Thời tiết lạnh đột ngột nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?
Nhiệt độ suy giảm khiến sức đề kháng của bạn suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.
Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh cực hiệu quả trong tiết trời chuyển lạnh đột ngột.
Súp gà giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch.
Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh
Ăn súp gà
Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Tuy nhiên, khi nấu súp gà, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.
Bổ sung nghệ vào các món ăn
Nghệ là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.
Nghệ cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn, có tính kháng viêm mạnh.
Bổ sung thịt bò
Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. Chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt bò.
Video đang HOT
Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thịt bò để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm.
Ăn nhiều các loại đậu
Ngoài thịt gà, bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh các bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.
Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.
Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.
Uống trà gừng
Với đặc tính kháng viêm cực mạnh, trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh. Sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau nhức hiệu quả.
Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột, bạn chỉ cần thưởng thức một cốc trà gừng ấm nóng là đủ để khỏe mạnh hơn. Ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào những món ăn khác nhau để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, phòng chống cảm cúm cảm lạnh.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khi bị cảm cúm, cơ thể thường sẽ mất nhiều nước hơn do sốt, đổ mồ hôi hay ho. Việc uống nước có thể duy trì hoạt động của hệ miễn dịch và giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Uống đủ nước còn giúp duy trì sự ẩm trong các niêm mạc hô hấp, từ đó các triệu chứng như khô họng, khó thở và ho khan cũng giảm thiểu.
Đồng thời, uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất độc từ cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Người bị cảm cúm nên uống khoảng 8-10 ly (khoảng 2-2,5 lít) nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì nước trái cây, nước ép rau củ hay súp… cũng là cách để bổ sung nước cho cơ thể bạn.
Bổ sung hành, tỏi
Hành, tỏi chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm, như allicin và sulfur compounds, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa và chiến đấu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng allicin – một thành phần quan trọng trong tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus.
Ăn tỏi hàng ngày giúp dự phòng cảm cúm và giảm nguy cơ bị cảm cúm.
Uống nước cam, chanh
Cam và chanh đều là hai loại trái cây giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng của cảm cúm. Đồng thời, cam và chanh cũng có tính axit tự nhiên, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong họng và miệng. Khi bị cảm cúm, bạn có thể ăn cam, chanh tươi hoặc làm nước ép cam, chanh để uống.
Ăn yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và vitamin B. Chất xơ trong yến mạch có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp duy trì sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị cảm cúm.
Hai thời điểm không nên tắm
Nhiều thói quen khi tắm của bạn trẻ có thể dẫn đến tình trạng lão hóa da sớm, các bệnh lý về da, cảm lạnh hay thậm chí là đột quỵ.
Việc tắm gội hàng ngày tưởng chừng đơn giản, nhưng có một số thời điểm tắm gội không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Freepik.
Tắm là hoạt động vệ sinh cơ thể cần thiết ở mỗi người. Tuy nhiên, một số thói quen khi tắm phổ biến hiện nay có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số lưu ý giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt những người trẻ với lịch trình sinh hoạt đảo lộn.
Nên tắm trước 21h
Bất kể là mùa đông hay mùa hè, bạn cũng không nên tắm sau 21h để phòng ngừa một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vào buổi tối, nhiệt độ thường xuống thấp hơn, tắm sau 21h có thể khiến mạch máu bị co lại, cản trở lưu thông máu, làm máu bị cô đặc hơn bình thường, từ đó dẫn đễn cảm lạnh, đau đầu, đột quỵ...
Không nên tắm, gội ngay sau khi ăn
Tắm, gội sau khi ăn là điều cấm kỵ. Sau khi ăn, dạ dày và ruột hoạt động rất mạnh, lượng máu được tập trung ở những cơ quan này sẽ nhiều nhất. Chính vì thế, tắm sau khi ăn no có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hạ đường huyết và dễ ngất xỉu.
Nên tắm 1 lần trong ngày
Nhiều người nghĩ rằng việc tắm nhiều lần trong ngày sẽ giúp da sạch hơn. Thế nhưng, đây là một quan điểm không đúng. Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên tắm một lần mỗi ngày. Tắm rửa mỗi ngày có thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, đào thải độc tố trong cơ thể được tốt hơn.
Đối với những người huyết áp cao, việc tắm mỗi ngày còn có thể giúp bạn ổn định huyết áp. Tuy nhiên, cũng không nên tắm quá nhiều lần trong ngày bởi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Không nên tắm quá lâu
Thời gian lý tưởng cho việc làm sạch cơ thể là khoảng 10 phút mỗi ngày. Nếu tắm quá lâu có thể ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên trên da, gây ra một số bệnh về da. Thậm chí, tắm lâu còn có thể dẫn đến cảm cúm, nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
Không tắm bằng nước quá nóng
Tắm bằng nước quá nóng không phải là cách tắm tốt cho sức khỏe. Nước quá nóng sẽ làm da khô đi, mất độ ẩm tự nhiên và xấu dần, đẩy nhanh tiến trình lão hóa da.
Tắm đúng trình tự, tránh đột ngột
Bạn cần thực hiện đúng trình tự sau: Rửa mặt - Tắm từ nửa thân trên xuống nửa thân dưới - Gội đầu. Thực hiện đúng những bước này giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn diễn ra tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn nở lỗ chân lông.
Không dùng dung dịch tắm nhiều bọt, không nên kỳ cọ mạnh
Dùng các loại bông tắm có nhiều bọt kết hợp với kỳ cọ mạnh trong thời gian dài sẽ làm mất đi lớp dầu và lớp biểu bì tự nhiên giúp bảo vệ da. Hệ quả là da dễ bị khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn gây hại tấn công vào sâu trong da và hình thành bệnh lý về da.
Dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm
Thời điểm hoàn hảo để dùng kem dưỡng ẩm là khi vừa tắm xong. Đây là lúc lỗ chân lông mở rộng nhất, có thể hấp thu được dưỡng chất tốt hơn. Chính vì thế, làn da của bạn khi dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm sẽ đẹp hơn so với vào thời điểm khác.
Nhịn hắt hơi có thể làm vỡ túi phình mạch máu não Hắt hơi là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật, nấm mốc hay triệu chứng khi bị cảm lạnh, cảm cúm,... Đây là phản xạ tự nhiên đột ngột, không có dự báo trước và khó kiềm chế của cơ thể. Trong cuộc sống sẽ...