Thời trang nhanh vẫn sống khỏe
Những tác hại của thời trang nhanh đã được tuyên truyền nhiều năm qua. Tuy nhiên, thời trang nhanh vẫn trải qua khoảng thời gian rực rỡ.
Theo InStyle, thời gian qua, nhiều người đã nghĩ Gen Z sẽ “khai tử” thời trang nhanh. Tuy nhiên, kết quả lại không được như mong đợi.
Sức hút với mọi thế hệ
Các báo cáo từ Vox, Dazed và The Guardian chỉ ra thế hệ sinh từ năm 1997 đến năm 2012 có ý thức hơn về biến đổi khí hậu. Họ cũng thích bán và mua lại đồ cũ trên các website để tiết kiệm và ý thức về thời trang bền vững.
Tuy nhiên, họ cũng thích mua sắm quần áo từ những thương hiệu thời trang nhanh như Shein, Cider và FashioNova. Các thế hệ khác cũng vậy, kể cả Millenials – những người trưởng thành và có thu nhập ổn định. Họ vẫn đang lấp đầy tủ quần áo với sản phầm từ các nhà bán lẻ nổi tiếng như Zara và H&M.
Sức hút của thời trang nhanh là không giới hạn. Ảnh: Inews.
Ẩn quảng cáo
Nhạy cảmKhông phù hợpLỗi hiển thịĐã mua rồiHiện nhiều lầnKhác
Tìm hiểu thêm về Chính sách quảng cáo của chúng tôi
Gen X và Boomers cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Họ cũng mua thời trang nhanh. Nhiều người nổi tiếng, nhân vật truyền hình cũng chọn thời trang nhanh. Điều đó dễ tạo nên xu hướng sao chép hình ảnh thần tượng từ người hâm mộ.
Và điều đó dẫn đến những thành công vang dội của thời trang nhanh – bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.
Năm 2019, ông lớn Forever 21 tuyên bố phá sản. Năm 2020, một số thương hiệu, bao gồm H&M và Zara, đều báo cáo thua lỗ. Nhưng đến năm 2021, họ đã trở lại ngay nơi bắt đầu. H&M báo cáo mức tăng trưởng 25%. Inditex – công ty sở hữu Zara – tuyên bố lợi nhuận tăng gấp đôi. Mango cũng chứng kiến mức lợi nhuận cao nhất 10 năm qua.
Video đang HOT
Không thể ngăn cản
“Thật thất vọng khi bạn nghĩ đến những vấn đề về thời trang bền vững và thay thế được nói đến suốt những năm qua. Các trang web bán lại như ThredUp và Poshmark đang bùng nổ, dự kiến tăng 153% lên 353,9 tỷ USD vào năm 2030.
Trên hầu hết nền tảng truyền thông xã hội, hàng triệu video và bài đăng về vấn đề rác thải gây ra bởi các thương hiệu thời trang nhanh mỗi tháng. Các tổ chức hoạt động xã hội cũng tổ chức những chiến dịch nâng cao nhận thức bằng cách cung cấp bằng chứng vi phạm từ các thương hiệu này”, cây viết Alyssa Hardy của InStyle chia sẻ.
Bất chấp sự phản đối từ truyền thông hay cuộc khủng hoảng vì đại dịch, thời trang nhanh vẫn sống tốt. Ảnh: Metro.
Bất chấp sự phản đối từ truyền thông hay cuộc khủng hoảng vì đại dịch, thời trang nhanh vẫn sống tốt. Ảnh: Metro.
Tuy nhiên, trong năm 2022, các thương hiệu thời trang nhanh vẫn đang đi lên, không phải từ từ mà thực sự mạnh mẽ.
Bất chấp những tác hại rõ ràng do thời trang nhanh gây ra, người tiêu dùng vẫn yêu thích chúng. Lý do đơn giản nhất là chi phí. Các thương hiệu đa số tiếp cận vào nhóm người dùng kinh tế trung bình, thấp. Họ sử dụng những công cụ hỗ trợ, theo dõi xu hướng và tạo ra số lượng nhỏ sản phẩm cho mỗi “trend”. Ngoài ra, nhiều thương hiệu thời trang cực nhanh như Shein còn vấp phải những lùm xùm như ăn cắp ý tưởng của các nhà thiết kế nhỏ.
Dĩ nhiên, để đổi lại cho việc đáp ứng xu hướng cực nhanh, ngoài những vấn đề như công nghệ, ăn cắp ý tưởng, các thương hiệu phải đánh đổi bằng chất lượng hàng may mặc. Nhân công bị bóc lột cũng là vấn đề được nói quá nhiều trong những năm qua.
Mặt khác, có một chiêu trò “đánh tráo khái niệm” đang được nhiều thương hiệu thời trang nhanh áp dụng. Theo InStyle, 3 công ty thời trang nhanh hàng đầu là H&M, Amazon và Primark đều có những bộ sưu tập nhỏ với chất liệu thân thiện với môi trường hoặc các chương trình tái chế. Tuy nhiên, cả 3 đều không nỗ lực trong việc sản xuất ít quần áo đi. Dù cho đây chính là mấu chốt vấn đề của thời trang nhanh ngay từ khi bắt đầu.
Ai sai?
Thời trang nhanh hủy hoại môi trường. Thời trang nhanh bóc lột nhân công. Thời trang nhanh là thứ tệ hại. Đó là những cáo buộc nhắm vào những thương hiệu này.
So với trước kia, con người cũng nhận thức sâu sắc hơn về các vấn đề môi trường. Nhiều người đã có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Có những người mua đồ của thương hiệu thời trang nhanh cũng suy nghĩ như vậy.
Thời trang nhanh gây tác động xấu lên nhiều mặt xã hội. Tuy nhiên, khách hàng cần chúng. Ảnh: Zero Waste.
Thời trang nhanh gây tác động xấu lên nhiều mặt xã hội. Tuy nhiên, khách hàng cần chúng. Ảnh: Zero Waste.
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi toàn bộ cho thời trang nhanh.
Ngay từ đầu, khái niệm này đã được xây dựng để đáp ứng xu hướng thay đổi liên tục trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người quan tâm đến sự bình đẳng, đến tính bền vững hay Trái Đất xanh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, họ vẫn muốn nhu cầu của mình được đáp ứng nhanh chóng và rẻ.
Và khi thứ tiêu chuẩn kép này còn tồn tại, thời trang nhanh còn lớn mạnh hơn nữa, thậm chí là phát triển theo cấp số nhân.
SHEIN nhái Zara: Giá bán chỉ bằng một nửa
Và từ sự vụ SHEIN nhái Zara, các tín đồ thời trang đang tự hỏi: Liệu chúng ta có đang mua phải đống đồ nhái-của-nhái?
Nhắc đến thời trang nhanh và vấn nạn đạo nhái, cái tên Zara hẳn vang bóng một thời - cơn ác mộng của vô vàn 'đại thụ' như Celine, Louis Vuitton, Balmain... Bí quyết thành công của thương hiệu Tây Ban Nha là phương thức " ăn cắp ý tưởng triệu đô bán lại với giá bình dân". NTK Tom Ford cũng từng xổ toẹt: " Tôi căm thù mỗi khi bị nhái bởi Zara."
Tuy nhiên, sự lên ngôi của SHEIN lại đang 'át vía' hẳn thương hiệu thời trang nhanh kỳ cựu. Với thế mạnh là thương mại điện tử, tên tuổi đến từ Trung Quốc đạt hơn 100 triệu thành viên và 230 triệu lượt tải xuống ứng dụng trên toàn cầu tính đến tháng 2 năm 2022; đồng thời trở thành cái tên được Gen Z tại Mỹ yêu thích nhất. Nếu vòng gọi vốn mới nhất thành công, vốn hóa của SHEIN ước tính sẽ bằng tổng của cả Zara lẫn H&M, trở thành hãng bình dân hàng đầu thế giới.
Nắm trong tay nhiều bí quyết, nhưng một trong những phương thức giúp SHEIN bành trướng chóng mặt đến vậy là bởi thương hiệu này chẳng ngán 'nhái' luôn cả những cái tên đang cạnh tranh cùng phân khúc - mà Zara chính là ví dụ điển hình nhất!
Chiếc đầm satin màu hồng của Zara (bên trái) đã lọt vào tầm ngắm của SHEIN (bên phải), đồng thời nhái lại với mức giá còn rẻ hơn nhiều!
Kỳ thực chuyện SHEIN đi 'chôm' thiết kế từ các thương hiệu khác bị xem như 'chuyện thường ngày ở huyện'. Hãng này từng bị Levi Strauss, Dr.Martens hay Ralph Lauren réo tên không ngớt. Trên nền tảng Tik Tok, hashtag #sheinstolemydesign (tạm dịch: SHEIN ăn cắp thiết kế của tôi) thu hút đến 6,4 triệu lượt xem.
Nhưng riêng với người tiền bối từ Tây Ban Nha thì SHEIN còn 'lậm' hơn nhiều. Các TikToker thường xuyên đăng tải video so sánh sự tương đồng các item của hai hãng này khi cùng mặc trên một dáng người, đẩy #zaravsshein và #zaradupe lên tới gần 40 triệu xem mỗi hashtag.
Thậm chí có hẳn một trang Instagram mang tên @zaravsshein với lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn bằng tiếng Tây Ban Nha: " Cùng nhau mò đồ Zara tại trang SHEIN với giá rẻ chỉ bằng một nửa! Ngày nào cũng có đồ mới! Loại nào cũng có. Bắt đầu mò mẫm từ bây giờ đi nào!!!"
Với nhiều người thì giá của thương hiệu Tây Ban Nha vẫn còn khá 'chát', thế là họ mò sang SHEIN để mua các item tương tự với chi phí chỉ bằng 1/2
Chẳng hạn chiếc đầm hồng fuchsia này vốn có giá gần 1 triệu đồng, sang đến phiên bản SHEIN chỉ còn hơn 400 ngàn đồng
Cá biệt, một mẫu blazer xanh lá mà Zara bán với giá hơn 1,7 triệu đồng thì SHEIN 'nhái' lại và chào bán giá sale chỉ còn gần 400 ngàn đồng - tức là chỉ bằng 1/4! Tuy nhiên, cũng vì Zara có tiền sử nhái vô số thương hiệu khác nên mua đồ SHEIN lắm khi giống như mua đồ nhái-của-nhái
Được biết, SHEIN là hãng 'đẻ' hàng trăm mẫu thời trang mới mỗi ngày và sở hữu chuỗi cung ứng trên khắp thế giới. Copy thiết kế từ các hãng khác giúp tiết kiệm thời gian sản xuất, đó là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên nhiều tín đồ không khỏi thắc mắc vì sao vị tiền bối để yên cho SHEIN nhái mình liên tục trong thời gian dài?
Mike Flanagan, Giám đốc điều hành của một công ty tư vấn thời trang giải thích: " Giả sử SHEIN thật sự 'chôm' ý tưởng từ Zara và bị kiện. Từ thời điểm phát hiện sự vụ cho tới giai đoạn kiện tụng sẽ tốn tầm 2 năm, trong khi các sản phẩm của SHEIN sẽ bán hết veo trong vài tuần. Việc chứng minh điều gì đó sau 2 năm là không thể."
Không ít ý kiến mỉa mai rằng Zara đã bị 'nghiệp quật' bởi SHEIN sau bao tháng ngày đi nhái các ông lớn. Còn nghiệp của hãng thời trang siêu-nhanh bao giờ tới thì vẫn chưa ai biết
Hiện Zara vẫn im hơi lặng tiếng khi được giới truyền thông đề cập tới vấn đề này. Còn đại diện của SHEIN từng tự tin cho biết: " Mỗi nhà cung cấp của SHEIN đều tuân theo nguyên tắc ứng xử và đạt chứng nhận không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ bên thứ ba."
Chiếc váy cưới 47$ khiến tôi nhận ra: Đầu tư cho hôn nhân mới đáng giá thay vì đổ "tiền tấn" vào lễ lạt đắt đỏ "Không ít cô dâu tương lai khẳng định chiếc váy cưới tôi lựa chọn giúp họ gạt bỏ những áp lực phát sinh từ định kiến về lễ cưới hỏi xưa nay." Cuộc đời tôi bước sang trang mới từ tháng 2 năm nay, ngay từ giờ phút tôi sải bước bên chồng trong chiếc váy cưới 47 đô. Khi đó chúng tôi...