Thời trang xa xỉ Pháp đang thay đổi
Dior, Chanel, Louis Vuitton đã thống trị làng mốt Pháp trong nhiều thập kỷ. Theo Forbes, nhiều nhà thiết kế trẻ đang xây dựng thế hệ tiếp theo của các thương hiệu lớn.
Kể từ khi lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng LVMH 2019, Kenneth Ize thương hiệu Ize đã tăng trưởng mạnh qua từng mùa. Bộ sưu tập Xuân 2022 của anh đã khởi động tuần lễ thời trang và tiếp tục phát triển những mặt hàng dệt may cao cấp. Nhà thiết kế 31 tuổi cho biết nguồn cảm hứng của anh đến từ “bình minh mới”, được thể hiện qua các mảnh tua rua vàng đặt xen kẽ với sự bùng nổ màu sắc trên nền vải kẻ ô và sọc. Sinh ra ở Vienna với cha mẹ là người Nigeria, nhà thiết kế nêu bật kỹ năng thủ công của Yoruba bằng vải dệt ở Nigeria, pha trộn giữa ảnh hưởng truyền thống của châu Phi và phương Tây với phong cách không phân biệt giới tính. Anh đứng đầu danh sách các nhà thiết kế Nigeria đưa văn hóa đến thời trang toàn cầu.
Marine Serre
Nhà thiết kế người Pháp có khởi đầu trong sự nghiệp sau khi giành được Giải thưởng LVMH 2017. Cô đã ghi dấu ấn với những thiết kế hướng đến tương lai và biểu tượng trăng lưỡi liềm đặc trưng. Xuân 2022 đánh dấu bộ sưu tập bền vững nhất của cô, được làm từ 45% sợi tái chế và 45% vật liệu tái sinh. Marine Serre đã sử dụng khăn lau bếp và khăn ăn bằng vải lanh cổ điển, chuyển dao kéo thành đồ trang sức và khám phá giá trị của thuốc nhuộm thực vật. “Thời trang không chỉ là xếp nếp và tạo ra lợi nhuận. Nó có thể là nơi chúng ta tự do thực hiện những hành động có ý nghĩa”, nhà thiết kế 30 tuổi chia sẻ.
Video đang HOT
Thebe Magugu là quán quân của Giải thưởng LVMH 2019. Đồng thời anh là người đến từ châu Phi đầu tiên giành được ngôi vị này. Mỗi mùa, nhà thiết kế Thebe Magugu kết hợp nhiều loại tài liệu tham khảo khác nhau để tạo dấu ấn cho thiết kế của mình. Với bộ sưu tập có tựa đề “Phả hệ”, anh đã quay về với nguồn cội của mình. Trong đoạn video giới thiệu, Magugu đã ngồi cùng mẹ Iris và dì Esther, lựa chọn vài tấm hình gia đình. Đó là nguồn cảm hứng thiết kế trực tiếp cho Xuân – Hè 2022 của anh. Magugu mô tả bà anh là người bảo thủ. Còn dì Esther phá cách và có khiếu thời trang. Ở thị trấn quê nhà, mọi người ví dì Esther như Rihanna.
Koché
Christelle Kocher thành lập Koché vào năm 2014. Cô đã lọt vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng LVMH 2015 và giành Giải thưởng ANDAM vào năm 2019. Các bộ sưu tập của cô được mô tả là “sự giao thoa giữa thời trang cao cấp, văn hóa đường phố và nghệ thuật đương đại”. Trong sự nghiệp, cô được đề cử là giám đốc nghệ thuật cho Maison Lemarie và giành được vị trí giám đốc sáng tạo khách mời tại Emilio Pucci cho bộ sưu tập mùa Thu 2021. Bộ Xuân 2022 cho thấy sự rung cảm của Kocher với thời trang cao cấp trên đường phố. Cô đã sử dụng tài liệu tham khảo về trang phục của cung đình Pháp thế kỷ 18 (cườm, lông vũ, lớp phủ organza), tạo ra bộ sưu tập toát lên sự tinh tế.
Coperni
Khi Sébastien Meyer và Arnaud Vaillant được bầu là đồng giám đốc sáng tạo của Courrèges vào năm 2015, họ đã tự rút lui khỏi vị trí lọt vào chung kết cho Giải thưởng LVMH 2015. Trước đó, họ đã giành được Giải thưởng Bộ sưu tập đầu tiên của ANDAM vào năm 2014 và tạm dừng nhãn hiệu riêng Coperni. Họ khởi động lại thương hiệu vào năm 2019 sau khi rời khỏi Courrèges. Đồng thời bộ đôi xây dựng nhận thức về thương hiệu thông qua mẫu túi xách hình bầu dục đặc trưng. Với bộ sưu tập mới nhất, Meyer và Vaillant đặt tên “Xuân – Hè 2033″. Họ lý giải rằng nó đại diện cho hy vọng và ước mơ trong tương lai. Bộ đôi tạo bầu không khí câu lạc bộ ở bãi biển bằng đường băng đầy cát, hai bên là cây rau má hoặc cây gai dầu. Họ cho biết đang làm việc với tập đoàn của Italy để phát triển các loại vải làm từ sợi gai dầu. “Đó là loài thực vật cho tương lai. Nó hấp thụ hàng tấn carbon dioxide, và có thể được sử dụng để sản xuất dầu, rượu và các loại sợi giống như bông”, Meyer nói.
Chỉ mất hơn 1 tháng để mua lại Tiffany & Co nhưng LVMH (tập đoàn sở hữu Dior, Louis Vuitton) lại mất gần 2 thập kỷ để rồi chịu thua trước thương hiệu này
Đây cũng là một trong những phi vụ làm ăn tốn nhiều giấy mực của giới thời trang nhất.
Tháng 10 năm 2010, trong khi đang đạp xe ở vùng núi Alps thuộc Pháp, Giám đốc điều hành của Hermès lúc bấy giờ là Patrick Thomas nhận được cuộc điện thoại từ Bernard Arnault, chủ tịch tập đoàn LVMH (chủ sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co...) thông báo ngắn gọn rằng LVMH đã có 17% cổ phiếu của Hermès. Không ngoài dự đoán, tin này đã thổi bùng cơn giận dữ của Patrick. Theo vài nguồn tin, Patrick đã đáp lại gọn lỏn rằng: "Nếu ông muốn quyến rũ một người phụ nữ xinh đẹp thì chẳng hay ho gì khi vồ lấy cô ta từ phía sau cả."
Bernard Arnault, chủ tịch tập đoàn LVMH (Mot Hennessy Louis Vuitton)
Ngược lại năm 2001, ngành công nghiệp thời trang kháo nhau rằng Hermès chính là "con mồi" tiếp theo của vị chủ tịch có sở thích thu mua và sáp nhập các thương hiệu ông yêu thích khi hay tin LVMH đã mua lại 4,9% cổ phần của Hermès.
Nhìn lại các thương vụ trong quá khứ, ai nấy đều cho rằng sẽ chẳng mất quá 2 tuần để "sói già" Arnault thâu tóm được Hermès. Thế nhưng chẳng ai ngờ rằng một thương vụ ngỡ như đơn giản lại nhập nhằng trong gần 2 thập kỷ. Sự đối đầu giữa hai gã khổng lồ giới thời trang khiến cánh nhà báo phải tốn giấy mực trong một khoảng thời gian dài.
Là một công ty gia đình với bề dày lịch sử hơn 184 năm, trải qua 6 thế hệ, lần đầu niêm yết là vào năm 1993 nhưng Hermès vẫn muốn hoạt động độc lập thay vì phải ở dưới trướng một tập đoàn. Năm 2007, LVMH tiếp tục tích lũy cổ phần thông qua các công ty con và trung gian tài chính, với mỗi công ty con giữ cổ phần dưới 5%. Ở Pháp, các công ty được yêu cầu phải công bố nếu số cổ phần họ nắm giữ nhiều hơn 5% số vốn của công ty được mua nếu công ty đó đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hoán đổi cổ phần được miễn khỏi luật này.
Ngày 23/10/2010, LVMH thông báo đã nắm giữ 14,2% cổ phần của Hermès và đến tháng 12 năm 2011, con số này đã nhảy vọt lên mức 22,6%. Trước tình hình đáng lo ngại này, Hermès đã thành lập một cấu trúc tập nắm giữ 50,2% cổ phần của Hermès và có quyền từ chối quyết định bán cổ phiếu của bất kỳ thành viên nào trong gia đình.
Tháng 9 năm 2012, tờ Womens Wear Daily cho biết Hermès kiện LVMH thâu tóm thương hiệu, đồng thời cáo buộc tập đoàn này tham gia vào các giao dịch nội gián và thao túng giá cổ phiếu. LVMH cũng phản hồi lại cáo buộc của Hermès bằng một đơn kiện cho rằng Hermès đã "hăm dọa, vu khống và có những hành động cạnh tranh thiếu công bằng".
Đỉnh điểm của vụ việc là khi cơ quan giám sát dịch vụ tài chính của Pháp (AMF) chính thức vào cuộc. Các nhà tài chính của AMF đã phát hiện LVMH bí mật mua cổ phần của Hermès với mục đích xây dựng cổ phần trong ngôi nhà của đối thủ chứ không đơn thuần để đầu tư tài chính như LVMH đã tuyên bố.
Sau một thời gian dài tranh chấp và giằng co, tháng 10 năm 2012, AMF tuyên bố đã tìm ra những bằng chứng sai phạm trong quá trình thâu tóm cổ phiếu của LVMH tại Hermès và đưa ra mức phạt là 10,4 triệu đô cho tập đoàn này vào tháng 7 năm 2013.
Đến tháng 12 năm 2014, LVMH chính thức phân phối 23% cổ phần của họ - tương đương 7,5 tỷ đô ở thời điểm đó - cho các cổ đông và các nhà đầu tư khác. Sau cùng, Hermès vẫn muốn duy trì hình thức kinh doanh gia đình nên đã cam kết nắm giữ số cổ phiếu là 50,2% (như đã đề cập ở trên) cho tới năm 2031 cho dù có chuyện gì xảy ra. Đến năm 2017, chủ tịch Arnault chính thức bỏ cuộc. Khi đó, ông và gia đình của ông chỉ nắm trong tay dưới 10% cổ phần của Hermès.
Dù hoạt động độc lập nhưng đến hiện tại, Hermès vẫn chứng minh được thành công vượt bậc. Trong khi đại dịch Covid 19 khiến nhiều thương hiệu lao đao, sụt giảm doanh thu thì lợi nhuận doanh thu vào cuối năm 2020 của Hermès tăng 16% với các khách hàng chủ yếu đến từ châu Á, khách hàng trung thành và bán trực tuyến.
Ngoài ra, giá trị vốn hoá thị trường của Hermès cũng tăng mạnh lên mức 78 tỷ euro trong năm 2020. Thương hiệu với 184 năm tuổi đời này tiếp tục giữ vững vị thế với phong cách lạnh lùng, kín đáo, tôn vinh giá trị truyền thống đặc trưng của mình cùng những chiếc túi và món đồ có giá trị thời gian bền bỉ, không bao giờ lỗi mốt - yếu tố được ưu tiên khi mua sắm trong tình cảnh hiện tại.
Vì sao túi Dior, Louis Vuitton còn có thể đắt hơn? Các thương hiệu xa xỉ như Dior, Hermès hay Louis Vuitton có thể định giá sản phẩm của họ đắt hơn nhiều lần hiện nay. Từ trước đến nay, rất nhiều thương hiệu xa xỉ dường như đã mắc phải sai lầm. Họ giới hạn giá trị dựa trên mặt bằng chung và quên đi những yếu tố quan trọng như câu chuyện...