Thơm lừng ốc bươu nướng lá chanh
Cũng như “duyên nợ” lá lốt thịt bò, khổ qua độn thịt heo nạc, cá diếc rau răm… ốc bươu nướng với lá chanh càng tôn thêm cái ngon, cái ngọt món quê dân dã.
Ốc bươu là loài ốc “đặc hữu” ở ao hồ, ruộng nước, sông đầm. Ốc có màu đen, vỏ ốc cứng, to bằng năm đầu ngón tay chụm lại.
Nguồn thức ăn để ốc bươu sinh sôi, nảy nở thường là rau, lá, bùn non vì vậy như một quy luật tự nhiên, mùa mưa là giai đoạn ốc bươu nhiều và ngon hơn. Lúc này, người dân quê hớn hở đi “săn” tìm ốc bươu về cải thiện bữa cơm gia đình.
Ốc bươu thịt săn chắc, vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, dùng để chế biến thành nhiều món: nấu canh, nấu cháo, luộc… Canh nấu với ốc bươu thường là mít non, đu đủ xanh đã ăn một lần cam đoan nhớ lâu. Món cháo ốc bươu cũng chế biến đơn giản. Ốc làm sạch, um với sả ớt, đợi nồi cháo lúp búp thì đổ ốc vào, nấu thêm chừng mươi phút nữa.
Khi ốc bắt đầu tiết nước thì rưới dầu ăn đã khử cùng hành, gia vị và đặc biệt không thế thiếu những chiếc lá chanh non xắt nhỏ. Khi nước ốc nhỏ từng giọt xèo xèo, mùi thơm tỏa ra là lúc ốc vừa chín tới.
Trong cháo lổn ngổn ốc trông thật hấp dẫn. Lớp trẻ thì lại khoái khẩu món ốc luộc với một ít nước, cho thêm vài củ sả, lá bưởi; món này chấm với muối tiêu chanh hoặc muối ớt xanh thì hết ý. Ngoài ra mâm cơm có đĩa ốc xào hoặc hong dầu thì còn gì bằng, chao ôi sao mà vừa vặn, mà đậm đà đến thế.
Và đặc biệt không thể bỏ qua món ốc bươu nướng lá chanh. Cũng như “duyên nợ” lá lốt thịt bò, khổ qua độn thịt heo nạc, cá diếc rau răm… ốc bươu nướng với lá chanh càng tôn thêm cái ngon, cái ngọt món quê dân dã. Cái ngọt ở đây không phải là của gia vị mà ngọt từ thịt của ốc được trung hòa bởi vị thanh chua hơi chát của lá chanh, tạo nên nét đặc trưng của món ăn.
Đĩa ốc thơm lừng, điểm thêm màu xanh của chanh, rau thơm trông thật bắt mắt. Nhẩn nha nhai từng con ốc như được thưởng thức tất cả hương vị đồng nội. Ốc bươu nướng ăn “đúng điệu” phải húp cả nước gia vị bên trong ốc.
Ốc bươu bắt về thả vào chậu nước vo gạo qua đêm để ốc nhả hết nhớt. Lấy bàn chải chà xát rong rêu, bùn đất rồi xếp ốc lên vỉ, nướng kỹ với lửa than hồng liu riu, không để lửa quá già, đừng quên trở ốc đều tay để không bị cháy vỏ và thịt ốc. Khi ốc bắt đầu tiết nước thì rưới dầu ăn đã khử cùng hành, gia vị và đặc biệt không thế thiếu những chiếc lá chanh non xắt nhỏ. Khi nước ốc nhỏ từng giọt xèo xèo, mùi thơm tỏa ra là lúc ốc vừa chín tới.
Ốc bươu nướng lá chanh đã ăn rồi là mê. Đĩa ốc thơm lừng, điểm thêm màu xanh của chanh, rau thơm trông thật bắt mắt. Nhẩn nha nhai từng con ốc như được thưởng thức tất cả hương vị đồng nội. Ốc bươu nướng ăn “đúng điệu” phải húp cả nước gia vị bên trong ốc.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Nhớ da diết gỏi bò Quy Nhơn
Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt...
Nhiều đứa bạn của tôi làm ăn trong Sài Gòn lâu lâu lại nhắn: "Mày ơi, sao tao nhớ gỏi bò quá, mà phải là gỏi bò Quy Nhơn như hồi trước mình hay ăn. Nhớ gì không nhớ, nhớ cái thứ không mang, không gửi vào được. Thôi, mày đi ăn giùm tao tô gỏi bò nghen!".
Cái món gỏi bò không biết sao chứ lúc trời se se lạnh là thấy nhớ, thấy thèm đến độ phải nuốt nước bọt ừng ực. Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt.
Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt.
Phải nói, tụi nhỏ xóm chài chúng tôi có một tuổi thơ gắn với món gỏi bò. Hồi đó, cứ chiều chiều là xin mẹ ít đồng bạc lẻ chạy ù ra biển. Ngoài đó, có một ông già thiệt già đẩy chiếc xe gỗ màu xanh dương cũ kỹ. Trong xe là những sắc màu mà nhờ đó tuổi thơ của tôi rộn ràng và háo hức. Ông bán gỏi bò bình dân.
Thấy đám nhỏ sà tới, ông không hỏi, không nói gì, chỉ cười hiền từ và nhanh tay làm cho mỗi đứa một dĩa gỏi. Gỏi gồm có đu đủ sống bào sợi nhỏ, ít rau răm, ít gan, phổi bò đã chế biến ngon lành rồi chan nước mắm ớt pha, bỏ thêm một cái bánh phồng tôm nho nhỏ.
Sau này ông già bán gỏi không còn đậu xe ở đoạn biển vắng nữa. Chúng tôi không rõ ông đã đi đâu hay đi về cõi biên tịch. Chỉ biết một thú vui không còn, trống vắng cả một quãng ký ức dài...
Sau đó, mẹ biết ý, tìm mua gỏi bò cho tôi ở buổi chợ chiều, mỗi ngày mẹ đi làm về. Gỏi bò của cô bán trong chợ có phần "sang chảnh" hơn của ông lão, nhiều thịt hơn, cay hơn và chắc là đắt tiền hơn.
Giờ thì lâu lâu chúng tôi mới gặp mặt và đi ăn gỏi bò. Cô bán gỏi ở chợ chiều năm nào giờ đã mua được một căn nhà nhỏ trong một con phố bán đồ ăn có tiếng. Mỗi ngày, cô tất bật dậy sớm chuẩn bị nấu nướng để đến khoảng giữa trưa thì bày bán gỏi bò, cháo bò đến tối.
Những tô gỏi bò cô làm bây giờ không khác mấy mươi năm trước. Dân xa quê lâu ngày ghé lại quán, nhẩn nha thưởng thức một tô gỏi, kêu thêm một tô cháo bò nghi ngút khói. Cái khoái lạc được nếm lại mùi vị của gỏi y hệt như người ta được nếm lại một thứ tuổi thơ đã trôi xa, được gọi lại những cái tên, gương mặt của quá khứ. Quá khứ êm đềm và dữ dội.
Cô nói bán gỏi bò hơn 30 năm rồi, gánh gỏi nuôi sống cô và đứa con. Tôi thì thầm, gánh gỏi của cô cũng là nuôi sống ký ức của tụi con, giờ mà nói tới gỏi là có đứa ngẩn ngơ liền!
Thau đu đủ sống bào sợi để trộn gỏi bò
Cô bán gỏi múc cháo bò cho khách. Cháo ở quán cô lúc nào cũng nóng hổi và thơm lừng, ngọt đậm nhờ ninh nước từ xương bò
Tai, thịt bò xắt mỏng trộn gỏi, bỏ cháo. Nhìn thôi đã thấy thèm
Tô gỏi bò ngon thần thánh. Trong ký ức của chúng tôi, đây là món ăn hấp dẫn nhất bởi đầy đủ dư vị của cuộc đời: chua, cay, mặn, ngọt, bùi, béo, đắng...
Cháo bò ăn kèm với gỏi bò thì mới đủ bộ
Tô lòng bò để trộn gỏi. Nhìn xâu xấu chứ ăn thì ngon thôi rồi
Quán nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách
Theo Thanhnien
Về Thái Bình tìm ăn canh cá Quỳnh Côi Đếm đi đếm lại, bát canh cá thơm lừng chỉ có bấy nhiêu nguyên liệu chân quê, mà lại làm nên sự quyến rũ và ngọt lành đến chân thật khi thưởng thức. "Sao buổi sáng người dân ở đây lại ăn canh cá hả bác?" - "Không phải cá nấu canh đâu, canh cá là bát mì cá hay bánh đa cá,...