Thời trang Việt vươn ra thế giới (*): Tiến dần đến chuyên nghiệp, hội nhập
Người mẫu Phương Oanh đã khiến giới thời trang Việt tự hào khi xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Gucci ở vị trí trên cùng trang quảng bá dòng túi Gucci Diana của hãng
Đây là lần đầu tiên nhãn hàng lớn của Ý này chọn một người mẫu Việt để quảng bá cho sản phẩm của mình (tháng 7-2021). Đến tháng 9-2021, Phương Oanh tiếp tục xuất hiện với vai trò người mẫu trong bộ ảnh thời trang số tháng 9 của Tạp chí Vogue Thái Lan.
Động lực để nhà thiết kế Việt học hỏi
Thời trang Việt đang dần được thế giới quan tâm khi đã có thay đổi rất nhiều về diện mạo. Những buổi trình diễn thời trang được sản xuất qua loa trên sóng truyền hình trước đây đã được thay thế bằng những tuần lễ thời trang chuyên nghiệp.
Chương trình “Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam” lần thứ 15 (Aquafina Vietnam International Fashion Week 2023) đã công bố danh sách những nhà thiết kế (NTK) trình diễn gồm: Lê Thanh Hòa, Adrian Anh Tuấn, Vũ Thu Phương, Vũ Việt Hà, Xuan Thu Nguyen (Hà Lan), Frederick Lee (Singapore), Christos Chronis (Úc), Kobi Levi (Israel), cùng các thương hiệu thời trang Butuni, Melya và các NTK khác. Mùa thứ 15 của “Aquafina Vietnam International Fashion Week 2023″ diễn ra từ ngày 13 đến 16-7 tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (TP HCM).
Chương trình “Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2020″ tại TP HCM – sân chơi tập trung nhiều nhà thiết kế thời trang tài năng.(Ảnh: LEON)
Để tham gia tuần lễ thời trang này, chi phí mỗi NTK phải đóng là 200 triệu đồng. Khoản phí này tăng lên sau 15 mùa ra mắt, so với giá khởi điểm ban đầu là 100 triệu đồng. Hiện nay việc NTK tham gia phải trả phí cho đơn vị tổ chức đã không còn là chuyện bất ngờ. Trước đây, nó đã từng là chuyện “bóc phốt” ồn ào trên mạng xã hội một thời gian dài. Người “bóc phốt” chính là những NTK từ chối tham gia vào tuần lễ thời trang khi cho rằng việc phải đóng phí cho đơn vị tổ chức là vô lý.
Bà Lê Thị Quỳnh Trang – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thiết kế thời trang Đông Nam Á, Chủ tịch “Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam” lần thứ 15 – cho biết: “Chi phí thuê địa điểm luôn cao ngất ngưởng, trung bình 1 tỉ đồng/đêm, chưa tính chi phí dàn dựng, âm thanh ánh sáng. Việc thu phí đã là quy định chung khắp thế giới. Không có tuần lễ thời trang nào lại miễn phí cho một thương hiệu hay NTK muốn xuất hiện để giới thiệu những sáng tạo mới của mình”.
Các NTK Việt Nam phải đóng phí để được tham gia. Riêng các nhà thiết kế quốc tế được mời diễn vẫn được chi trả vé máy bay, khách sạn, đi lại cho cả ê-kíp. Bà Lê Thị Quỳnh Trang lý giải: “Thời trang Việt vẫn là một sân chơi mới trong mắt những người làm thời trang quốc tế. Để mời những cái tên danh tiếng như Julien Fournie, Yumi Katsura… việc phải chi trả toàn bộ chi phí cho họ là điều tất nhiên. Sự có mặt của họ không chỉ là bảo chứng về uy tín của chương trình mà còn là động lực để thúc đẩy các NTK Việt học hỏi và phấn đấu”.
NTK Adrian Anh Tuấn cho biết: “Chuyện đóng tiền để được diễn là điều bình thường ở mọi tuần lễ thời trang trên thế giới. Sau khi tham gia ở “Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam”, bộ sưu tập ra mắt năm ngoái của tôi đã được khán giả ủng hộ ngoài mong đợi”.
Người mẫu Việt đầu tiên
Video đang HOT
Mặc dù bị loại ở cuộc thi “Vietnam’s Next Top Model 2017″ nhưng Phương Oanh (sinh năm 1999, quê tỉnh Điện Biên) đã trở thành người mẫu Việt ghi dấu ấn đặc biệt khi trình diễn ấn tượng tại các thị trường thời trang lớn của thế giới như Anh, Ý…
Phương Oanh là người mẫu Việt đầu tiên có hồ sơ hình ảnh trên trang quốc tế models.com. Cô đã ký hợp đồng với nhiều công ty quản lý người mẫu lớn tại Anh như PRM Agency, Women Management, Taste Management và trúng nhiều show diễn đáng chú ý trong thời gian qua, như diễn cho 4 show lớn của các thương hiệu Maison Margiela 16Arlington, Fashion Hong Kong, Bosideng tại “Tuần lễ thời trang London” (Anh); show của nhà mốt Stella McCartney và được chọn chụp hình lookbook cho thương hiệu này; làm mẫu ảnh trong các bộ sưu tập của Erdem, Halpern…
Phương Oanh bộc bạch: “Để được chọn diễn cho các tuần lễ thời trang danh giá và thương hiệu thời trang nổi tiếng không phải là điều dễ dàng. Tôi đã trải qua 2 năm nghiêm khắc rèn luyện, cải thiện tất cả kỹ năng liên quan đến nghề người mẫu như catwalk, tạo dáng trước ống kính và cân chỉnh hình thể cho hợp chuẩn quốc tế”. Phương Oanh cho biết vừa ký thêm hợp đồng với công ty quản lý Women 360 Management Paris (Pháp) và Women Management Milano (Ý). Chắc chắn sau thành công của Phương Oanh, làng thời trang Việt sẽ có thêm những chân dài mạnh dạn bước ra với thời trang quốc tế.
Những người trong cuộc cho rằng mọi thành công của thời trang Việt trên trường quốc tế đều không có chỗ cho sự may mắn mà đó là sự đầu tư bằng công sức và tiền bạc rất lớn mới có thể đạt được những mục tiêu mong muốn. Câu hỏi đặt ra “Liệu có gặt hái được gì không khi phải đổ ra một khoản đầu tư khổng lồ?”. Chắc chắn là có, thành công của Nguyễn Công Trí hay Phương Oanh là một minh chứng sống động.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 10-7
Theo những người trong giới, việc mời các thương hiệu ngoại về Việt Nam biểu diễn là chuyện không đơn giản. Các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới đòi hỏi rất cao về chất lượng đêm diễn cũng như cách thức tổ chức chuyên nghiệp để bảo quản bộ sưu tập. Đã từng có những ngôi sao có tiếng, thường xuyên xuất hiện ở hàng ghế đầu trong nhiều chương trình thời trang thế giới từ chối đến Việt Nam vì không tin tưởng khả năng tổ chức của nước chủ nhà. Điều này cũng lý giải vì sao chương trình thời trang lớn phải mua bản quyền và đưa các chuyên gia ngoại đến Việt Nam dàn dựng. Việc tham gia và hòa nhập với guồng quay thời trang của quốc tế có thể nói là rất chông gai, vì vậy những kết quả đạt được của thời trang Việt hiện nay trên thế giới là rất đáng khích lệ.
'Thế khó' của nhà mốt Việt chọn làm thời trang ứng dụng
Phần lớn nhà thiết kế thời trang Việt Nam chọn lối đi là dòng trang phục ứng dụng (ready-to-wear). Kiểu trang phục này thường chiếm số lượng áp đảo trong các show trình diễn và từ đây, có ý kiến cho rằng nhà mốt mang đến sự nhàm chán khi lặp lại chính mình, mùa nào cũng chỉ có bấy nhiêu phom dáng.
Thời trang ứng dụng là xu hướng chung
Không khó để nhận ra thời trang ứng dụng chính là dấu ấn chung của các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang Việt những năm gần đây. Từ các nhà thiết kế đàn anh như Công Trí đến các thế hệ tiếp theo như Đỗ Mạnh Cường, Lê Thanh Hòa, Adrian Anh Tuấn, Đỗ Long hay Vũ Ngọc Tú & Đinh Trường Tùng... Dù các thiết kế lộng lẫy, đồ sộ về phom dáng giúp phô bày kỹ thuật cao cấp tinh xảo vẫn có mặt trong các bộ sưu tập theo mùa, nhưng "đất diễn" của dòng thời trang ready-to-wear vẫn chiếm vị trí chủ đạo.
Từng ghi dấu ấn với trang phục dạ hội nhưng ở show thời trang Rhythm Resort 2023 vừa tổ chức tại Vũng Tàu, Đỗ Long khiến công chúng ngạc nhiên khi tung ra loạt thiết kế giàu tính ứng dụng với váy công chúa, đầm coctail, sơ mi hở eo phối chân váy và quần short, đầm dáng suông...
Trong show diễn Xuân Hè 2023 vừa tổ chức hồi tháng 4 tại Sydney, Úc, Đỗ Mạnh Cường giới thiệu 160 mẫu thiết kế chia làm 4 bộ sưu tập nhỏ với các chủ đề linen, họa tiết Baroque, họa tiết hoa poppy và limited. Trong đó 3/4 số trang phục thuộc dòng sản phẩm ứng dụng.
Hoa hậu Hà Kiều Anh diện một mẫu váy trong BST Xuân Hè 2023 của Đỗ Mạnh Cường.
Điều tương tự được nhìn thấy qua fashion show của của các NTK Adrian Anh Tuấn, Lê Thanh Hòa, Hà Linh Thư... Đặc biệt, nếu ở các mùa thời trang trước, khá nhiều thiết kế cồng kềnh mang đến hiệu ứng thị giác cao được Lê Thanh Hòa dành "đất diễn" thì qua năm nay, chúng được tiết chế một cách tối đa. Trang phục Resort 2023 của nhà mốt đi theo hướng tối giản, từ dải màu trung tính đến các phom dáng dễ diện như sơ mi & chân váy, đầm ngắn, váy dáng xòe...
Trong một talk show với sinh viên thời trang, nhà thiết kế họ Đỗ từng trải lòng tâm sự về tuổi trẻ mộng mơ - anh coi trang phục ứng dụng là "tầm thường", và khi làm bộ sưu tập đầu tiên, anh cũng giới thiệu các thiết kế ấn tượng, cầu kỳ trong kỹ thuật cắt, xếp, tạo khối... Tuy được công chúng và truyền thông tán thưởng nhưng BST lại không giúp anh sống được với nghề. Chỉ khi giới thiệu BST ready to wear và bán hết trong một thời gian ngắn, Đỗ Mạnh Cường mới quyết liệt bước sang con đường làm thời trang ứng dụng.
Trang phục từ sàn diễn bước ra đời thực cho thấy thành công của nhà thiết kế. Hoa hậu Giáng My diện áo sơ mi và chân váy họa tiết catsette của VUNGOC&SON trong một chuyến đi gần đây.
Đỗ Long, Lê Thanh Hòa xây dựng danh tiếng từ trang phục dạ hội nhưng vẫn ra mắt song song các bộ sưu tập ứng dụng. Lý do quá rõ ràng - hoa hậu, người nổi tiếng có nhiều cơ hội mặc trang phục lộng lẫy còn số đông khách hàng không thể suốt ngày mặc đầm dạ hội. Thời trang ready to wear giúp nhà mốt "sống" được vì trang phục dễ mặc, khách hàng có thể mặc chúng hàng ngày, trong nhiều dịp, ở nhiều không gian khác nhau.
Nhà thiết kế nói gì khi làm thời trang ứng dụng bị chê tầm thường, nhạt nhẽo?
Trở lại Úc lần thứ 2 để làm show thời trang, nhà thiết kế họ Đỗ đưa mục tiêu thúc đẩy du lịch kết hợp thời trang. Sau nhà hát con sò, anh giành được cơ hội đặt sàn runway trong khuôn viên ngôi trường đại học Sydney có tuổi đời hơn 170 năm. Khi hình ảnh và thông tin về show diễn được đăng tải, dễ nhận thấy những ý kiến cho rằng NTK lặp đi lặp lại các thiết kế, chỉ đổi màu sắc... tại phần bình luận trên trang cá nhân và dưới các bài báo. NTK thỉnh thoảng trả lời "đanh đá" theo kiểu "vì nhiều tiền nên muốn làm gì thì làm", nhưng khi nói chuyện với sinh viên thời trang anh nhấn mạnh: "Nghề thiết kế thời trang phải phục vụ cuộc sống. Thời trang ứng dụng không dễ làm. Người làm thiết kế phải giỏi, hiểu kỹ thuật mới làm được sản phẩm ứng dụng chuẩn xác, đúng và đẹp".
Sự ủng hộ của chính quyền địa phương và tình cảm yêu mến của cư dân phố cổ giúp nhà mốt Việt trở lại Hội An tổ chức show diễn trong 2 năm liên tiếp,
NTK Vũ Ngọc Tú cho biết - chọn dòng thời trang ứng dụng là thế mạnh, với việc phát triển các phom dáng cổ điển, tôn dáng và dễ mặc cho nhiều vóc dáng thì cái khó của nhà thiết kế chính là những chi tiết tinh chỉnh, kỹ thuật để tôn vóc dáng người mặc. Đặt qua bên các yếu tố mới về màu sắc, họa tiết, chất liệu, thì qua mỗi mùa thời trang, thiết kế trong mỗi bộ sưu tập dù cùng phom dáng vẫn có sự cải tiến mà chỉ người trong nghề và người mặc cảm nhận được.
Sự khác biệt và vẻ đẹp của thời trang ứng dụng nằm ở kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu và các chi tiết nhỏ trên trang phục.
Những thay đổi nhỏ như độ rộng/hẹp của cổ áo, độ dài/ngắn của tà trước, tà sau... trên dáng váy suông khó có thể nhận biết khi chỉ xem ảnh. "Ví dụ với mẫu váy maxi nhưng nếu mùa trước hai tà có độ dài bằng nhau thì ở mùa này, tà sau được cải tiến dài và rộng gấp ba lần tà trước - qua đó tạo thành dáng tung bay đẹp mắt mà vẫn thuận tiện trong di chuyển & các hoạt động khác", NTK cho biết thêm.
Hai nhà thiết kế đến gặp nghệ nhân làm đèn lồng hơn 90 tuổi Huỳnh Văn Ba để tìm hiểu và đưa các yếu tố văn hóa vào bộ sưu tập mới.
Sau hiệu ứng tích cực từ show thời trang Vùng trời bình yên, hai NTK Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng tiếp tục trở lại Hội An vào tháng 7 để tổ chức show Phương đông rực rỡ. Qua bộ sưu tập Cruse 2023, nhà mốt muốn góp phần quảng bá du lịch Hội An qua sàn diễn đặt tại ngôi chợ gần 200 tuổi và hình ảnh chiếc đèn lồng là "linh hồn" của vùng đất nơi đây.
Đặt trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, việc mời tài trợ cho các fashion show không còn là việc đơn giản. Phần lớn các nhà mốt phải "tự thân vận động" nhờ năng lực kinh doanh và sự ủng hộ từ các ban ngành, chính quyền nơi tổ chức show thời trang. Vì thế, lên tiếng từ góc nhìn đa chiều, ghi nhận những nỗ lực, cách làm nghề tử tế của các nhà thiết kế cũng là một cách để truyền thông góp thêm một tiếng nói ủng hộ thời trang Việt.
Mùa hè - mùa của trang phục crochet Mát mẻ, xuyên thấu kiểu nửa kín nửa hở làm nên sức hấp dẫn cho trang phục len móc (crochet) và mùa hè chính là là thời điểm hoàn hảo để diện kiểu váy áo quyến rũ này. Không khí mùa hè 2023 trở nên nóng rực hơn bao giờ hết khi các cô gái bắt đầu phủ sóng trang mạng xã hội...