Thơm má có nguy cơ biến mất ở Pháp
Covid-19 khiến thơm má trở thành kiểu chào hỏi hiếm hoi ở Pháp và thăm dò cho thấy nó có thể biến mất mãi mãi.
Mỗi năm hai lần, Louise Al-Hakkak sẽ ngồi trước hiên nhà ở Burgundy đợi chị gái Flora và phát sợ khi nghĩ đến khoảnh khắc hai chị em “la bise”, tức thơm má kiểu Pháp. Trong gia đình người Pháp – Iraq này, chỉ Flora thích truyền thống thơm má kiểu Pháp. Còn đối với Al-Hakkak và bố, “nó chỉ là việc cỏn con”.
Nhưng thời thế đã thay đổi. “Covid khiến chúng tôi dừng thơm má. Tôi không cần phải tự hỏi mình cần làm thế hay không nữa”, Al-Hakkak, 23 tuổi, nói.
Cựu thủ tướng Anh David Cameron và phu nhân Samantha Cameron chào hỏi cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và phu nhân Carla Bruni-Sarkoz bằng cách thơm má năm 2010 ở London. Ảnh: AFP.
Tại Pháp, thơm má là một truyền thống lâu đời dành để chào hỏi người thân yêu, thậm chí người lạ, nay biến mất do Covid-19. Suốt đại dịch, chính quyền khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc cơ thể để ngăn virus lây lan.
Nhưng bây giờ, với hơn một nửa dân số Pháp đã tiêm chủng ít nhất một mũi, đa số quy định hạn chế đã dỡ bỏ, người ta đang chia rẽ quan điểm về việc liệu có nên quay lại cách chào hỏi trước hay không.
“Đại dịch khiến chúng tôi nhận ra mình có quyền thơm má hoặc không”, Karine Boutin, nhà phân tâm học ở thành phố Poitiers, miền tây nước Pháp, nói. “Câu hỏi đặt ra là thơm má ngày mai có giống ngày hôm qua không, cường độ và tính tự phát có giống nhau không. Chúng ta không biết liệu ký ức đau buồn ấy có còn tồn tại hay không”.
Số lượng nụ hôn thơm má còn tùy thuộc từng vùng miền ở Pháp. Có lúc tiêu chuẩn là hai, nhưng ở Montpellier, thành phố phía nam, lại là ba, còn ở vùng tây bắc Brittany chỉ là một. Thậm chí người ta còn có “bản đồ thơm má” để giúp người mới đến hiểu rõ đặc thù vùng miền.
Video đang HOT
Thơm má cũng trở thành công cụ chính trị, tượng trưng cho sự gần gũi của quan chức đắc cử với người ủng hộ. Franois Hollande, cựu tổng thống đảng Xã hội, tự gọi mình là “tổng thống của những nụ hôn”.
“Vận động tranh cử mà không thể tới gần người khác chính là giết chết tâm trạng”, Rachida Dati, một ứng viên bảo thủ, nói trong cuộc tranh cử thị trưởng Paris năm ngoái.
Nhưng khi đại dịch hoành hành khắp đất nước, thơm má lại làm dấy lên nỗi sợ về mối nguy tiềm ẩn. Trong một video nâng cao nhận thức hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ Pháp đã sử dụng âm nhạc rùng rợn để nhấn mạnh rủi ro của những hành động theo thói quen trước đây, bao gồm chào hỏi đồng nghiệp trước máy pha cà phê.
“Tôi mong các bạn làm theo hướng dẫn, đặc biệt là những cử chỉ thường làm này, để chống lại virus”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước toàn quốc trên truyền hình những ngày đầu dịch bùng phát. “Đừng thơm hay bắt tay khi chào hỏi để tránh lây virus”.
Người ta bắt đầu sử dụng cách chào hỏi mới như “chạm khuỷu tay” hay “bắt chân”, những xu hướng làm mưa làm gió trên TikTok một thời, nay truyền cảm hứng cho các bộ trưởng Pháp làm theo.
Không phải ai cũng nhớ nhung cách thơm má chào hỏi. Một nửa số người trong cuộc khảo sát hồi tháng 5 của IFOP cho hay họ sẽ ngừng chào hỏi người thân yêu bằng cách thơm má trong tương lai, còn 78% nói rằng sẽ không chào hỏi người lạ theo cách này nữa.
Adrien Beaujean, 26 tuổi, nói rằng những cách chào hỏi mới thay thế thơm má rất hợp với anh. “Cách thay thế tốt nhất là cười”, Beaujean, người sống ở thành phố Strasbourg, phía đông nước Pháp, nói. “Chẳng có gì đẹp hơn là một nụ cười”.
Nhưng sau nhiều tháng phong tỏa và liên tục được kêu gọi tuân thủ giãn cách xã hội, việc thiếu tiếp xúc cơ thể khiến một số người suy sụp.
“Con người đang phải chịu đựng chứng đói khát da thịt”, Gautier Jardon, một người tham gia khảo sát của IFOP bày tỏ, thêm rằng tỷ lệ người vẫn ôm hôn người lạ giảm nhiều hơn so với ôm hôn người nhà, bạn bè và đồng nghiệp.
Việc chào nhau bằng một nụ hôn nghĩa là bạn đã hòa nhập vào không gian cá nhân của người đó, theo nhà phân tâm học Boutin.
“Việc cấm tiếp xúc thân thể giống như chúng ta đã tiêu diệt toàn bộ con người của mình, như thể chúng ta không còn tồn tại nữa. Chúng ta cần tiếp xúc với con người để tồn tại”, cô nói.
Dịch bệnh từng làm gián đoạn truyền thống ôm hôn. Giữa những năm 1300, châu Âu bị “Cái chết đen” tấn công, khi bệnh dịch hạch giết chết 25 tới 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số. Thời điểm này, ôm hôn không phải là hình thức chào hỏi có hệ thống, theo Alian Montandon, nhà triết học từng viết quyền “Thơm má”. Nhưng nó có tầm quan trọng chính trị xã hội đáng kể.
“Nó có giá trị như một hợp đồng hoặc một hiệp ước”, Montandon nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào hỏi người dân hồi tháng 6 tại Château-Thierry bằng cách chạm nắm đấm. Ảnh: AFP.
Khi mùa hè năm nay đang tới, quy định đeo khẩu trang được bãi bỏ, một số người bắt đầu bồn chồn vì thiếu những cái thơm má, bao gồm cả Tổng thống Macron, người đã đeo khẩu trang và thơm má hai cựu binh Thế chiến II hồi tháng 6.
Nhưng Pauline Gardet, 24 tuổi, hy vọng Covid-19 sẽ chấm dứt kỷ nguyên thơm má, cũng như chấm dứt những nụ hôn không mong muốn.
“Điển hình là hai ngày trước, một anh chàng tới gần tôi, không cho tôi lựa chọn nào khác ngoài việc thơm má anh ta”, cô nói. “Tôi thấy hành động này rất thô lỗ, Covid-19 vẫn nhởn nhơ ngoài kia”.
Valérie Camus, 47 tuổi, giám đốc nhân lực sống ở Paris, cho hay việc bỏ thơm má với đồng nghiệp không thành vấn đề. “Nhưng tôi nghĩ sẽ rất buồn nếu thực sự từ bỏ nó, ít nhất là với gia đình và bạn bè”, cô nói.
Iran tái khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân
Ngày 18/6, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tái khẳng định quan điểm rằng nước này không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân ký hồi năm 2015 với Nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức), đồng thời tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với Tehran cần được dỡ bỏ.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu trên do ông Zarif đưa ra trong cuộc gặp Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell bên lề Diễn đàn Ngoại giao Antalya tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận những diễn biến mới nhất liên quan đến trở ngại với các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) về việc đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Theo ông Zerif, Iran đã hứng chịu hậu quả từ việc Mỹ vi phạm các cam kết dưới thời cựu Tổng thống Donald Trum và bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán tại Vienna sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
Về phần mình, đại diện EU, ông Borrell cũng bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ mang tính xây dựng.
Các cuộc đàm phán diễn ra tại Vienna của Ủy ban chung giám sát JCPOA, khởi động từ tháng 4 vừa qua, với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và EU, nhằm làm cầu nối giữa Tehran và Washington để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận. JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran hồi năm 2018, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình.
Các bên đã khởi động vòng đàm phán thứ 6 về việc hồi sinh JCPOA tại Vienna vào ngày 12/6 vừa qua.
Mỹ đầu tư hơn ba tỷ USD phát triển thuốc chữa Covid-19 Chính quyền Biden thông báo đầu tư 3,2 tỷ USD để thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Thế giới đã ghi nhận 178.165.307 ca nhiễm nCoV và 3.856.840 ca tử vong, tăng lần lượt 365.886 và 7.931, trong khi 162.671.437 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers. Mỹ , vùng...