Thời trang sân golf như công nương châu Âu của Á hậu Huyền My
Trang phục của Huyền My không đại trà giống nhiều mỹ nhân Vbiz khác nhờ lối mix&match cầu kì và mang màu sắc cổ điển như quý tộc châu Âu thời xưa.
Golf vốn là môn thể thao dành cho giới thượng lưu nên ngoài phong cách chơi, tư thế chuẩn chỉnh thì cả những bộ trang phục khoác lên người cũng luôn được goft thủ đầu tư kĩ lưỡng.
Trang phục ra sân của Huyền My không đại trà giống nhiều mỹ nhân Vbiz khác. Với thân hình lý tưởng: chiều cao 1,74m, số đo 3 vòng 83 – 62 – 93 và thần thái không đùa được, nàng á hậu cân đẹp mọi set đồ chơi golf như quý tộc Anh, khoe chân thon cực phẩm.
Thời trang có thể mua được, nhưng phong cách thì không và Á hậu Huyền My đã chứng minh rằng cô là người có style vô cùng ổn định khi xuất hiện trên sân golf với cách chọn trang phục vừa đẹp mắt lại tinh tế không gây phản cảm, kể cả khi mặc váy ngắn.
Với Huyền My, là phái đẹp lại là người của công chúng nên làm bất kỳ việc gì, kể cả thi đấu thể thao cũng phải đẹp.
“Trang phục thi đấu golf rất quan trọng. Khi lựa chọn trang phục, My thích kiểu tinh tế, cổ điển mang hơi hướng quý tộc thời xưa, kết hợp với các phụ kiện như mũ, giày hay túi”, Huyền My từng chia sẻ.
Video đang HOT
Những set đồ mà Huyền My diện đều toát lên thần thái sang chảnh và đẳng cấp đúng với tinh thần của môn thể thao này.
Á hậu 9X lúc nào cũng xúng xính như một nàng tiểu thư sân golf với những chiếc áo bèo nhún, xoè bồng, váy vải tweed nữ tính. Và tất nhiên, không thể thiếu lớp makeup chói chang cho vẻ ngoài rạng rỡ dưới nắng sân golf
Những lúc thời tiết trở lạnh hay nhiều gió thì nàng Á hậu gốc Hà Thành mới chọn các bộ cánh kín đáo hơn với quần dài, áo blouse cổ bèo áo gilet kín cổng cao tường
Một set đồ đẹp mắt như gái châu Âu thời xưa của Huyền My. Người đẹp chọn tông màu cùng các phụ kiện phối vô cùng ăn ý. Dù kiểu váy khá ngắn nhưng nàng Á hậu tinh tế chọn kiểu tất quần màu da khá dày mặc bên trong, ở dưới là kiểu vớ trắng kéo cao đầu gối
Kiểu mũ vành thiết kế vintage khá đáng yêu này giúp che chắn ánh nắng cho nàng Hậu xinh đẹp
Châu Âu giữ nguyên án phạt kỷ lục với Google
Toà án cấp cao của Liên minh châu Âu EU không thay đổi phán quyết năm 2017, trong đó phạt Google 2,4 tỷ euro (2,8 tỷ USD) vì độc quyền.
Khoản tiền phạt 2,8 tỷ USD được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng Google đã sử dụng kết quả tìm kiếm để cố tình dẫn dắt người dùng đến nền tảng mua sắm Google Shopping. Đây là mức phạt cao nhất từ trước đến nay của EU dành cho một công ty công nghệ.
Google sẽ đối mặt với khoản tiền phạt kỷ lục tại châu Âu.
Khi bị tuyên án, Google và công ty mẹ Alphabet kháng cáo ngay sau đó, nhưng bị bác bỏ hôm 10/11. Hiện hãng tìm kiếm Mỹ vẫn còn quyền nộp đơn một lần nữa lên tòa án cao nhất của EU là Tòa án Công lý châu Âu (ECJ).
Trong phán quyết hôm 10/11, thẩm phán khẳng định đã tìm thấy đủ bằng chứng cho thấy hành vi của Google gây hại. Hãng công nghệ Mỹ vi phạm luật chống độc quyền "bằng cách ưu tiên dịch vụ so sánh mua sắm của riêng mình trên kết quả tìm kiếm và hiển thị ở vị trí thuận lợi, đồng thời loại bỏ kết quả từ các dịch vụ cạnh tranh bằng thuật toán xếp hạng".
Theo giới quan sát, việc bác bỏ kháng cáo của Google là kết quả rất quan trọng, vì sẽ củng cố những lập luận về chống độc quyền mà EU đang áp dụng để ngăn chặn các hãng công nghệ Mỹ. Google cũng đang đối mặt với hai vụ kiện độc quyền khác liên quan đến nền tảng di động Android và dịch vụ quảng cáo AdSense.
Trước đó, Margrethe Vestager, người đứng đầu cơ quan chống độc quyền châu Âu, nhắc đến khái niệm "self-preferencing" (tự ưu tiên), ám chỉ một công ty như Google có thể phá vỡ luật chống độc quyền bằng cách lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để tạo lợi thế cho sản phẩm, dịch vụ của mình hơn của đối thủ cạnh tranh.
"Bản thân self-preferencing không phải hành vi vi phạm luật chống độc quyền của EU, nhưng tác hại tiềm ẩn của nó có thể làm chùn bước các công ty có sản phẩm tốt hơn", Vestager nói với CNN.
Thomas Vinje, cố vấn pháp lý của FairSearch, nhận định án phạt sẽ mang lại cho EC "lượng đinh vít cần thiết" để siết Google trong các lĩnh vực mà công ty đang chiếm thế độc quyền, như tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, cửa hàng ứng dụng và video trực tuyến. "Chiến thắng này mới chỉ là bước đầu", Vinje nói với The Verge.
Dù vậy, một số chuyên gia khác đánh giá việc Google thua kiện càng thể hiện rõ hơn sự hạn chế của EU trong việc kiểm soát và giải quyết vấn đề về chống độc quyền trong giới công nghệ. Thực tế, sau phán quyết năm 2017, Alphabet đưa ra nhiều giải pháp ưu tiên cho bên thứ ba trong kết quả tìm kiếm. Dù vậy, hầu hết những công ty này thừa nhận chỉ thu thêm một phần doanh thu mới, không giải quyết lợi thế cơ bản của Google.
Những người ủng hộ chống độc quyền ở EU đang chuyển trọng tâm sang việc kiểm soát các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Các nhà lập pháp của khối đã đề xuất đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) lên EC từ tháng 12/2020, trong đó buộc các nền tảng công nghệ phải nhượng bộ cho đối thủ nhỏ hơn.
Dù vậy, giới quan sát cho rằng ngay cả khi DMA được các nhà lập pháp của EU chấp thuận, việc áp dụng sẽ không sớm hơn 2023. "Tốc độ chắc chắn không phải thế mạnh của EU", The Verge bình luận.
WHO: Ca Covid-19 tử vong giảm ở mọi nơi trừ châu Âu WHO cho biết ca tử vong vì Covid-19 ở châu Âu tuần qua tăng 10%, là nơi duy nhất ghi nhận cả ca nhiễm và tử vong tăng trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay cho biết khoảng 3,1 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận trên toàn cầu tuần qua, tăng 1% so với tuần trước, trong...