Thơm lừng măng nứa xào mắc mật
Ai từng lên Lạng Sơn và được thưởng thức món măng nứa xào lá mắc mật sẽ khó quên được hương vị độc đáo của món ăn này.
Khi những cơn mưa giao mùa cuối tháng hai đầu tháng ba (âm lịch) đổ xuống cũng là lúc những đọt măng nứa trên cánh rừng xứ Lạng bắt đầu nhú lên.
Măng nứa sau khi được hái từ rừng về, người ta thường bó lại thành từng bó nhỏ để cho ráo nhựa một vài hôm rồi mới chế biến. Đọt măng nứa dài và nhỏ, có thể chế biến nhiều kiểu như xào, nấu, luộc…, tùy theo khẩu vị của mỗi người nhưng có lẽ ngon và phổ biến nhất chính là món măng nứa xào lá mắc mật của người dân xứ Lạng.
Măng nứa nên rửa sạch trước khi thái lát mỏng, để không làm mất đi vị ngọt.
Măng nứa lột bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài để lấy phần thân non bên trong. Rửa măng bằng nước sạch rồi thái vát thành từng lát mỏng. Lá mắc mật rửa sạch, xếp và cuộn lại thành từng bó rồi thái từng lát nhỏ, bỏ ra một đĩa riêng.
Video đang HOT
Trước hết, xào măng nứa bằng dầu ăn và nêm gia vị vừa đủ. Đợi khi măng sắp chín tới thì mới cho lá mắc mật vào xào cùng để tránh măng quá nát còn lá mắc mật thì quá chín sẽ mất hết hương vị đặc trưng.
Măn ăn lúc còn nóng hổi kèm nước chấm sẽ cho cảm giác rất lạ miệng khi có vị giòn, ngọt thanh của măng nứa cùng hương thơm nồng của lá mắc mật.
Món ăn có vị ngọt giòn của măng và thơm của lá mắc mật.
Theo VNE
Mỡ chài nướng cá chai thơm lừng hấp dẫn
Cá chai có tên trong danh sách cá đặc sản của những nhà hàng bởi thịt cá dày, thơm, rất ít xương nhỏ nên trở thành món ăn ngon - bổ vì cá chai có nhiều canxi, vitamin D tự nhiên.
Cá chai có tên khoa học là Platyce phalus indicus, có thân tròn, đầu rất bằng, dẹt và rộng, gần giống như cá bống, có độ dài từ 10-20 cm.
Đường góc và gai trên đầu cá chai thường trơn láng và gai ngắn hơn nhiều so với các loài cá khác. Từ bao đời nay, ngư dân vùng biển vẫn thường đánh bắt loại cá này, độ tháng 2 - 3 âm lịch là kỳ trúng cá.
Tại các chợ quê, vùng trung du, trước đây cá chai được bày với giá khá rẻ, chỉ dành cho những người thu nhập thấp mua về ăn. Tuy nhiên hiện nay, cá chai có tên trong danh sách cá đặc sản của những nhà hàng bởi thịt cá dày, thơm, rất ít xương nhỏ, đặc biệt còn chứa nhiều canxi, vitamin D tự nhiên.
Do cá chai thường có thịt hơi khô, nên sử dụng mỡ chài để nướng cá cho có vị béo và thơm là rất hợp lý.
Cá chai nướng mỡ chài (mới nướng)
Món cá chai nướng mỡ chài lá lót được chế biến như sau:
Sau khi mổ vứt bỏ bộ ruột, dùng dao xẻ dọc theo bụng cá từ đầu đến sát đuôi, rửa sạch bằng nước gừng hoặc rượu và để ráo. Sau đó, ướp và cho vào bụng cá các gia vị: hành, tỏi, sả, gừng, ớt tươi băm, bột nêm, tiêu, đường, dầu mè, bột nghệ cho dậy mùi thơm và một ít mỡ gáy heo xắt hạt lựu vào bụng cá.
Ướp ít nhất là 30 phút cho thấm rồi bọc mỡ chài xung quanh cá, kẹp cá vào vỉ đem nướng trên bếp than hồng.
Chú ý nướng sơ một lửa thì đặt lá lốt lên thân cá. Tùy theo cá to hay nhỏ mà sắp đặt lớp lá lốt dày hay mỏng để lửa không cháy lớp da cá. Khi các lớp lá lốt vừa cháy xem xém cũng là lúc thịt cá chai chín tới. Trong quá trình nướng phải trở cá liên tục để không bị cháy, cá chín đều và dậy mùi thơm.
Cá chai nướng mỡ chài (sắp chín)
Cá chai ăn kèm rau cải cuốn với bánh tráng, chấm với nước sốt chua ngọt gồm có cà chua (bỏ hột và vỏ), nấu cho mềm, sau đó thêm vào dấm, đường, ớt, gừng, bột năng, bột nêm. Trộn chung tất cả các gia vị này và đun trên bếp cho đến khi có một hỗn hợp sánh, vị chua chua ngọt ngọt. Món sốt này sẽ giúp món cá chai cuốn bánh tráng đậm đà, khó quên hơn.
Theo PNO
Vịt nướng thơm lừng phố Hoàng Ngọc Phách Mùi thơm thơm hay chút chua chua của rau sống quyện lẫn vào vị ngọt của thịt vịt rồi chấm tất cả vào bát xì dầu đã pha chế, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ ngây ngất rồi. Hà Nội những ngày giữa tháng 3 vẫn còn lất phất mưa lạnh. Những con gió mùa cuối cùng như cố gắng thổi tung mọi...