Thời trang… túi khí
Tại Nhật Bản, có hơn 3 triệu ô tô bị thải ra hàng năm và phụ tùng của chúng hầu hết được tái sử dụng hoặc tái chế.
Tuy nhiên, có một bộ phận hiếm khi được tái sử dụng là túi khí. Điều này bắt đầu thay đổi nhờ những bộ óc sáng tạo đem lại vòng đời mới cho chúng.
Nhà thiết kế thời trang Heron Preston nổi tiếng, được nhiều người biết đến qua việc hợp tác với Nike, GAP và Kanye West. Tuy nhiên, dự án hợp tác mới nhất của Preston đặc biệt hơn cả khi ông cùng Mercedes-Benz tạo ra một dòng thời trang từ túi khí bị vứt bỏ. Hãng ô tô của Đức gửi cho ông Preston những túi khí đã qua sử dụng trong các thử nghiệm va chạm. Preston đã khéo léo sáng tạo, biến chúng thành những ý tưởng thời trang cao cấp. Các trang phục này mô phỏng tính năng phồng lên, xẹp xuống của túi khí và gần đây đã được trưng bày tại khu Roppongi của Tokyo. Ông Tamizane Hiroki, người phát ngôn của Mercedes-Benz Nhật Bản cho biết, ý tưởng này xuất phát từ các cuộc thảo luận về tính bền vững và cách tái sử dụng, tái chế để tăng giá trị cho những thứ thường bị vứt bỏ.
Sản phẩm thời trang từ túi khí của nhà thiết kế Heron Preston
Mercedes-Benz không phải là công ty duy nhất nhận ra tiềm năng thời trang từ túi khí. Công ty tái chế xe hơi Nhật Bản Nishikawa Shokai muốn thu hút sự chú ý vào tính tiện dụng của túi khí, vốn được thiết kế để chịu đựng va chạm và nhiệt độ khắc nghiệt. Công ty đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhà thiết kế thời trang theo phong cách tiên phong – Kawanishi Ryohei. Ông Kawanishi cho biết thách thức lớn nhất của dự án là phải lưu ý tới kích thước và hình dáng túi khí. Từ một túi khí thu được rất ít vải, nên mất khoảng 10 túi khí mới có thể sản xuất được một chiếc áo khoác. Thêm vào đó, việc may các mảnh vải với nhau mất nhiều thời gian hơn là cắt từ một tấm vải lớn. Theo nhà thiết kế Kawanishi, điều này là thách thức lớn bởi họ không muốn dự án này chỉ dừng ở một bộ sưu tập mang tính ý tưởng. “Ngoài việc may đo, một thách thức lớn nữa là nghĩ xem làm sao để sản xuất số lượng lớn và thương mại hóa các sản phẩm này”, ông Kawanishi nói.
Cuối cùng, nhà thiết kế Kawanishi tìm được một xưởng may sẵn sàng bỏ nhiều thời gian và công sức cho công việc này. Ông tạo ra 9 thiết kế, trong đó có áo khoác, quần, mũ và túi xách. Chất liệu vải cứng cáp, đường may lộ một cách có chủ ý và họa tiết chắp vá là những điểm tạo nên sức hấp dẫn của các thiết kế này. Ông Kawanishi đưa vào thiết kế các mã số in trên túi khí. Mức giá là khoảng 200 USD cho 1 áo khoác, thấp hơn nhiều so với các thiết kế thông thường của ông.
Video đang HOT
Cả nhà thiết kế và công ty tái chế đều có quê hương là Tottori, nên họ quyết định ra mắt bộ sưu tập tại đây, bắt đầu với việc khai trương một cửa hàng quần áo ở thành phố Tottori vào tháng 1 vừa qua. Ngay khi mở cửa, cửa hàng đã đón lượng người lớn tới mua sắm. Anh Yasui Daisuke, một khách hàng đặt mua khá nhiều sản phẩm, cho biết: “Tôi thấy thiết kế mã số này thật thú vị. Tôi cũng được biết là mỗi sản phẩm có họa tiết chắp vá khác nhau, nên tôi rất háo hức xem hàng mình đặt sẽ ra sao”.
Công ty Nishikawa Shokai cho biết việc hợp tác với những người trong các lĩnh vực, ngành khác nhau giúp họ suy nghĩ khác về những thứ trước đây bị vứt bỏ. Công ty mong muốn tiếp tục tìm kiếm các cách mới để biến rác thải thành kho báu.
Thiếu phụ tùng, bảo dưỡng do bị trừng phạt, máy bay Nga có thể gặp rủi ro an toàn bay
Khi nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt ngày càng nghiêm ngặt của phương Tây, ngành hàng không quan trọng của Nga cũng bị tác động mạnh, sắp gặp khó khăn lớn liên quan tới an toàn bay.
Máy bay của hãng hàng không Aeroflot cất cánh tại sân bay Sheremetyevo, ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo CNN, về cơ bản, các hãng hàng không Nga đã bị cấm bay tới hầu hết các quốc gia, nhưng đó chỉ là vấn đề nhỏ nhất của ngành hàng không nước này. Vấn đề lớn hơn nằm ở chỗ khác.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu khiến hai nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới là Boeing và Airbus không thể cung cấp phụ tùng thay thế hoặc hỗ trợ bảo trì cho các hãng hàng không Nga. Các nhà sản xuất động cơ máy bay cũng sẽ không thể hỗ trợ hãng hàng không Nga.
Cụ thể, ngày 2/3, Airbus thông báo đã dừng chuyển phụ tùng thay thế tới Nga và dừng hỗ trợ các hãng hàng không Nga. Trung tâm kỹ thuật Airbus tại Nga (ECAR) đã hoãn toàn bộ hoạt động liên quan đến Airbus theo lệnh trừng phạt. Liên quan đến các dịch vụ kỹ thuật cung cấp cho các khách hàng tại Nga, ECAR đang phân tích các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để xác định liệu hoạt động này có thể tiếp tục mà không vi phạm các biện pháp trừng phạt hay không.
Trước đó, Boeing ngày 1/3 thông báo sẽ ngừng hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga cũng như những hoạt động của Boeing tại Moskva. Người phát ngôn của Boeing tại thủ đô Kiev của Ukraine xác nhận hãng đã ngừng các hoạt động chính tại Moskva và tạm thời đóng cửa văn phòng tại Kiev. Boeing cũng ngừng hoạt động các bộ phận linh kiện, dịch vụ bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng hàng không Nga.
Động thái của Boeing và Airbus có nghĩa là các hãng hàng không Nga có thể hết phụ tùng cần thiết sau vài tuần hoặc phải bay mà không có thiết bị thay thế thường xuyên theo khuyến nghị hoạt động an toàn.
Hãng hàng không lớn Aeroflot đã bị cắt dịch vụ của Sabre - công ty cung cấp hệ thống đặt vé. Các công ty cho thuê máy bay, sở hữu khoảng 80% trong tổng số gần 900 máy bay thương mại trong đội bay của Nga, đã được lệnh thu hồi các máy bay vào cuối tháng này.
Ông Richard Aboulafia, Giám đốc điều hành AeroDynamic Advisory, cho biết: "Trong vòng một năm, ngành hàng không của Nga sẽ không còn phát triển được nữa". Điều đó đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung của Nga.
Nga là quốc gia lớn nhất thế giới tính theo diện tích trên đất liền, gấp đôi diện tích của Mỹ. Theo ông Charles Lichfield, Phó giám đốc Trung tâm Địa kinh tế tại Hội đồng Đại Tây Dương, Nga cần phải có ngành hàng không phát triển để giữ cho nền kinh tế hoạt động. Ông nói: "Người Nga không bay nhiều như người Mỹ. Họ không bay đến Siberia để nghỉ mát. Nhưng ngành hàng không là mắt xích quan trọng đối với các doanh nghiệp Nga chứ không chỉ thực hiện các chuyến bay quốc tế. Máy bay Nga phục vụ ngành năng lượng trong nước, đáp ứng nhu cầu vận chuyển kỹ sư, công nhân và thiết bị khác đến và đi từ các mỏ dầu xa xôi. Hàng không là một phần quan trọng của nền kinh tế Nga. Họ cần xương sống đó".
Máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot cất cánh từ sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ ngày 22/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hoạt động nội địa của các hãng hàng không Nga chỉ bằng một phần nhỏ quy mô hoạt động nội địa của ngành hàng không Mỹ. Nhưng khác với ở Mỹ, hàng không Nga đã phục hồi hoàn toàn sau đại dịch và số chuyến bay nội địa năm 2021 đã tăng hơn 8% so với năm 2019, trong khi các chuyến bay nội địa của Mỹ năm 2021 vẫn thấp hơn 22% so với năm 2019.
Với những đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nga do vô số lệnh trừng phạt, chắc chắn nền kinh tế Nga sẽ không cần tới nhiều chuyến bay như trước trong năm 2022 hoặc có thể trong nhiều năm tới. Nhưng thiếu các phụ tùng thiết yếu và khả năng máy bay bị thu hồi đồng nghĩa với việc khả năng phục hồi của Nga trong tương lai sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Một số công ty cho các hãng hàng không Nga thuê máy bay là của Trung Quốc và Trung Quốc vẫn chưa áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào. Tuy nhiên, có thể các công ty cho thuê của Trung Quốc cũng cảm thấy buộc phải tìm cách thu hồi máy bay Boeing và Airbus mà họ đã cho các hãng hàng không Nga thuê. Nguyên nhân là vì các công ty Trung Quốc không muốn gặp rắc rối khi mua máy bay từ Airbus hoặc Boeing trong tương lai.
Trước đó, theo ông Valery Kudinov tại Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga, Trung Quốc đã cho biết sẽ không vận chuyển phụ tùng máy bay cho Nga.
Theo các chuyên gia, nếu không có phụ tùng và bảo dưỡng nữa, các hãng hàng không Nga sẽ gặp vấn đề thực sự nếu họ mất chứng nhận an toàn bay. Điều này có thể xảy ra nếu không giữ vững lịch sử an toàn bay vì thiếu phụ tùng.
Để đối phó với vấn đề liên quan hàng không, ngày 10/3, Nga đã công bố kế hoạch soạn một luật mới nhằm ngăn chặn máy bay thuê rời Nga.
Ngoài ra, khi Trung Quốc từ chối cung cấp phụ tùng, ông Kudinov cho biết Nga sẽ tìm nguồn phụ tùng từ những quốc gia khác, như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
NÓNG: Đối diện án trừ điểm cực nặng, Chelsea nguy cơ mất vé dự Champions League Không chỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, Chelsea còn đang đứng trước nguy cơ bị trừ điểm trong mùa giải năm nay. Chelsea đang đối diện những ngày tháng giông bão sau khi lệnh trừng phạt đối với Roman Abramovich được Vương quốc Anh ban hành. Không chỉ đối diện với thực tế khó có thể tìm một ông chủ...