Thời trang điện ảnh và hành trình kiến tạo xu hướng
Trải qua thời gian, thời trang và điện ảnh đã hình thành mối liên hệ mật thiết, luôn song hành,tương hỗ và nâng đỡ nhau trên nhiều khía cạnh.
Luôn song hành cùng lịch sử phát triển của nhân loại, thời trang có sức ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới từng khía cạnh của cuộc sống. Trong dòng chảy nghệ thuật, thời trang không chỉ khẳng định vị thế riêng mà còn để lại nhiều dấu ấn trong các tác phẩm văn học, hội hoạ, sân khấu,…Đặc biệt trong điện ảnh, thời trang luôn hiển rõ nét những vẻ đẹp tinh hoa nhất của nó qua từng thời kỳ.
Dấu ấn mạnh mẽ của thời trang trong điện ảnh
Sự kết hợp giữa thời trang và điện ảnh đã không còn là điều quá xa lạ. Điện ảnh không chỉ đơn thuần là những câu chuyện được thêu dệt một cách khéo léo dưới bàn tay đạo diễn, mà đó còn là câu chuyện được kể bằng thời trang. Ngay từ khi bắt đầu một bộ phim, trang phục được các diễn viên khoác lên mình không chỉ là yếu tố khiến bộ phim trở nên lôi cuốn và thu hút mà còn có vai trò to lớn trong việc khắc họa rõ nét tính cách của từng nhân vật.
Hồi tưởng về những bộ phim kinh điển không chỉ mang dấu ấn đậm nét của thời trang mà còn mở ra xu hướng vượt thời gian như “Breakfast at Tiffany’s”, “Bonnie and Clyde”,…
Ảnh từ bộ phim “Breakfast at Tiffany’s”.
“Breakfast at Tiffany’s” được chuyển thể từ tiểu thuyết ngắn cùng tên, kể về cô gái Holly (Audrey Hepburn) xinh đẹp miền quê Texas lên New York với mong muốn kiếm một tấm chồng giàu có và hòa nhập vào xã hội thượng lưu. Cùng với bộ phim này, hình tượng Audrey Hepburn đã đi vào lịch sử điện ảnh cũng như thời trang thế giới bởi phong cách cổ điển, đơn giản mà tinh tế, nhẹ nhàng mà gợi cảm của mình. Với chiếc váy dài đen không tay, trơn dài, tóc bới cao với chuỗi ngọc trai, mũ rộng vành và kính gọng đen bản lớn, Audrey Hepburn đã tạo ra một hình tượng điển hình của người phụ nữ thanh lịch, quyền lực. Phong cách thời trang Audrey Hepburn đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà thiết kế cùng với hàng triệu các tín đồ thời trang trên thế giới.
“The Great Gatsby” đã làm sống dậy làn sóng thời trang xa xỉ đầy ám ảnh qua phục trang tinh xảo, lộng lẫy đậm chất thời đại của những năm 1920.
Hay “The Great Gatsby” đã làm sống dậy làn sóng thời trang xa xỉ đầy ám ảnh qua phục trang tinh xảo, lộng lẫy đậm chất thời đại của những năm 1920. Nếu thương hiệu thời trang Brooks Brothers đã góp phần tạo nên một Gatsby lịch lãm thì hơn 40 bộ đầm của Miu Miu đã tạo nên cô nàng kiêu kì, đỏng đảnh Daisy Buchanan. Thời trang đã trở thành chất liệu để truyền tải thông điệp mang giá trị văn hóa một cách chân thực và trọn vẹn qua những bộ trang phục đặc trưng của thời kì lịch sử đó.
Không chỉ dừng lại ở yếu tố tô điểm cho điện ảnh mà linh hồn, cảm hứng từ những nhà thiết kế còn thổi vào trong chính những thước phim. Trào lưu làm những bộ phim tài liệu hoặc bán tài liệu về các nhà thiết kế thời trang nở rộ là câu chuyện hấp dẫn không chỉ dành cho giới mộ điệu thời trang mà còn cả khán giả yêu thích điện ảnh.
Bộ phim “Dior and I”.
Từng thước phim trong “Dior and I” đã tái hiện những khoảnh khắc kịch tính nhất, thách thức sức chịu đựng, lòng kiên nhẫn và bản ngã nghệ thuật của ê-kíp nhà mốt Christian Dior nói chung và tân Giám đốc Sáng tạo Raf Simons nói riêng.
Thời trang điện ảnh từ lâu đã chứng minh được vị thế vừa độc lập vừa gắn bó với làng mốt. Thời trang điện ảnh là hạng mục trao giải mới mẻ nhưng mang ý nghĩa quan trọng trong các lễ trao giải uy tín. Hơn nữa, giới mộ điệu còn liên tiếp được chứng kiến những bộ sưu tập mang cảm hứng, không khí của nghệ thuật thứ 7 trên khắp các sàn diễn danh giá thời gian qua.
Video đang HOT
BST Xuân Hè 2019 của thương hiệu đình đám Moschino.
Sự hồi sinh của những chiếc đầm dáng cột thanh nhã đầy gợi cảm mang màu sắc Pop-Art, áo khoác dáng hộp, váy chữ A, kính gọng tròn, trang sức to bản của thập niên 60s phóng khoáng trong bộ phim “The Man from U.N.C.L.E” đã được tái hiện sôi động trên sàn diễn Moschino Xuân – Hè 2019.
Nếu thời trang có thể lay động mọi cảm quan và trí tưởng tượng của người xem bằng những bộ trang phục được kỳ công tạo dựng thì điện ảnh cũng giúp hoạt động kinh doanh thời trang thêm thăng hoa. Ngành sản xuất phim thế giới đang mang lại lợi nhuận khổng lồ cho ngành thời trang.
Thời trang chuyển động cùng cuộc sống
Trước đây, điện ảnh Việt chỉ chấp nhận đầu tư thiết kế phục trang các phim lịch sử, dã sử, cổ trang, còn các bộ phim hiện đại, các nhà sản xuất chọn cách diễn viên “có gì, mặc nấy”. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, điện ảnh Việt đã có thay đổi kinh ngạc về cách làm phim, dần nâng tầm thời trang bằng việc hợp tác với các nhà thiết kế làm nên trang phục không chỉ phù hợp tính cách, cá tính nhân vật mà còn tạo ra xu hướng thời trang từ phim.
Nền thời trang Việt bắt đầu ghi dấu trong địa hạt điện ảnh bằng những tác phẩm như “Em là bà nội của anh”, “Gái già lắm chiêu”, “Sắc đẹp ngàn cân”, “Cô Ba Sài Gòn”… Trong đó, “Cô Ba Sài Gòn” là bộ phim để lại nhiều ấn tượng khi khai thác đề tài áo dài – một đề tài truyền thống, gần gũi, đậm sắc văn hóa Việt mà còn tạo nên “hiệu ứng” về trào lưu mặc áo dài “Cô ba Sài Gòn” trong năm vừa qua.
“Cô Ba Sài Gòn” là bộ phim để lại nhiều ấn tượng khi khai thác đề tài áo dài một đề tài truyền thống, gần gũi, đậm sắc văn hóa Việt mà còn tạo nên “hiệu ứng” về trào lưu mặc áo dài trong năm vừa qua.
“Cô Ba Sài Gòn” không chỉ thu hút bởi nội dung phim, lối diễn xuất của các nhân vật mà khán giả vẫn có thể cảm nhận được dòng chảy thời trang Việt đang len lỏi qua từng thước phim. Không tôn vinh áo dài một cách hời hợt như các phim giải trí thông thường mà cũng không cứng nhắc và khô khan như phim tài liệu mà bộ phim mang đến một bức tranh về thời trang đầy cảm hứng, xúc động qua câu chuyện về tình yêu với tà áo dài truyền thống và quá trình lưu giữ áo dài giữa làn sóng thời trang Âu hóa của nhân vật Như Ý.
“Cô Ba Sài Gòn” còn là cuốn cẩm nang về thời trang quý giá.
Bên cạnh đó, “Cô Ba Sài Gòn” còn là cuốn cẩm nang về thời trang quý giá khi giao thoa thời trang cổ điển và hiện đại qua phong cách ăn mặc với màu sắc riêng biệt của mỗi tuyến nhân vật. Mỗi bộ trang phục trong phim là hiện thân của lịch sử nền công nghiệp thời trang thế giới.
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân tiết lộ rằng cô đã mời nhà thiết kế Thủy Nguyễn thực hiện phục trang cho 11 nhân vật chính và phụ với số lượng lên đến 300 bộ, gồm cả áo dài và trang phục thường ngày. Thời trang trong “Cô Ba Sài Gòn” đã nhanh chóng tạo thành xu hướng sau khi công chiếu. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự chuyển biến từ phục trang thành thời trang ứng dụng đời sống mà điện ảnh nhiều quốc gia chưa làm được.
Hiện nay với số lượng phim hiện đại tăng nhanh cùng những bước chuyển mình mạnh mẽ, “vươn ra biển lớn” của ngành công nghiệp thời trang Việt, các nhà sản xuất phim đã có sự đầu tư kinh phí cho trang phục. Tuy rằng thời trang trên phim vẫn là một câu chuyện dài đối với điện ảnh Việt nhưng đây là một cách tiếp cận mới của nghệ thuật tới công chúng, không chỉ là cơ hội để thời trang thực sự chuyển động cùng cuộc sống mà còn khẳng định được thương hiệu thời trang Việt trong làng thời trang quốc tế./.
Hạnh Lê
Theo vov.vn
Vì sao bạn luôn phải có một đôi giày tây nam, dù là một sneakerhead!
Những giá trị cổ điển nhưng không bao giờ lỗi thời, đây cũng chính là yếu tố giúp giày tây nam dần trở lại vị trí vốn có của nó sau một quãng thời gian bị lất át bởi cơn lốc giày sneaker.
Và dù bạn là một fan trung thành của sneaker, tôi nghĩ sở hữu một hai đôi giày tây cũng là điều cần thiết.
Thời trang nam giới đã đi một chặng đường dài với rất nhiều trào lưu trong vài năm qua. Chúng ta đã trải qua hàng chục xu hướng chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Thời trang dạo phố đã kết thúc, với những khuynh hướng thể thao, normcore và skate thay đổi cách ăn mặc của hầu hết mọi người. Và trong số đó, không nơi nào trên cơ thể có những thay đổi rõ rệt hơn trên đôi chân của chúng ta, từ những đôi giày tây nam cho đến giày thể thao năng động.
Ảnh: The Idle Man
Sneakers - với thị trường resell tăng trưởng đều đặn và mạnh mẽ chưa có dấu hiệu hạ nhiệu cùng những màn kết hợp của những nhãn hàng hàng đầu - đã phát triển thành một ngành công nghiệp khổng lồ. Các nhà thiết kế sneaker không còn là item dành riêng cho cộng động nào mà nó trở thành must-have item của mọi nhà và được nâng tầm cao mới nhờ vào sức ảnh hưởng của người nổi tiếng như những cái tên như Virgil Abloh, Kanye West và Pharrell Williams. Họ đã đi qua quãng đường dài để trở thành nhân vật chủ chốt trong ngành. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém chính là sự tham gia của những thương hiệu thời trang cao cấp vào sân chơi béo bở này như Gucci, Balenciaga, Louis Vuitton, Versace,...
Nhưng như một quy luật cân bằng chung, để "chỉnh đốn" lại thời kì thịnh vượng tưởng chừng vô tận của giày sneaker, một số tên tuổi quan trọng trong ngành giày dép và thời trang luôn muốn hướng đến sự đa dạng trong các phân khúc thời trang cũng như tìm ra các ý tưởng đối trọng với một thế lực quá hùng mạnh. Có một vài dấu hiệu trong năm nay cho thấy giày thể thao đang không còn mạnh mẽ như những năm trước, do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Một ví dụ điển hình như Balenciaga đã không tung ra bất cứ một thiết kế sneaker nào trong BST Xuân-Hè 2019 của mình. Hay như Dior, nhà mốt này tung ra thiết kế lai giữa giày tây và sneaker với những đường nét mới lạ, thật ra thì dòng "giày la fomal shoes - sneakers) vốn là dấu ấn của Cole Haan từ lâu. Còn với Gucci, họ tạo ra những dòng Chunky sneaker đình đám nhưng vẫn chưa thể vượt qua những đôi Horsebit Loafers kinh điển của minh,...
Trong BST Xuân-Hè 2019, Balenciaga không tung ra bất cứ một thiết kế sneaker nào mà toàn bộ là những đôi giày tây điệu đà sang trọng.
Ảnh: Getty Images / Christian Vierig
Thiết kế giày tây lai sneaker của Dior. Ảnh: Highsnobiety / Asia Typek
Những đôi signature Horsebit Loafers của Gucci. Ảnh: Getty Images / Christian Vierig
Một hai ví dụ hay dẫn chứng vẫn chưa đủ để kết luận khi nào sẽ là điểm kết thúc của sneakers, người thì tin rằng sneaker sẽ như bao trào lưu khác - rồi cũng sẽ có lúc tàn, có người lại rất lạc quan với sự phát triển của sneaker, dù không còn "bùng nổ" như trước nhưng vẫn sẽ kéo dài đến vài tận năm sau. Tuy nhiên, ai đúng ai sai không quan trọng, ý chính của bài viết này chính là sneaker là một trào lưu tuyệt vời (tôi cũng không bao giờ muốn sneaker phải kết thúc) nhưng đừng vì thế mà bạn bỏ qua một trong những biểu tượng kinh điển của thời trang nam giới - những đôi giày tây nam.
Ảnh: Thursday Boots
Giày tây nam với nhiều kiểu dáng, chất liệu như giày combat boots, giày Chelsea boots, Oxfords, Derbies, Loafers,... đa dạng không kém sneaker và cũng phù hợp với nhiều sự kiện từ ngày thường cho đến chốn công sở hay tiệc tùng. Bên cạnh đó thì hiệ nay, các nhà thiết kế đang làm cho người tiêu tùng dễ dàng để lựa chọn hơn bao giờ hết bằng cách thêm các vật liệu phi truyền thống hoặc các mẫu để giày tây nam trông đồ sộ hơn hay có hình dạng giản dị hơn tùy sở thích. Thay vì trông giống như một thiếu niên đã đột nhập vào tủ quần áo của cha mình với đôi giày da màu đen già dặn, bạn có thể trở nên thời thượng trẻ trung hơn với những chất liệu da lộn, nhung hay những đôi giày có hoạ tiết in hình động vật và màu sắc khác lạ (tan, xám tro, xanh lá,...).
Ảnh: The Idle Man
Những đôi giày tây nam còn tạo nên một phong thái chững chạc, nam tính trưởng thành cho cánh mày râu. Chùng khiến bạn trông phong cách theo màu sắc riêng của mình. Chọn một đôi giày tây nam đẹp còn thể hiện bạn là người chú ý tới tiểu tiết. Ngoài ra chúng có một sức hút kì lạ đối với phái đẹp (trưởng thành) nữa đấy.
Giày tây nam tạo thêm nhiều màu sắc cho bạn để thể hiện bản thân mình, giúp nhiều người hình dung được nghề nghiệp của bạn, sở thích của bạn hay thậm chí cả những điều thú vị về phong cách sống của bạn (dù bạn là tuýp người hướng nội hay hướng ngoại).
Ảnh: ASOS
Vậy nên một lần nữa tôi muốn nói, bạn hãy vẫn cứ thích sneaker đi, vì chúng thoải mái và năng động, nhưng cũng đừng đóng khung mình với một phong cách nào, thêm những đôi giày da nam cho những sự kiện nghiêm trang hơn. Một kệ giày đa dạng chủng loại sẽ chứng tỏ bạn là một người đàn ông có gu sâu sắc!
Theo elleman.vn
Sự bùng nổ đầy hứng khởi của thị trường thời trang menswear Nếu với thời trang nữ, sự sáng tạo là vô biên, cứ đều đặn mỗi thập kỷ lại có một phong cách đặc trưng thống lĩnh, thì những định kiến khắt khe về hình ảnh người đàn ông khiến các thiết kế dành cho nam giới chưa hề có sự đột phá đáng kể nào trong suốt một thời gian dài. Phải đến...