Thôi việc vì quan hệ với cấp dưới, CEO McDonald’s vẫn có 37 triệu USD
Khoản thanh toán hậu hĩnh trên phát sinh từ các cổ phiếu ưu đãi mà cựu CEO Stephen Easterbrook đang giữ. Ngoài ra, ông còn được thanh toán trợ cấp thôi việc và bảo hiểm y tế.
Vụ việc Cựu giám đốc điều hành của McDonald’s Corp, Stephen Easterbrook vừa bị sa thải do mối quan hệ cá nhân với nhân viên vẫn đang thu hút sự chú ý.
Theo Bloomberg, vị cựu CEO vẫn được hưởng các khoản thanh toán thưởng chứng khoán trị giá tới hơn 37 triệu USD cũng như các lợi ích đi kèm như trợ cấp bảo hiểm y tế và trợ cấp thôi việc trị giá 675.000 USD.
Bloomberg cho hay Easterbrook vẫn nắm giữ quyền chọn cổ phiếu chưa thực hiện trị giá khoảng 23,5 triệu USD. Ông cũng có thể hưởng lợi từ các cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng trị giá khoảng 13,8 triệu USD.
Mặt khác, cựu CEO vẫn đủ điều kiện nhận thưởng từ kết quả công việc đạt được trong năm tài chính 2019.
Hồ sơ thôi việc của cựu CEO Easterbrook không ghi rõ nguyên nhân sự việc. Ảnh: Foxnews.
Trước đó, Hội đồng quản trị của McDonald’s đã đồng thuận cho thôi việc Giám đốc điều hành Easterbrook do dính líu cá nhân với nhân viên của công ty. Mặc dù mối quan hệ này có sự “đồng thuận đôi bên”, nó vi phạm chính sách hoạt động của công ty.
Video đang HOT
Trong hồ sơ, việc chấm dứt công việc của CEO này được ghi “không có lý do”. Điều này cho thấy vấn đề vi phạm này vẫn chưa đủ nghiêm trọng.
Do đó, dù bị thôi việc, Easterbrook vẫn có quyền nhận các thanh toán lợi ích hợp pháp trong công ty. Trong đó, quyền lợi bảo hiểm y tế của ông sẽ kéo dài đến 18 tháng.
Ngoài ra, nằm trong thỏa thuận thôi việc, Easterbrook vẫn cam kết sẽ hợp tác với McDonald’s’s để tiếp tục các cuộc điều tra và các vấn đề pháp lý phát sinh trong tương lai.
Đồng thời, Easterbrook cũng không được phép làm việc cho các đối thủ cạnh tranh của hãng trong vòng 2 năm.
Người kế nhiệm Easterbrook, Chris Kempczinski sẽ bắt đầu công việc với mức lương 1,25 triệu USD và mức thưởng hàng năm là 2,13 triệu USD. Các nguồn tin không tiết lộ chi tiết về các khoản bồi thường dài hạn hơn, ví dụ như phần thanh toán trong gói lợi ích của các CEO khác như thông lệ.
Trước đó, Easterbrook nhận được mức lương 1,35 triệu USD/năm.
An Chi
Theo Zing.vn
Tăng trưởng phí bảo hiểm nhân thọ qua thời "phi mã"
Số liệu từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho thấy, 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 74.477 tỷ đồng, tăng trưởng 24,5% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là năm thứ 5 liên tiếp thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng trên 20%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ chậm lại trong những năm tới.
Căn cứ cho dự báo này là doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới năm nay có dấu hiệu giảm tốc. Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, phí bảo hiểm khai thác mới của thị trường 9 tháng năm 2019 tăng trưởng 17%. Cùng kỳ năm 2017, 2018, tăng trưởng doanh thu khai thác luôn đạt trên 30%.
"Sự suy giảm tăng trưởng của phí bảo hiểm khai thác mới từ đầu năm đến nay chưa ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn khối vì mấy năm trước, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới tăng rất cao.
Tốc độ tăng trưởng khai thác phí bảo hiểm vẫn đang ở mức phù hợp với thực tế thị trường", đại diện một công ty bảo hiểm nhìn nhận.
Tuy nhiên, vẫn theo vị này, nếu tốc độ tăng trưởng của doanh thu khai thác mới vẫn giảm mạnh trong thời gian tới thì tổng doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng chậm lại và còn có thể giảm mạnh vì có nhiều hợp đồng đến kỳ đáo hạn.
Như Báo Đầu tư Chứng khoán đã thông tin, do yếu tố khách quan (thay đổi chính sách thi tuyển đại lý, tuyển dụng giảm dẫn đến doanh thu phí mới cũng giảm) và cả chủ quan (doanh thu phí mới của một số doanh nghiệp có thị phần lớn giảm mạnh) nên phí bảo hiểm khai thác mới đến từ kênh đại lý của thị trường bảo hiểm nhân thọ 9 tháng đầu năm nay chỉ tăng trưởng 5%.
Khai thác phí mới toàn khối tăng trưởng ở mức 17%, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của kênh bancassurance, với mức tăng trưởng khoảng 66%.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ được nhìn nhận đang điều chỉnh lại, đặc biệt ở kênh đại lý sau một giai đoạn tăng trưởng "nóng" với doanh thu phí mới trên 30%, thậm chí một số doanh nghiệp có thị phần chi phối còn đẩy doanh thu phí mới tăng trưởng gần 60% - mức tăng trưởng được nhìn nhận khá nguy hiểm đối với doanh nghiệp có thị phần lớn.
Chính vì thế, dù phí bảo hiểm khai thác mới từ đầu năm giảm về ngưỡng dưới 20%, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm không quá lo ngại và cho rằng đây là mức tăng trưởng phù hợp.
"Việt Nam vẫn đang là thị trường mới nổi của bảo hiểm nhân thọ nên khả năng tăng trưởng còn rất lớn. Các doanh nghiệp sẽ tìm cách khơi thông lại thị trường, khai thác tiềm năng của dòng phí bảo hiểm mới. Nhưng tất nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào chất lượng tăng trưởng", CEO một công ty bảo hiểm nhìn nhận.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phí tái tục là nguồn sống của hôm nay, phí khai thác mới là nguồn sống của tương lai (vì phải có khai thác mới thì mới có tái tục).
Nhưng tăng trưởng "nóng" phí bảo hiểm khai thác mới dễ dẫn đến hệ lụy là chất lượng phí không cao, tiềm ẩn rủi ro hợp đồng bị hủy sau năm đầu tiên lớn... Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã trải qua một thời gian tăng trưởng "nóng", chính vì thế, lãnh đạo các doanh nghiệp phải dám nhìn vào sự thật để chấp nhận 1 - 2 năm "thương đau" thực hiện chỉnh sửa cho mục tiêu phát triển dài hạn.
Thực tế, việc thay đổi phương thức thi tuyển đại lý khiến việc tuyển dụng mới khó khăn và số đại lý mới giảm (6 tháng tuyển dụng đại lý mới giảm 17%), do khó thi tuyển cũng buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải nhìn nhận lại phương thức đào tạo đại lý trước đây: dạy để thi đậu, chứ chưa thực sự chú trọng để thành người tư vấn giỏi. Chưa kể, việc huấn luyện sau khi ký hợp đồng đại lý vẫn còn tiếp tục là một thách thức lớn.
Theo một chuyên gia trong ngành, thị trường bảo hiểm muốn phát triển chất lượng bền vững thì cần từng bước nâng cao trình độ đại lý và tăng cường khả năng tư vấn trực tiếp.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại, chứ không thể liên tục đẩy doanh thu khai thác phí lên mức 30% đến 50%, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có thị phần lớn.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thép Nam Kim: CEO Võ Hoàng Vũ dự chi hơn 30 tỷ đồng mua vào 5 triệu cổ phiếu Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Nam Kim (HoSE:NKG) vừa đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu NKG từ ngày 1/11 đến 29/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Ông Võ Hoàng Vũ giữ ghế CEO Thép Nam Kim từ 10/7/2019. Hiện, ông Võ Hoàng Vũ đang sở hữu 15 triệu cổ phiếu NKG,...