Thời trang cao cấp hiện nay liệu có thật sự còn “đắt xắt ra miếng”?
Liệu rằng những món đồ thời trang cao cấp có tượng trưng cho một sự xa sỉ trong văn hóa tiêu dùng có thực sự xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra? Hãy để chúng tôi đem đến cho bạn một góc nhìn khác về bản chất của những chiếc tag giá đắt đỏ của ngành công nghiệp thời trang cao cấp.
Thời trang cao cấp luôn là biểu tượng cho sự xa hoa cũng như chất lượng tuyệt vời. Xuyên suốt nhiều thập kỉ, những nhà mốt kinh điển hàng đầu đã từng bước tạo dựng tên tuổi của họ dựa trên những sản phẩm từ các loại da thuộc và vải vóc tốt nhất, được sản xuất tỉ mỉ bởi bàn tay của những thợ thủ công lành nghề. Tuy nhiên, những năm gần đây đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong toàn bộ ngành công nghiệp thời trang.
ảnh: Fashion Beans
“Thời trang đối với tôi là một niềm yêu thích, tôi từng cảm thấy rất hài lòng khi chi tiền cho những món đồ thời trang cao cấp, bởi sự đặc trưng về chất lượng của chúng so với những món hàng đại trà” – Eugene Rabkin, sáng lập cổng thông tin thời trang cao cấp StyleZeigeist và biên tập viên trang Business of Fashion, chia sẻ - “Tuy nhiên, đáng buồn thay, tôi không còn cảm giác đó với thời trang cao cấp ở thời điểm hiện tại nữa.”
ảnh: instagram @ldn2hk
Chúng ta đều biết những sản phẩm với mức giá lên đến hàng trăm hay hàng nghìn Mỹ kim của những nhà mốt cao cấp đều đến từ yếu tố “Thương Hiệu” (Branding) của họ. Khi bạn mua một chiếc túi Louis Vuitton, bạn đang mua một thiết kế kinh điển có chiều dài lịch sử, được sản xuất với chất liệu da thượng hạng nhất. Chọn một thiết kế clutch của Goyard, bạn đang đem về nhà một nét họa tiết đặc trưng của sự sang chảnh đến từ bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. Diện một chiếc đồng hồ Rolex, bạn sẽ cảm thấy như một tay chơi đích thực của giới thượng lưu. Mặc dù không được thể hiện một cách “huỵch toẹt” ra trên các quảng cáo, nhưng chính cái cảm giác tự tin cũng như sự yên tâm, xuất hiện đầy tự nhiên trong tâm lý khách hàng khi chọn mua những sản phẩm thời trang cao cấp đến từ các nhà mốt đình đám là giá trị cốt lõi nhưng không hữu hình, mà yếu tố thương hiệu đã và đang mang lại suốt nhiều thập kỉ qua.
Christian Dior – biểu tượng của thời trang cao cấp ảnh: Loomis Dean
Tuy nhiên những giá trị cốt lõi đó đang bị đe dọa nặng nề bởi sự phát triển vũ bão của ngành thời trang cao cấp trong những năm gần đây. “Giá thì tăng nhưng chất lượng lại giảm” – Rabkin chia sẻ đầy cay đắng. Khi mà tất cả những công ty trong mọi ngành công nghiệp đều chạy theo lợi nhuận, thì những ông lớn lâu đời của thế giới thời trang cũng không ngoại lệ. Để đạt được những bước nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận như mong muốn thì những thương hiệu này phải đứng trước sự lựa chọn: tăng giá thành hoặc giảm chất lượng sản phẩm. Đáng buồn thay, họ lại chọn cả hai! “Họ đầu tư vào các chiến lược marketing, mở rộng mối quan hệ với những ngôi sao nổi tiếng và đưa họ vào những chiến dịch quảng bá, tất cả chỉ để đánh vào thị hiếu và những ham muốn phù phiếm của công chúng nhằm che dấu chất lượng sản phẩm ngày càng kém đi”
ảnh: instagram @shotbycones
Kết quả của việc này là chúng ta có một loạt các sản phẩm đơn giản đến tầm thường so với vị thế của thời trang cao cấp. Hãy nhìn vào Gucci, một thương hiệu kì cựu với danh tiếng về những món đồ da thuộc cao cấp, giờ đây lại đang tập trung vào những thiết kế áo phông màu sắc in những dòng chữ nguệch ngoạc nhằm phục vụ giới trẻ. “Tất cả bây giờ đều xoay quanh trào lưu thổi phồng (nguyên văn: It’s about hype) – Chris Morency, tổng biên tập trang Hypebeast, khẳng định. Những hãng thời trang sẽ chủ trương hạ thấp số lượng sản phẩm nhất có thể nhằm giới hạn khả năng tiếp cận sản phẩm của khách hàng. Điều này sẽ thổi phồng ham muốn của khách hàng lên đến mức họ sẵn sàng trả thật nhiều tiền, cũng như nâng tầm vị thế của thương hiệu đó lên. Hãy nhìn vào ví dụ tiêu biểu như những chiếc áo phông trắng có in Box logo của Supreme, đang có mức giá bán lại lên đến 500 đô la Mỹ ở thị trường thứ cấp.
Những chiếc áo phông Gucci đang khiến giới trẻ “phát cuồng” ảnh: Fashion Beans
Video đang HOT
Việc một vài thương hiệu thời trang cao cấp đang cố gắng tăng độ hype bằng mọi cách có thể xem như một nỗ lực bảo vệ cho vị thế, vốn chỉ còn trên lí thuyết của chính họ, khi mà giờ đây chất lượng sản phẩm của họ đã chẳng còn vượt trội gì hơn những món đồ ở phân khúc tầm trung. “Những tag giá cao ngất ngưỡng chỉ là một sự thể hiện phù phiếm cho vị thế của những hãng thời trang. Nói thẳng ra, bạn đang bỏ ra $700 cho một chiếc áo có chi phí sản xuất chỉ tầm $50!” – Luke McDonald, stylist của trang thời trang nam giới Thread cho hay.
Điều này đã dẫn đến việc các nhà mốt lớn tiêu biểu như Burberry đã kiên quyết tiêu hủy hàng tồn kho thay vì đưa chúng ra những cửa hàng outlet với mức giá rẻ hơn. Nạn nhân của việc này không chỉ là người tiêu dùng mà còn cả môi trường chung của toàn nhân loại. Thực tế đi, đã đến lúc những thương hiệu thời trang cao cấp ngừng đổ hoàn toàn trách nhiệm cho ngành công nghiệp thời trang nhanh trong việc gây ô nhiễm môi trường, khi mà chính bản thân họ cũng đang thải ra hàng tấn sản phẩm tiêu hủy cũng như vật liệu gây hại mỗi năm.
Thiết kế túi nhựa trong của Louis Vuitton ảnh: Highsnobiety
Tình trạng này là một sự đối lập hoàn toàn với chính những giá trị cốt lõi và lâu đời nhất của thời trang cao cấp. Ở những năm 50 thế kỉ trước, những nhà mốt thời trang cao cấp được trang hoàng với những món đồ thêu đan từ những loại vải vóc và da thuộc tốt nhất, bởi những người thợ thủ công khéo léo và lành nghề. Haute Couture – các sản phẩm được may đo tỉ mỉ bằng tay – vốn là linh hồn và biểu tượng cho sự “đắt xắt ra miếng” của thời trang cao cấp, giờ đây đã phải chấp nhận bị ghẻ lạnh vì không thể đảm bảo nguồn lợi nhuận. Những thiết kế váy áo Couture giờ đây chỉ xuất hiện ở một vài dịp đặc thù, và vẫn được duy trì với mục đích giữ mối quan hệ với các ngôi sao, chứ không còn mang tính biểu tượng cho chất lượng cao cấp như trong quá khứ
Karl Lagerfeld tại show diễn Haute Couture 2017 của Chanel
Sự giao thoa giữa thời trang cao cấp và văn hóa streetwear đang là một xu hướng chủ đạo cho ngành thời trang thế giới. Tuy nhiên, liệu rằng xu hướng này có đang góp phần kéo thời trang cao cấp tuột dốc, khi mà chính bản thân nó lại đang bị lạm dụng và bóp méo thành sự biện hộ cho những thiết kế có phần lười nhác và kém chất lượng, tiêu biểu như như những thiết kế túi sách đính nhựa đang bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội của Virgil Abloh và Louis Vuitton. Chính bản thân huyền thoại Karl Lagerfeld lúc sinh thời, cũng đã không dưới một lần chỉ trích những sự tuột dốc và thiếu sáng tạo đến từ những nhà thiết kế thời trang cao cấp đương đại. Hiện tại chỉ có một số ít các nhà thiết kế, tiêu biểu như Yohji Yamamoto hay Jun Takahashi từ UNDERCOVER, thật sự sử dụng sự sáng tạo và tài năng của họ để đem những ngôn ngữ thiết kế cao cấp và sang trọng đến với những món đồ streetstyle, và qua đó mở ra những hướng đi mới cho ngành thời trang.
Những chiếc túi chất lượng đến từ Yohji Yamamoto ảnh: instagram @yohjiyamamoto
“Hãy suy nghĩ thật kĩ về những gì bạn sẽ sở hữu với số tiền mình bỏ ra” – Luke McDonald chia sẻ. Thời trang hiện đại giống như một vòng đu quay, những xu hướng rộ lên và biến mất chỉ trong có vài tháng. Vậy nên nếu bạn thật sự là một người đam mê với thời trang, hãy bỏ thời gian tìm đến những món hàng thủ công, được may tay tỉ mỉ. Chất liệu thượng hạng, quá trình sản xuất thủ công cùng với thiết kế đặc trưng, đó mới là những thứ tinh thần kinh điển nhất đã cấu thành nên đẳng cấp và giá trị của thứ gọi là thời trang cao cấp. Còn ở thời điểm hiện tại trên thị trường, những món đồ thời trang cao cấp đắt thật đấy, nhưng có “xắt ra miếng” không thì lại là một câu chuyện khác!
Karl Lagerfeld – người giám hộ giữ hồn cho thời trang cao cấp suốt nhiều thập kỉ
Theo elleman.vn
Thế hệ Millennials phát "cuồng" vì những bộ trang phục đáng yêu dành cho cún cưng
Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp thời trang đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của một đối tượng khách hàng vô cùng đặc biệt.
Cùng với sự lên ngôi của thế hệ Millennials, thế giới thời trang đang bùng nổ nhiều ý tưởng độc đáo hiện diện trong các BST mới lạ và nhiều đột phá. Nắm vững tâm lý khách hàng và bắt kịp xu hướng, nhiều thương hiệu cao cấp và đại chúng đã tung ra dòng thời trang dành riêng cho một đối tượng khách hàng mới, những chú chó cưng.
(Ảnh: Moncler)
Một trong những nhà mốt tiên phong trong việc khai thác dòng thời trang dành cho chó chính là thương hiệu xa xỉ hàng đầu nước Ý Moncler Genius. Trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Milan Thu - Đông 2019, Moncler đã ra mắt BST kết hợp cùng đội ngũ các NTK tài năng như Craig Queen, Simone Rocha, Pierpaolo Piccioli, Hiroshi Fujiwara...
(Ảnh: Nylon)
Các thiết kế được trình làng trong không gian triển lãm đậm chất nghệ thuật đương đại. Điểm nhấn của buổi trình diễn là những chú chó khoác lên mình các thiết kế áo phao trứ danh của Moncler. Nằm trong BST kết hợp giữa thương hiệu Ý và Poldo Dog Couture, những bộ trang phục dành cho chó cưng này có giá trị trên 400 đô la Mỹ.
(Ảnh: Moncler)
(Ảnh: Moncler)
Lý giải cho sự ra đời của dòng thời trang xa xỉ dành cho chó cưng, đồng sáng lập thương hiệu Very Important Puppies, Sabrina Albarello cho biết, ý tưởng xuất phát từ việc thiếu hụt các sản phẩm may mặc chất lượng dành cho chú chó Chihuahua mà cô đang nhận nuôi. "Chó cưng cũng giống như những đứa trẻ trong gia đình. Chúng tôi cũng muốn chúng trông thật sành điệu".
(Ảnh: Very Important Puppies)
Bên cạnh Moncler và Very Important Puppies, nhiều thương hiệu cũng nhanh chóng khai thác dòng thời trang cao cấp dành cho chó. Trong đó, Poldo là một trong những nhãn hàng đầu tiên đặt chân vào "lãnh địa" đặc biệt này. H&M từng "bắt tay" Moschino ra mắt BST cộng tác gồm các thiết kế dành cho thú cưng vào năm 2018.
(Ảnh: H&M)
Wild One là một trong những thương hiệu chuyên biệt cho thú cưng với bộ sưu tập đầy đủ các sản phẩm cho một chú cún, từ vòng cổ, dây dẫn đi dạo, túi xách cho đến nệm ngủ. Vượt xa cả danh tiếng của một thương hiệu non trẻ, Wild One thậm chí còn đặt cửa hàng tại khu phố Soho sầm uất bậc nhất New York.
(Ảnh: Wild One)
Ngoài ra, Hemsmith, Modernbeast, Liberty London... cũng góp mặt trong danh sách các thương hiệu nhanh nhạy trước xu hướng này. Trải rộng từ phân khúc cao cấp đến đại chúng, các thiết kế dành cho thú cưng có mức giá tối thiểu là 14 đô la Mỹ.
(Ảnh: Hemsmith)
Tất nhiên, những chú chó không thể tự chi trả cho những bộ trang phục "đắt đỏ" này. Chủ nhân của chúng chính là người sẵn sàng bỏ ra hàng chục đến hàng nghìn đô la cho những bộ áo quần tí hon này. Trong đó, những người trẻ tuổi thuộc thế hệ Millennials chiếm đa số.
Thế hệ Millennials là đối tượng khách hàng chính của dòng thời trang cao cấp dành cho thú cưng. (Ảnh: Petinside)
Theo báo cáo của tổ chức Cassandra, có đến 50% giới trẻ (từ 20 - 30 tuổi) cho biết, họ đối xử với thú cưng như con của mình và sử dụng một phần thu nhập để "trưng diện" cho chúng. Một thống kê khác cũng chỉ ra rằng 14% thu nhập của thế hệ Millennials dành cho các giao dịch mua sắm trang phục cao cấp cho thú cưng, "bám đuổi" sát nút con số 18% dành cho trang phục trẻ em.
(Ảnh: Fashionista)
Điều này cũng phản ảnh một phần xã hội hiện đại khi giới trẻ không còn quá mặn mà với việc kết hôn hay có con. Thay vào đó, thú cưng trở thành "người bạn" lý tưởng. Khi tư duy này tiếp tục lan tỏa, ngành công nghiệp thời trang dành cho thú cưng sẽ là "miền đất hứa" và tiếp tục nở rộ trong tương lai.
(Ảnh: Wild One)
Theo elle.vn
Khi sản phẩm từ lông thú không còn là một xu thế trong ngành thời trang Những động thái mạnh mẽ của giới bảo vệ động vật cũng như việc nâng cao nhận thức từ thế hệ khách hàng mới đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành thời trang. Qua đó, buộc các ông lớn trong lĩnh vực này như Gucci, Chanel, Michael Kors,... phải tuyên bố ngưng sử dụng lông thú vĩnh viễn. Các sản phẩm làm từ...