Thời tiết thất thường, bệnh nhân khớp kêu trời
Miền Bắc vào thu nhưng vẫn với nắng nóng tới 37 độ, miền Trung và Nam cũng khó lường khi vừa mưa lạnh bỗng lại đổ nắng bất ngờ. Thời tiết này trở thành nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân khớp.
Tờ mờ sáng, Khoa Khớp của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã đông nghẹt bệnh nhân. Bà Minh (ngoài 50 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, mấy ngày nay cơ thể bà giống như máy dự báo thời tiết, trở trời là xương khớp, mình mẩy đau nhức. Các khuỷu tay, bả vai cứ cứng đơ, phải xoa bóp mãi mới bớt chút. “Kiểu gì mùa đông đến là chịu trận với cái khớp, nên mới chớm đau cũng phải cố đi khám”, bà Minh nhăn nhó nói.
Bệnh nhân chờ khám tại BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM sáng 12.8 (Ảnh: T. Danh).
Mới hơn 6 giờ sáng, tại dãy phòng khám của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM đã diễn ra cảnh chen chúc, khổ sở của bệnh nhân đau khớp. Nhiều người phải đi nạng, ngồi xe lăn hoặc nhờ người thân dìu đến. Ở dãy ghế cuối cùng bên ngoài phòng khám, chị Lê Thị Nguyệt (41 tuổi, quê Ninh Thuận) mồ hôi nhễ nhại, gương mặt phờ phạc. Chị có tiền sử bị thoái hóa khớp 6 năm nay. Mỗi khi trái gió trở trời, chị luôn bị các cơn đau khớp hành hạ, đến nỗi toàn thân chỗ nào cũng ê ẩm như bị kim châm. Từ một người lo toan mọi việc trong nhà, nào bếp núc, chợ búa, nào chăm sóc ba mẹ già và các con, chị Nguyệt trở thành “gánh nặng chính” của gia đình. “Mỗi khi thời tiết thay đổi, toàn thân đau nhức không làm gì được là tôi lại thấy tủi thân vô cùng”, chị Nguyệt tâm sự.
Với những người bị thoái hóa khớp như chị Nguyệt, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ… Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần.
Tại Khoa khám bệnh Cơ – Xương – Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM rất đông bệnh nhân khớp từ các tỉnh cũng đổ về khám bệnh trong những ngày chuyển mùa này. Cô Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi, ở Tây Ninh) kể: “Tôi bị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đã hơn 4 năm nay, làm nghề nông nên quanh năm vất vả, chân tay ngày càng teo, từ 55kg xuống còn 33kg và gần như không đi lại được. May có đứa cháu đưa lên Chợ Rẫy khám, nằm viện hơn 2 tháng thì đi lại được. Giờ thì phải bắt mấy lượt xe lên đây để tái khám hàng tháng”.
Chịu đựng cơn đau khớp dọc 2 cánh tay suốt mười mấy năm nay mà không chạy chữa đúng nơi, bệnh của chị Lành (38 tuổi, Vũng Tàu) nay chuyển thành thoái hóa khớp. Chị Lành cho hay từng uống hơn 200 thang thuốc Nam, Bắc đủ cả nhưng tình trạng bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Giờ đây, chị chỉ có thế làm được các việc nhẹ, hạn chế vận động nhưng những cơn đau khớp vẫn thường xuyên hành hạ chị. Dạo gần đây, thời tiết thay đổi lúc nóng lúc lạnh khiến khớp đau dữ dội, chị phải vội vàng đón xe lên Bệnh viện Chợ Rẫy để tái khám.
Một ca bệnh khớp đang điều trị vật lý trị liệu tại BV Chợ Rẫy (Ảnh: T. Linh).
Giáo sư – Bác sĩ Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, các bệnh về khớp đặc biệt là thoái hóa khớp có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh, gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương. Khi bị hạn chế khả năng đi lại, làm giảm chất lượng sống mà nặng nhất là bị tàn phế, ngoài yếu tố sức khỏe, người bệnh còn rất dễ rơi vào cảnh trầm cảm, u uất, có xu hướng sống tiêu cực, thụ động, tinh thần xuống dốc nghiêm trọng.
Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp. Trong khi đó, y học hiện đại cho biết bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mãn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Giáo sư Trần Ngọc Ân khuyến cáo, bệnh khớp đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Phổ biến là thoái hoá khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh Gut (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống ở nam giới. Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Ngoài chế độ ăn uống giàu canxi, uống nhiều nước, để chăm sóc khớp, cần vận động nhẹ nhàng. Khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân nên đi tất, không nên lội nước, lội bùn, ra ngoài khi có gió lạnh, đồng thời chú ý giữ ấm các khớp xương ở chân, tay, đầu gối, cổ, vai, cột sống vào thời điểm chuyển mùa, nhằm hạn chế các cơn đau khớp xâm lấn.
Video đang HOT
Đồng An – Bảo Thùy
Theo VNE
Công nghệ tàn phá sức khỏe nghiêm trọng
Điện thoại thông minh, máy tính đến facebook, trò chơi trực tuyến... đang dần trở thành 1 phần tất yếu của cuộc sống và kèm theo đó là những căn bệnh lạ tai, thậm chí mới xuất hiện.
Đau mỏi vai gáy do nhắn tin
Việc cúi đầu để nhìn màn hình trong một thời gian dài có thể gây ra những chấn thương do stress nặng lặp đi lặp lại tác động lên cổ. Tư thế không đúng cũng dẫn đến tổn thương ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Đầu của chúng ta có trọng lượng khoảng 4kg. Khi cúi đầu ra trước khoảng 3cm để nhìn rõ màn hình, trọng lượng của đầu sẽ tăng lên gấp đôi. Còn nếu ta đưa đầu ra xa hơn, trọng lượng có thể tăng gấp 3. Đồng thời, các cơ ở sau gáy sẽ luôn phải kéo đầu trở lại.
Chúng ta sẽ không nhận ra sự căng cơ liên tục này cho đến khi thấy người mỏi nhừ sau một ngày hoặc một tuần làm việc. Dần dà, bạn sẽ nhận được cái gọi là "chứng đau vai gáy do đánh máy" - tình trạng đau mỏi vai gáy mạn tính do tổn thương stress lặp đi lặp lại.
Nạn nhân của bệnh GATO?
GATO (ghen ăn tức ở) là "vòng xoáy sầu não" xảy ra mà nguyên nhân duy nhất là do ta mắc phải một sai lầm không thể tha thứ: Đăng nhập Facebook vào một tối thứ 6 "rảnh rỗi sinh nông nổi".
Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy, cho dù người dùng có bao nhiêu bạn bè trên mạng, cho dù họ nhiệt tình đến cỡ nào và họ vào Facebook để làm gì thì cuối cùng họ vẫn để lại cảm giác buồn chán về chính mình.
Vì sao? Nghiên cứu thấy rằng tuy bản thân Facebook không có tội, nhưng nó có thể trở thành nền tảng cho những hành vi tự hủy hoại bản thân, ví dụ như sự so sánh tiêu cực.
Khi bạn vừa mới cuộn tròn trên giường trong bộ quần áo ngủ thoải mái thì ngay lập tức "bị đập vào mặt" (một cách rất ảo) là cuộc sống đầy sôi động của những người khác.
Và chính vào lúc bạn cảm thấy bất an như thế là lúc căn bệnh GATO tấn công mạnh nhất, khiến bạn chìm trong nỗi lo sợ rằng tất cả mọi người đều đang có cuộc sống hạnh phúc hơn, tuyệt vời hơn và nói chung là ở "đẳng cấp cao hơn" cuộc sống của bạn.
#FOMO - thuật ngữ để chỉ căn bệnh này - thậm chí đã được đưa vào từ điển Oxford.
Đau nhức do điện thoại thông minh
Cảm giác đau và tê ở đầu ngón tay có thể dấu hiệu cảnh báo sớm của một căn bệnh đang gặp ngày càng nhiều trong giới văn phòng: hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay (CTS) là tổn thương hay gặp nhất trong những nghề phải cử động lặp lại liên tục, có thể gồm những động tác như gõ bàn phím máy tính hoặc sử dụng điện thoại thông minh.
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa, chạy từ cẳng tay xuống bàn tay, bị chèn ép hoặc xoắn vặn.
Tại sao công nghệ lại gây ra những vấn đề này. Nguyên nhân là do về mặt sinh học, chúng ta không được trang bị để thực hiện hàng ngàn những động tác lặp lại trong cả tiếng đồng hồ - như khi ta "lóc cóc"liên hồi trên bàn phím hay "nhoay nhoáy" nhắn tin trên điện thoại.
Các triệu chứng thường xuất hiện dần dần, với cảm giác đau rát, kiến bò hay tê bì lòng bàn tay, các ngón tay,đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Các bác sĩ thường khuyên người dùng smartphone không nên gấp cổ tay ra sau trong thời gian dài và cố gắng dùng nhiều các ngón khác nhau, chứ không riêng ngón cái, và đặt điện thoại lên bàn trong khi nhắn tin.
Nếu thấy tê hay sưng bàn tay thì cần ngừng dùng điện thoại và ngâm tay trong nước ấm trong 5 dến 10 phút
Các thói quen tốt khác gồm sử dụng các thiết bị vệ sinh lao động (chỗ tì khuỷu tay, tấm lót chuột), nghỉ giải lao hợp lý, sử dụng những thiết bị thay thế bàn phím (bút số, thiết bị nhận dạng giọng nói) và uống nghệ (chống viêm), axit béo omega3 và vitamin nhóm B.
Điều trị bao gồm nẹp tay và phẫu thuật. Hãy hỏi bác sĩ để có lời khuyên y tế hợp lý.
Hội chứng nhìn máy tính
Mắt của chúng ta không thích nghi với việc nhìn chằm chằm vào một điểm trong hàng giờ liền.
Nếu bạn dán mắt vào màn hình máy tính trong một thời gian đáng kể, bạn có thể bị những triệu chứng của hội chứng nhìn máy tính: nhức mắt, mỏi mắt, kích ứng, đỏ mắt, nhìn mờ và song thị.
Nhưng để bảo vệ mắt, nên thỉnh thoảng rời mắt ra khỏi màn hình
Bạn có thể dùng kính chuyên dụng loại một tròng hoặc hai tròng, hoặc kính màu để tăng cảm nhận về sự tương phản và lọc bớt ánh sáng chói và ánh sáng phản xạ để giảm triệu chứng nhức mỏi mắt.
Mất ngủ vì mạng xã hội
Mạng xã hội, chat và trò chơi trực tuyến đang phá vỡ giấc ngủ của giới trẻ. Nghiên cứu của Hội bác sĩ Trung Quốc cho biết hơn 67% số người được khảo sát thường xuyên gửi tin nhắn hoặc chat online khi đang chuẩn bị đi ngủ - lý do chính khiến họ vẫn còn thức.
Khoảng 1/3 cho biết trò chơi, video, truyện hoặc tin tức trực tuyến khiến họ cố thức. Nhiều người, đặc biệt là người trẻ, nói rằng các hoạt động mạng xã hội trên giường khiến họ thức đến nửa đêm.
Một nghiên cứu khác cho thấy chơi trò chơi có súng đạn sẽ làm giảm nồng độ melantonin, một loại hoóc môn điều hòa chu kỳ thức ngủ.
Gà gật trước màn hình TV cũng không tốt gì hơn. Theo một nghiên cứu, trẻ vị thành niên xem TV từ 3 tiếng một ngày trở lên sẽ tăng đáng kể nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên khi đến tuổi trưởng thành.
Thiếu ngủ làm giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiều bệnh khác. Một nghiên cứu trên tờ Psychosomatic Medicine thấy rằng rối nhiễu giấc ngủ dù rất nhỏ cũng làm giảm mạnh số tế bào miễn dịch.
Nghiên cứu trên tờ Sleep Quality khuyên mọi người cần tránh xa các thiết bị điện tử ít nhất là một giờ trước khi đi ngủ vì ánh sáng kích thích các tế bào thần kinh, khiến cho não hưng phấn và làm gián đoạn đồng hồ sinh học. * Còn tiếp
Theo Dân trí
Tay chân lạnh: Cách bấm huyệt trị bệnh Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát. Huyệt khúc trì. Lạnh đầu chi y học hiện đại gọi là bệnh Raynaud. Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát. Bệnh chưa rõ căn nguyên...