cải, tôm khô hòa quyện với vị ngọt của bột bánh, vị béo của thịt, vị cay của ớt… tạo thành một hương vị đặc biệt khó quên.
Theo VNE
Miến, bánh đa trộn trứng non lạ miệng
Cùng chúng tớ đi ăn món bánh đa trộn khá đặc biệt ở ngay giữa lòng Hà Nội nhé!
Từ lâu, các món miến, bánh đa trộn đã quá quen thuộc với teen nhà mình rồi. Nhất là vào những ngày oi nóng như thế này mà được ngồi thưởng thức một bát bánh đa trộn cay cay, thanh thanh, ngắm đường phố lúc về chiều thì còn gì thích thú hơn, teen nhỉ?
Chỉ là một gánh hàng nhỏ nằm trên phố Hai Bà Trưng thôi, nhưng bọn tớ đảm bảo bạn sẽ còn thích quay lại đây nhiều lần nữa cho mà xem. Nằm đối diện đoạn American Club, bạn chỉ cần chú ý một chút là nhìn thấy hàng bánh đa rồi. Chỗ bác bán chỉ vỏn vẹn có vài cái ghế nhựa, 1 cái giá nhỏ để đựng đồ ăn và 2-3 nồi nước dùng thôi nhưng cũng đủ để teen chúng mình có một địa điểm mát mẻ để ngồi ăn trong những ngày hè oi bức này.
Ở đây thực đơn cũng đa dạng lắm, bạn có thể chọn ăn bún, bánh đa hoặc miến tùy ý. Bánh đa trộn ở đây có điểm đặc biệt là ngoài thịt bò, giò tai, rau muống, đậu rán ăn kèm, thì bác bán hàng còn cho thêm trứng non, gan gà và tim chim. Vậy nên khi ăn bạn sẽ thấy hương vị đa dạng hơn hẳn. Này nhé, thịt bò được trần qua, sao cho vừa đủ chín những vẫn còn hơi tái tái, nên khi ăn bạn có thể cảm nhận được cái mềm ngọt và thơm của thịt một cách rõ ràng hơn. Trứng non thì ngậy ngậy, ăn với những cái tim chim bé xíu bùi bùi ngọt ngọt. Lại thêm cái sần sật của chút rau muống ăn kèm nữa. Tất cả đã tạo nên một tổng thể hương vị tưởng như "chẳng liên quan" mà lại vẫn rất thú vị và độc đáo. Mà thích nhất là, bác bán hàng lúc nào cũng đong đầy một bát với đủ loại thức ăn ở trong, chứ không lác đác "ăn gian" như nhiều chỗ khác đâu nhé.
Bên cạnh đó, ở hàng bánh đa trộn này, các bạn nhớ đừng quên gọi thêm một bát nước dùng ăn kèm nhé. Nếu như các hàng bánh đa, miến trộn ở nhiều nơi "chuộng" nước cua thì ở đây, bác lại chế biến một loại nước dùng chua chua, thanh thanh, ăn rất mát mà lại không bị ngấy, lại cực hợp với trứng non, thịt bò và tim chim ăn kèm nữa chứ.
Một điểm cộng nữa cho hàng bánh đa này là bác bán hàng cực thân thiện và dễ tính. Bạn có thể "order" bác đủ kiểu, thêm bớt tùy thích mà bác không hề phàn nàn gì dù có đông khách hay trời có nóng thế nào đi nữa. Tuy nhiên, hàng này chỉ bán vào tầm chiều từ 4h30 trở đi thôi nên các teen cũng chú ý canh giờ để ra mà không phải ngồi đợi bác dọn hàng nhé. Giá cho 1 bát miến bún hoặc bánh đa là 25 - 28K/ bát. Đắt hơn những chỗ khác 5K nhưng kể ra, với tần đấy thức ăn thêm vào thì cũng đáng, teen nhỉ?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Man mát canh dưa leo nhồi thịt cho ngày đầu hè Vị sẽ lạ hơn nhiều canh khổ qua nhồi thịó nha! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - Thịt ln băm - Min - Nấm tai mèo (mộc nhĩ) - Da leo (da chuột) - Đờng, tiêu - Nm, Đnnnhộng này: Bc 1: Bc 2: - Ngâm min nấm tai mèo trong nc. Sauó,ể ráo cắt si nha! Bc 3: Bc 4: -...