Thôi việc công ty ngoại, về trồng hoa giỏ, bỏ túi chục triệu/tháng
Thôi công việc tại một công ty nước ngoài, anh Nguyễn Ngọc Chương, quê thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) về nhà khởi nghiệp bằng nghề trồng hoa giỏ, bỏ túi trên 20 triệu đồng/tháng.
Những giỏ hoa đầy màu sắc được anh Chương chăm chút hàng ngày.
Chuyên gia hạt giống và trồng hoa
Năm 2008, sau một thời gian rời quê vào TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp, Chương được giới thiệu làm việc tại một công ty nước ngoài chuyên cung cấp hạt giống hoa. Quá trình đi tìm hiểu thị trường, cung cấp giống, Chương có cơ hội đến hầu hết các làng hoa nổi tiếng trên khắp cả nước, tiếp xúc với rất nhiều nông dân 3 miền Bắc-Trung-Nam. Và từ đó, ước muốn “làm nông dân” ngấm vào anh lúc nào không hay.
“Trước đây, tôi làm công việc chuyên đi đây đó hỗ trợ kỹ thuật, chọn cây giống phù hợp cho các địa phương, giúp công ty quản lý thị trường hạt giống hoa tại Việt Nam. Có chút kinh nghiệm về trồng hoa, năm 2013, tôi quyết định nghỉ hẳn việc ở công ty để về thuê đất trồng hoa giỏ, cung cấp giống và sản phẩm hoa cho thị trường”, anh Chương kể.
Bên cạnh những khu sặc sỡ sắc hoa là khu anh Chương trồng những loại cây kiểng, lá kiểng xanh mướt.
Ban đầu, với số tiền tích góp được và vay mượn thêm của người thân, Chương quyết định đầu tư xây dựng cơ sở trồng hoa khá hiện đại tại huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Trên diện tích rộng 1ha, anh cho gieo trồng gối đầu các loại hoa như dạ yên thảo, dừa cạn, cát tường, thu hải đường, cúc pha lê, cẩm chướng…trong chậu nhựa.
“Tại cơ sở ở Củ Chi, mình chủ yếu tập trung làm hoa Tết, khoảng 40.000-60.000 chậu hoa các loại/vụ. Sau khi trừ chi phí, thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm”, Chương chia sẻ.
Sau 3 năm làm ăn thuận lợi và tích cóp được số vốn kha khá, đầu năm 2016, anh Chương suy tính muốn tiếp tục mở rộng thị trường. Thế là anh đem nghề trồng hoa giỏ treo về quê Quảng Nam – Đà Nẵng, với ước muốn sẽ hình thành1t khu vườn có mặt đầy đủ các chủng loại hoa trên khắp đất nước.
Kiếm trên 20 triệu đồng/tháng
Video đang HOT
Tháng 4.2016, Chương về Đà Nẵng thuê 6.000m2 đất ở xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang) và bỏ ra gần 500 triệu đồng để đầu tư cơ sở giàn lưới, hệ thống tưới,…Sau hơn 2 tháng, vườn hoa nở rộ, bắt đầu cho thu hoạch. Nhờ cách trồng gối đầu liên tục các loại hoa nên chưa khi nào cơ sở của anh thiếu hàng.
Công việc trồng hoa giỏ khi đã đi vào ổn định giúp anh Chương có nguồn thu nhập cả hàng chục triệu đồng/tháng ở cả 2 cơ sở sản xuất tại Đà Nẵng và TP. HCM.
Anh Chương tự tin cho biết: “Hoa được cung cấp tại Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định…Hiện tại, với cơ sở tại Đà Nẵng, bình quân mỗi tháng, tôi xuất ra khỏi vườn khoảng 1.000 – 1.500 chậu, giá từ 15.000 – 40.000 đồng/chậu (tùy loại). Sau khi trừ chi phí, tôi kiếm được 20 triệu đồng/tháng…”.
Chương chia sẻ, đa số các loại hoa trồng từ 70 – 90 ngày là có thể xuất bán, nhưng cũng có loại 6 tháng như hoa cát tường, thu hải đường,…Mô hình trồng kinh doanh hoa giỏ treo tuy không mới nhưng không phải ai muốn cũng làm được, bởi đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật…
“Mình thành công ban đầu cũng từ kinh nghiệm đi nhiều nơi học hỏi. Thuận lợi nữa là thị trường hoa giỏ còn mới, chưa có ai làm chuyên nghiệp. Mình có cơ sở trồng trong phố nên thuận lợi khi vận chuyển. Tuy nhiên, thời tiết miền Trung thất thường, hoa có nhiều bệnh, phải đầu tư theo kiểu khép kín mới lâu dài, đòi hỏi nguồn vốn nhiều,… Hơn nữa, để thành công với nghề này, trước hết phải có đam mê…”, Chương thổ lộ.
Mô hình trồng hoa giỏ của anh Chương được nhiều người biết tới, nhất là các bạn trẻ muốn khởi nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây kiểng.
Được biết, hiện cơ sở sản xuất hoa giỏ của Chương đang tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên, với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Ngoài trồng hoa, cơ sở của anh còn cung cấp, phân phối các cây lá kiểng, cây thành phẩm, cây ăn trái các loại…
Chương dự tính sẽ phát triển cơ sở tại Đà Nẵng thêm 1.000 m2 nhà lưới để trồng nhiều loại hoa nữa. Và anh cho biết luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những ai yêu thích nghề này. Bạn đọc nào quan tâm tới mô hình, xin liên hệ với anh Ngọc Chương theo số điện thoại: 0916 516 367.
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng lên 45.000 đồng/kg là chuyện không khả thi
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khi trao đổi với phong viên Dân Việt về tình hình chăn nuôi sản xuất lợn, thị trường thịt lợn và diễn biến giá cả trong thời gian tới.
TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: IT
Thưa ông, hiện nay giá lợn bán ra đã bắt đầu nhích lên, có nhiều thông tin nhận định rằng trong thời gian tới giá lợn sẽ tăng khá mạnh. Vậy đánh giá của Hội Chăn nuôi Việt Nam về vấn đề này như thế nào?
-Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giá lợn đã bắt đầu tăng ca ơ miên Nam va miên Băc, dao đông quanh mức 29.000-30.000 đồng/kg. Việc giá lợn đang tăng lên là tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi lợn, cho bà con nông dân. Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng nhận định thời gian tới, giá sẽ tiếp tục tăng.
Nhiều ý kiến kỳ vọng rằng thời gian tới giá lợn sẽ tăng đến mức 45.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn là hoàn toàn không khả thi, rất khó để tăng đến mức cao như thế trong thời gian ngắn. Chúng tôi nhận định thời gian tới giá lợn sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng sẽ không có nhiều đột biến.
Ông co thê cho biêt nhận định cụ thể hơn về mức tăng giá lợn trong thời gian tới?
-Như tôi đã nói ở trên, giá lợn trong thời gian tơi có khả năng sẽ tiếp tục tăng, hiện nay giá lợn trên đia ban ca nươc đa dao đông quanh mưc 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên với mức tăng đó, người nuôi vẫn còn lỗ khá nhiều. Bởi vì giá thành cho 1 kg lợn hơi là 37.000 - 38.000 đồng/kg.
Về mức tăng giá cụ thể, theo nhận định của Hội Chăn nuôi Việt Nam dựa trên tình hình và bối cảnh hiện nay, khoảng 1 tháng nữa, tức là đến tháng 8 giá lợn có thể tăng lên va dao động ở mức 35.000 đồng/kg. Đạt được mức tăng này là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh, với giá đó người nuôi vẫn lỗ.
Sang tháng 9, giá lợn có thể đạt ngưỡng 38.000 đồng/kg, lúc này người chăn nuôi lợn sẽ hòa vốn nếu bán ra. Từ tháng 10 trở ra, giá lợn sẽ tiếp tục tăng và người nuôi bắt đầu có lãi. Đến tháng 1-2.2018, tức là thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá lợn có thể vươn tơi mức 40.000 đồng/kg.
Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định giá lợn có thể tăng lên 35.000 đồng/kg trong tháng 8. Ảnh: Minh Châm
Nhiều ý kiến cho rằng, giá lợn trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do miền Nam của nước Trung Quốc đang trải qua đợt mưa lũ lớn, sạt lở nghiêm trọng ở nhiều nơi. Quan điểm của ông như thế nào?
-Hiện nay giá lợn bà con bán cho Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch đang ở mức 30.000 đồng/kg. Còn giá lợn nội địa của Trung Quốc khoảng 44.000 -50.000 đồng/kg, rõ ràng mức giá đó đang cao hơn giá lợn của chúng ta.
Về thị trường Trung Quốc, tôi cho rằng chúng ta cần có góc nhìn, góc tiếp cận bình tĩnh, thận trọng bởi rõ ràng thị trường này không ổn định, khó lường đoán, hôm nay có thể tốt, nhưng ngày mai có thể sẽ khác rất xa. Việc chúng ta bán lợn cho Trung Quốc được nhiều hay ít phụ thuộc vào quan hệ hai nước thế nào. Còn viêc bán với mức giá 30.000 đồng/kg như hiện nay là bình thường, không có gì đặc biệt.
Nhiều tháng qua thị trường thịt lợn trong nước đang có nhiều biến động, sự biến động đó có tác động như thế nào đối với tình hình sản xuất chăn nuôi lợn hiện nay thưa ông?
-Tình hình chăn nuôi lợn hiện nay đang khá ảm đạm, bây giờ các hộ chăn nuôi nhỏ đã bỏ chuồng nhiều, còn chăn nuôi lớn cũng không ít hộ bỏ chuồng hoặc nuôi cầm chừng. Người chăn nuôi lợn hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, điều này sẽ tác động không nhỏ tới ngành chăn nuôi lợn nói riêng và toàn ngành chăn nuôi nói chung.
Điều này có nghĩa người chăn nuôi lợn đang rất cần sư sát cánh hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó có cơ quan quản lý.
Theo ông, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước được thể hiện như thế nào đôi vơi nganh chăn nuôi lơn trong thời gian qua?
-Đến thời điểm này, chúng ta đã sản xuất được khoảng 29 triệu con lợn, bình thường các năm trước là trên 30 triệu con. Nếu sản xuất 29 triệu con, tôi cho rằng sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Phải duy trì ở mức 30 triệu con là cân đối, nếu sản xuất nhiêu hơn con số 30 triệu con, tôi e rằng cung sẽ thừa và xã hội lại phải đi giải cứu.
Hiện nay tôi chưa thấy Nhà nước hỗ trợ gì nhiều cho người nuôi lợn nên nông dân thây giá thấp, bán lỗ thì bỏ chuồng, giá cao có lời thì ồ ạt nuôi. Các cơ quan quản lý nhà nước cần thông báo cho các hộ chăn nuôi biết tình hình diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường để từ đó người nuôi biết phải nuôi với số lượng như thế nào là vừa.
Chăn nuôi cần phát triển theo hướng an toàn dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ để nâng cao chất lượng thịt. Cần quy hoạch lại chăn nuôi lợn, giảm dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tập trung đầu tư chăn nuôi lớn, quy mô khép kín, theo chuỗi. Các hộ nuôi cần tiến tới hợp tác với nhau thành tổ đội, hợp tác xã sản xuất, liên kết chăn chẽ với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.
Nhà nước và các cơ quan liên quan cần làm tốt khâu thông tin thị trường, nhận định thị trường, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn và các loại thịt khác. Nhà nước cũng cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp, tập đoàn vào đầu tư nông nghiệp, liên kết chặt chẽ với người dân. Nếu nhà nước và nhân dân cùng vào cuộc, tôi tin rằng thời gian tới ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng sẽ phát triển ổn định, bền vững.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cục trưởng Chăn nuôi im lặng trước cơn biến động chóng mặt giá lợn Chỉ chưa đầy 1 tuần trở lại đây, giá lợn đã đảo chiều từ 18.000-20.000 đồng/kg tăng lên chóng mặt tới 35.000 đồng/kg, thậm chí có nơi tới 40.000 đồng/kg. Vì sao có mức giá này, người dân có nên tiếp tục tái đàn... là hàng loạt những câu hỏi đang đợi cơ quan chuyên môn là Cục Chăn nuôi trả lời. Tuy...