Thời “vui vẻ, tưng bừng” của giới game thủ ở quán net nay còn đâu?
Ở thời điểm hiện tại, các quán net tập trung vào làm lợi nhuận thay vì tạo niềm vui cho giới game thủ Việt Nam.
Trong quá khứ, tầm độ 5-10 năm về trước, những phong trào chơi gametừ Offline cho tới Online bắt đầu nở rộ thay thế dần cho trò chơi dân dã như bắn bi, chơi nịt, ném quay,… Niềm vui thời đó vẫn còn bởi 2 team chia đều cùng bắn Half-Life hoặc Age of Empires. Tiếp đến, người người DOTA, nhà nhà DOTA là tình trạng của 5-7 năm về trước. Tuy nhiên, những pha hò hét, call team đến cả người ngoài còn phần khích theo nay còn đâu giữa một thị trường quá đa dạng về game.
1. Chủ quán net không còn mặn mà với game thủ
Theo lời của một chủ quán nét lâu năm: “Chúng nó ngày trước vui lắm, đeo tai nghe hò hét đến cả người ngoài đường còn nghe thấy. Thậm chí, tụi nhóc nhập tâm đến nỗi bố mẹ chúng đứng gần mà mà không hề hay biết. Tôi nhớ không ít trường hợp phụ huynh đến gần đập vai gọi chúng về thì tụi nhóc gạt ra và bảo rằng: “Từ từ, tao đang combat hoặc từ từ, tao nốt trận”. Tất nhiên, hậu quả của tụi nhóc chúng tôi không dám suy nghĩ và tưởng tượng. Đáng tiếc, thời này chỉ có những câu chửi tục và chửi tục nối tiếp nhau. Vậy đó không phải chơi game mà chính game chơi lại các game thủ.
Video đang HOT
Nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra.
2. Chủ tiệm net quá chú ý đến lợi nhuận
Làm ăn ai chẳng nghĩ đến lợi nhuận! Tuy nhiên, ngày xưa, các chủ quán net còn cảm nhận được niềm vui đến từ các game thủ chơi trong quán. Thậm chí, họ sẵn sàng tham gia vào các ván đấu Half-Life, AOE, Gunbound hay DOTA cùng mọi người. Đáng tiếc, các chủ quán net đang quá lạm dụng tâm lí game thủ bây giờ. Kinh doanh từ phí giờ chơi đã đành, chưa kể đến kinh doanh từng chai nước, đồ ăn, từng bao thuốc lá. Cũng bởi một phần nền kinh tế đang phát triển mạnh, đồng tiền trượt giá khiến chủ quán net phải đa dạng hóa dần hình thức kinh doanh. Thật đáng tiếc cho một thời vui vẻ, thoải mái, tưng bừng.
3. Ngày xưa, các game thủ ngồi quây quần bên nhau
Chắc hẳn các game thủ vẫn còn nhớ thời học sinh đầy dữ dội bên những người bạn của mình. Vừa được nghỉ học, tất cả chạy thốc chạy tháo ra quán net để yên vị tại một máy nào đó, thậm chí mọi người còn chẳng để ý xe đạp mình để đâu, đang dựng hay đang nằm dưới đất. Sau đó, họ lập ra một mini team và cùng nhau lên mạng chiến đấu với các game thủ khác hoặc chia đều thành 2 đội cân bằng để quẩy và hò hét.
Thời nay thì sao? Mọi người một tựa game, mỗi người tự lo cho bản thân mình. Liệu còn mấy người ra quán net mà đủ 2 team trong một tựa game như trước. Thay vào đó, những câu chửi liên tiếp được vung ra từ miệng từ lứa tuổi tiểu học cho tới những người trung niên. Văn hóa cộng đồng mạng Việt Nam đang xuống cấp một cách nặng nề.
Giây phút ngồi cạnh đồng đội giờ quá hiếm.
4. Thái độ chơi game của các game thủ cũng khác hẳn
Không hiểu tại sao ngày xưa các game thủ của chúng ta lại vui vẻ đến thế. Khi các máy đã đầy, mọi người đều cố gắng đứng phía sau xem người khác chơi và đợi cho bằng được. Họ không nói bất cứ điều gì mà chỉ lẳng lặng ở phí sau. Còn nay, với những người phải đợi, các game thủ sẵn sàng tìm một địa điểm khác để thỏa mãn nhu cầu chơi game của mình. Với những người đi chơi game, dù chỉ đồng đội mắc lỗi nhỏ, họ liên mồm chửi tục, mặt mày cay cú, thậm chí sẵn sàng đập bàn đập phím. Mọi thứ thay đổi quá nhanh, lời nói bây giờ thật vô dụng, y như xả vào thùng rác vậy.
Đập vỡ “Bàn Phím”.
5. Văn hóa mạng tồi tệ đi rất nhiều
Ngày xưa, người người chỉ biết đên Yahoo Messenger và các trò chơi game thì nay đã khác, Facebook, Twitter, Skype,… nhan nhản trên mạng khiến tâm lí, văn hóa, trào lưu mới làm mụ mị đầu óc con người. Thời trước kia bọn con nít hồn nhiên, chúng chỉ chơi mấy cái trò đường phố hay vào tiệm net của tôi để xin tôi chơi, giờ tí tuổi đầu đã biết bật văn hóa phẩm độc hại mà coi rồi. Chưa kể mấy cái vụ hack, bug đang hoành hành trên cộng đồng mạng làm ô uế các game thủ chân chính.
Môi trường mạng bị ảnh hưởng xấu khá nhiều.
6. Quan hệ giữa game thủ và chủ quán cũng tệ đi rất nhiều
Với những người quen mặt, giữa chủ quán và game thủ luôn có một số tình cảm nhất định, ví dụ như anh với em hoặc con với bác. Khi đó, nếu game thủ nào có nghỉ học, trốn học, chủ quán thường hỏi han và đưa cho họ những lời khuyên. Lúc bố mẹ bắt game thủ tại trận, chủ quán thường nói đỡ một chút để hạn chế hình phạt. Thời đó, mọi người chào hỏi nhau thân mật, cảm giác giữa chủ quán và người chơi có quan hệ thân thiết nhất định.
Đáng tiếc ở thời nay, chủ quán tập trung cố gắng thu về lợi nhuận. Sự liên lạc duy nhất giữa các game thủ và chủ quán đơn giản chỉ là nạp tài khoản hoặc gọi đồ ăn, đồ uống. Khi quy mô quán net mở rộng dần, thậm chí chủ quán net còn chẳng bao giờ lộ diện. Một câu hỏi lớn được đặt ra: “Liệu xã hội quá phát triển sẽ khiến mọi thứ xấu đi, cả game cũng không ngoại lệ”.
Theo Gamek