Thời tiết quá nóng, nam giới Hàn Quốc mặc quần short, mang dép đi làm
Chính quyền nhiều thành phố ở Hàn cho phép nam giới được ăn vận quần short đến nơi làm việc. Song, việc ăn mặc thoải mái này gây ra không ít tranh cãi từ chính người trong cuộc.
Lee Su Ho, một công chức 30 tuổi làm việc tại tòa Thị chính thành phố Seoul (Hàn Quốc), có sở thích mặc quần short đi làm.
“Bởi vì tôi làm ở bộ phận hỗ trợ thanh thiếu niên, đồng nghiệp và nhiều người tôi gặp đều ở độ tuổi còn trẻ. Phần lớn diện đồ công sở nhưng mọi người, kể cả trưởng phòng, đều không có ý kiến phàn nàn về trang phục của tôi”, Lee giải thích lý do hay mặc quần short đi làm.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên The Korea Times, đề cập đến câu chuyện nam giới ở Hàn Quốc được cho phép mặc quần lửng, đi dép sandal đến nơi làm việc.
Đây được coi là một trong những nỗ lực của chính phủ Hàn để giảm thiểu hậu quả của tình trạng nắng nóng ngày càng gay gắt ở đất nước này.
Việc cho phép nam giới mặc quần short, đi dép sandal đi làm vẫn gây ra nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc.
Mặc quần short vì trời quá nóng
Quy định “Quần short cho nam giới” lần đầu được chính quyền thành phố Seoul giới thiệu vào mùa hè năm 2012.
“Quần short cho nam giới” ra đời dựa trên bối cảnh chính sách bảo tồn năng lượng mới của chính phủ. Theo đó, các văn phòng công sở bị cấm hạ mức nhiệt độ điều hòa xuống dưới 28 độ C.
Tình trạng nắng nóng có xu hướng khắc nghiệt thêm khi mùa hè ở Hàn Quốc ngày càng kéo dài hơn và mức nhiệt tăng mạnh theo từng năm.
Nối tiếp Seoul, chính quyền thành phố Suwon đã cho phép nhân viên được ăn mặc thoải mái vào năm ngoái.
Tại thành phố Busan và Changon, giới văn phòng cũng được phép mặc quần short, đi sandal trong các tháng nóng cao điểm như một cách giúp các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn.
Mặt khác, “quần short cho nam giới” được đánh giá giúp cải thiện môi trường công sở, tạo cảm giác tự do hơn cho nhân viên.
“Mặc quần short và đi dép có thể giảm nhiệt độ cơ thể xuống thêm 2 độ, từ đó giảm nhu cầu sử dụng điều hòa”, Lee Sang Hoon – Giám đốc bộ phận hoạch định chính sách môi trường của thành phố Seoul, cho hay.
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng cách thức này sẽ được thông qua rộng rãi như một phần của văn hóa làm việc hàng ngày”, ông Lee nói thêm.
“Không chuyên nghiệp và bất lịch sự”
Trên thực tế, nhiều địa phương khác ở xứ củ sâm vẫn chưa áp dụng biện pháp này vì nỗi lo ăn mặc quá thoải mái khiến các công chức trông không chuyên nghiệp hoặc bất lịch sự khi giao tiếp với người dân.
Lee Won Hyuk, nhân viên tại bộ phận chính sách môi trường, cho biết mặc quần short giúp anh thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
“Cơ thể tôi rất kém trong việc thích nghi với thời tiết nóng. Mặc quần short giúp tôi hạ thân nhiệt và cải thiện hiệu quả công việc”, người đàn ông 35 tuổi giải thích.
Tuy nhiên, phần lớn giới “cổ cồn trắng” tại Hàn Quốc cho hay họ chưa bắt kịp với thay đổi này.
Tại tòa Thị chính Seoul, trong khi các nhân viên nữ vẫn thường xuất hiện với váy lửng và sandal thoải mái, hình ảnh nam giới mặc quần short đi làm vẫn hiếm hoi.
Thị trưởng thành phố Changwon Huh Sung Moo xuống phố cùng các nhân viên trong trang phục quần short, giày thể thao để khuyến khích nam giới mạnh dạn mặc quần áo thoải mái đi làm.
Khác với Lee Su Ho, người đồng nghiệp của anh, Moon Hyo Gyu cho biết anh không mặc quần short đi làm vì lý do cá nhân.
“Thật khó để có một vẻ ngoài chuyên nghiệp khi bạn mặc quần short. Tôi và nhiều người khác cảm thấy xấu hổ khi khi để lộ đôi chân của mình với sếp và đồng nghiệp, nhất là trong trường hợp lông chân rậm rạp”, người đàn ông 36 tuổi chia sẻ.
Số khác chỉ đơn giản không dám mạnh dạn phá bỏ quy tắc ăn mặc khi chưa thấy số đông hưởng ứng việc thay đổi.
Huh Sung Moo – Thị trưởng thành phố Changwon ở tỉnh Gyeongsang, vừa thực hiện chuyến đi bộ đến cơ quan trong trang phục quần short và giày thể thao cùng các nhân viên khác để khuyến khích nam giới thực hiện chính sách mới.
“Tôi cảm thấy hơi khó xử vì công chức nhà nước vốn đóng khung với hình ảnh mặc quần dài đi làm. Tôi không chắc sẽ có bao nhiêu đồng nghiệp nam khác chịu làm theo”, Lee Ji Ho, 23 tuổi, chia sẻ.
Song anh chàng đánh giá việc mặc quần short đi làm là một bước tích cực để giảm bớt không khí làm việc căng thẳng, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt.
Theo Zing
Sao Hàn dính 'phốt', chính quyền khổ sở
Loạt tin tức tiêu cực của giới nghệ sĩ thời gian qua ảnh hưởng khá lớn tại xứ kim chi. Các thành phố Seoul, Incheon, Taebaek,... cũng liên lụy bởi sở hữu những địa điểm du lịch ăn theo các ngôi sao dính lùm xùm.
Ăn theo nghệ sĩ để lôi kéo khách du lịch là phương thức không còn quá mới lạ tại Hàn Quốc, nhưng cách làm này đang đối diện với rủi ro lớn
Văn phòng quận Gangnam (Seoul, Hàn Quốc) đang đau đầu khi nam ca sĩ PSY bị nghi ngờ có dính đến đường dây môi giới mại dâm của Yang Hyun Suk, cựu CEO kiêm giám đốc điều hành công ty giải trí YG Entertainment. Hồi cuối tháng 6, truyền thông Hàn Quốc tiết lộ nam ca sĩ đã bị cảnh sát triệu tập để lấy lời khai nhằm làm rõ các tố cáo trợ giúp Yang Hyun Suk tổ chức tiệc ăn chơi cho đại gia ngoại quốc với gái làng chơi.
Mặc cho Yang Hyun Suk cùng PSY phủ nhận mọi cáo buộc, nhưng scandal này đã khiến cơ quan chức năng quận Gangnam cân nhắc xem có nên gỡ bỏ bức tượng Gangnam Style hay không. Được biết, bức tượng được đúc bằng vàng theo điệu nhảy ngựa của bài hát và xuất hiện từ năm 2016 bên ngoài trung tâm mua sắm COEX, nơi MV tỉ view lấy làm bối cảnh.
PSY (trái) và Yang Hyun Suk nằm trong diện nghi vấn môi giới mại dâm cho nhà đầu tư nước ngoài
Tượng Gangnam Style là nơi hút khách du lịch nổi tiếng ở Gangnam (Seoul)
Sau khi lùm xùm ăn chơi tour nổ ra, nhiều nhà phê bình cho rằng bức tượng Gangnam Style có giá 400 triệu won này (hơn 8 tỉ đồng) không còn phù hợp với khu Gangnam nói riêng và thành phố Seoul nói chung. Do đó, biểu tượng văn hóa nức tiếng này nên di dời sang chỗ khác hoặc dỡ bỏ. Sự lựa chọn cuối cùng vẫn chưa được đưa ra, nhưng nhiều người cho rằng sẽ rất khó để khai tử bức tượng này. Bởi đây là địa điểm hút khách du lịch nhất nhì ở Seoul, đặc biệt là đối với fan Kpop đến từ nước ngoài.
Ngoài bức tượng Gangnam Style, chính quyền khu Gangnam còn mệt mỏi giải quyết những hậu quả từ bê bối Burning Sun. Bên cạnh việc cảnh sát Gangnam bị cấp cao "dằn mặt", thì Văn phòng quận còn bận rộn xóa tên của hai khu rừng được đặt theo tên Seung Ri (cựu thành viên Big Bang) và Roy Kim. Cả hai nam thần tượng đều là nhân vật chính trong scandal nhóm chat "ăn chơi" đình đám vào đầu năm nay.
Khu rừng mang tên Seung Ri vừa bị xóa sổ
Từ Seoul hướng về phía Tây, sang đến Incheon, thành phố cũng chịu tác động bởi lối sống không lành mạnh của các sao Hàn. Mới đây, chính quyền Incheon đã gạch bỏ Con đường hoa anh đào Park Yoochun ngay sau khi anh nhận tội mua và sử dụng hàng cấm bất hợp pháp. Được biết, Con đường hoa anh đào Park Yoochun là món quà mà fanclub Blessing Yoochun chi 5,5 triệu won (gần 111 triệu đồng) để làm tặng anh.
Hôm 2.7, giọng ca sinh năm 1986 bị kết án 2 năm tù treo, nộp phạt 1,4 triệu won (khoảng 28 triệu đồng) và buộc cai nghiện . Có thể nói, nếu như fan Park Yoochun thất vọng 1 thì có lẽ phía Văn phòng Incheon thất vọng 10, vì họ từng đặt niềm tin vào anh sẽ giúp du lịch thành phố phát triển.
Yoochun bật khóc, hối hận và gửi lời xin lỗi vì hành động sai trái của mình
Con đường hoa anh đào mang tên Yoochun trước khi bị xóa
Đáng tiếc nhất có lẽ chính là thành phố Taebaek (Gangwon, Hàn Quốc). Nơi này bị ảnh hưởng nặng nề sau khi cặp sao Hậu duệ mặt trời Song Joong Ki và Song Hye Kyo tuyên bố ly hôn.
Trước khi được chọn làm bối cảnh trong phim, Taebaek là thành phố miền núi từng là trung tâm khai thác than. Sau khi được biết đến nhờ tác phẩm, chính quyền quyết định "lột xác" bằng 270 triệu won (tương đương 5,5 tỉ đồng) tiền đầu tư. Khu công viên Hậu duệ mặt trời và phim trường trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Hàn Quốc sau khi đôi Song - Song nên duyên vợ chồng vào tháng 10.2017.
Việc kết hôn - ly hôn của Song Joong Ki và Song Hye Kyo ảnh hưởng lớn đến phim trường Taebaek
Chính quyền Taebaek phải phát triển du lịch theo hướng khác sau tin tức cặp sao chính Hậu duệ mặt trời chia tay
Thế nhưng, chính quyền Taebaek đã phải đau đầu khi hai diễn viên bất ngờ "đường ai nấy đi". Lễ hội cặp đôi Taebaek bị hủy và thành phố có thể phải "rót" thêm không ít tiền nhằm đa dạng hóa các dịch vụ để không còn phụ thuộc vào bộ phim Hậu duệ mặt trời.
Chứng kiến tình trạng trên, những chuyên gia Văn hóa Hàn Quốc khuyên chính quyền các thành phố không nên phụ thuộc nhiều làn sóng Hallyu hay dựa vào các ngôi sao để thu hút khách du lịch. Vì sự phổ biến của nghệ sĩ hay tác phẩm ăn khách chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, hình tượng của người nổi tiếng ngày nay bị sụp đổ quá dễ dàng do những vụ bê bối đời tư hoặc tin đồn vô căn cứ.
Nhà phê bình văn hóa Ha Jae Keun chia sẻ với Yonhap: "Các ngôi sao Hallyu nổi tiếng đến mức chính quyền không thể không phụ thuộc vào họ để thu hút khách du lịch nước ngoài. Nhưng chuyện này mang tính rủi ro cao". "Vì thế, những người làm trong ngành công nghiệp giải trí phải có trách nhiệm và đạo đức hơn, vì họ có vai trò làm nên hình ảnh của cả đất nước Hàn Quốc", ông nói thêm.
Theo Sao Star
Tên trộm 'đói nhất quả đất': Ngồi ăn bánh mì trong tiệm suốt 4 tiếng mới chịu cuỗm tiền rời đi Sau khi đột nhập vào cửa hàng, thay vì lấy tiền mặt và bỏ đi, tên trộm này lại ngồi ăn bánh mì ngay trong cửa hàng suốt 4 tiếng đồng hồ, trước khi lấy tiền và bỏ trốn. Mới đây, chủ một cửa hàng bánh mì ở Itaewon thuộc thành phố Seoul, Hàn Quốc đã đăng tải một đoạn video quay cảnh...