Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da?
Thời tiết chuyển mùa gây ra nhiều vấn đề về da như: bong tróc, nổi mụn, kích ứng,… Vì thế, việc chăm sóc da là vô cùng quan trọng để giúp chị em có làn da căng mịn, sáng bóng.
Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da?
Không chủ quan chỉ vì thời tiết mát mẻ
Theo BSCKII Nguyễn Tiến Thành – Phó trưởng Khoa Laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay, làn da có thể xuất hiện nhiều phản ứng khác nhau. Có người sẽ cảm thấy da trở nên tiết dầu nhiều hơn, có người lại thấy da lên mụn, bong tróc vảy da và hơi mẩn ngứa ở da mặt.
BSCKII Nguyễn Tiến Thành – Phó trưởng Khoa Laser và săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương
BS Thành phân tích: “Những biến đổi trên da khi đổi mùa khiến da bị xỉn màu hoặc tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, ngay khi thời tiết thay đổi thì mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ, phải chú ý hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ làn da. Nguyên tắc là phải giữ cho da không được quá khô, cũng không quá dầu”.
BS Thành cũng lưu ý rằng, kiểu thời tiết mát mẻ của mùa thu cũng khiến mọi người thường gặp phải một số vấn đề trong chăm sóc da.
“Vì tiết trời mát, se lạnh nên chúng ta bỏ quên việc uống nước, không chỉ khiến da bị khô, mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng quát. Do đó, vẫn cần đảm bảo uống đủ nước theo khuyến nghị. Bên cạnh đó, dù trời không quá nắng nhưng mọi người vẫn nên dùng kem chống nắng ít nhất 2 lần/ngày với độ SPF trong khoảng 30-50″, BS Thành khuyến nghị.
Với kiểu thời tiết hiện nay, nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trong khoảng 30-50
Chuyên gia này cũng thông tin thêm, kem chống nắng gồm nhiều loại: kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hoá học… Nếu làn da của chị em là da dầu, dễ nổi mụn hoặc đang có mụn thì không nên dùng kem chống nắng vật lý vì nó có thể gây bóng nhờn, khiến việc trị mụn không hiệu quả…
Dưỡng ẩm đúng cách để đạt hiệu quả cao
Với kiểu thời tiết khô hanh, việc giữ ẩm cho làn da là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải ai cũng biết cách dưỡng ẩm đúng cho làn da, bởi việc sử dụng các sản phẩm để dưỡng ẩm không thể rập khuôn một cách cứng nhắc, mà phải biết thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế của thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất.
Với kiểu thời tiết khô hanh, việc giữ ẩm cho làn da là điều hết sức cần thiết
Theo BS Hoàng Văn Tâm – Giảng viên Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội, việc lựa chọn loại dưỡng ẩm cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời tiết, vị trí tổn thương do khô, đặc điểm của vị trí tổn thương khô, độ tuổi của người bôi,….
Chuyên gia này phân tích kỹ hơn:
-Thời tiết: Với thời tiết khô hanh, các sản phẩm dưỡng ẩm dạng dung dịch dưỡng ẩm không sâu và chỉ duy trì hiệu quả trong thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta ưu tiên dùng loại mỡ hoặc kem. “Cần chú ý theo dõi độ ẩm không khí hàng ngày để có cách dưỡng ẩm hiệu quả. Cụ thể, khi độ ẩm không khí
Cách dưỡng ẩm phải thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế của thời tiết để đạt hiệu quả cao nhất
-Vị trí tổn thương: Đối với các tổn thương ở mặt chú ý không dùng các loại dưỡng ẩm có thể gây mụn nhân và trứng cá. Với các đối tượng da bị mụn hoặc có xu hướng mụn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần chính là glycerin. Nếu tổn thương ở bàn tay và bàn chân nên ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Trong khi đó, nếu tổn thương nằm ở vùng lông như da đầu, ưu tiên dùng dạng dung dịch.
-Đặc điểm tổn thương: Với tổn thương đang giai đoạn chảy dịch cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm được trình bày ở dạng dung dịch. Trường hợp tổn thương khô da dày sừng nhiều cần ưu tiên dạng mỡ.
-Lứa tuổi: Ure có thể gây kích ứng và rối loạn chức năng thận ở trẻ nhỏ. Do đó, các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa chất này không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ.
Nếu không muốn hỏng dạ dày, nên ăn rau cùng mì tôm
Ăn nhiều mì tôm không hề tốt nhưng nếu biết cách ăn, đó lại trở thành món ăn khó quên nhất.
Bận rộn, không có thời gian cắm cơm, rất nhiều người trong chúng ta thực hiện món ăn 3 phút thần thánh - mì ăn liền (mì tôm).
Không phủ nhận, ăn nhiều mì tôm không tốt, nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ tôm vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.
Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân giải.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách.
Không sử dụng gói dầu gia vị
Bởi mì tôm được làm theo cách chiên nên bước đầu tiên chúng ta cần làm là trần qua nước sôi để trôi bớt lớp mỡ ban đầu.
Và dĩ nhiên hãy vứt bỏ luôn gói dầu giàu chất béo không tốt cho cơ thể này.
Thêm rau xanh
Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra.
Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Tuyệt đối không ăn "mỳ úp"
Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.
Ăn mì tôm quá thường xuyên
Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.
Bạn không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.
Bên cạnh đó, việc chú trọng tới hàm lượng muối trên nhãn của mì tôm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng gia vị. Việc chấm hay bổ sung gia vị mặn khác khi ăn mì tôm là hành động không được khuyến khích.
Nghiên cứu thực hiện trên hơn 10.700 người ở Hàn Quốc cho thấy ăn nhiều mì ăn liền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là phụ nữ.
Phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền cũng dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn. Đây là tình trạng mà cùng lúc cơ thể xuất hiện nhiều yếu tố có nguy cơ gây bệnh như béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết bất ổn. Tất cả đều làm tăng nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.
Hàm lượng natri cao trong mì ăn liền không có lợi cho sức khỏe là điều đã biết từ lâu. Nhưng thủ phạm chính gây hại lại là mì. Trong một nghiên cứu khác của đại học Harvard (Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện những kết quả đáng lo ngại sau khi kiểm tra quá trình tiêu hóa mì ăn liền.
Chất bảo quản hay còn gọi là TBHQ (t-butylated hydroxy quinone), là chất chống ô xy hóa hòa tan trong dầu mỡ. Chúng giúp kéo dài tuổi thọ thực phẩm và làm khó tiêu hơn bình thường. Không ít loại thực phẩm hiện nay có dùng chất bảo quản - trong đó có mì tôm.
"Kén" đặt phụ khoa được quảng cáo như thần dược: Nhận định từ chuyên gia Theo lời quảng cáo của người bán, chỉ cần đặt "kén" vào vùng kín từ 24-48h, các chất bẩn, nấm ngứa sẽ được dọn sạch, từ đó giúp người dùng chữa đủ các loại bệnh phụ khoa, thậm chí là cả vô sinh. Kén đặt phụ khoa chữa "bách bệnh" "Diệt nấm, vi khuẩn"; "phòng chống tất cả các loại viêm nhiễm phụ...