Thời tiết cực đoan, bệnh viện quá tải
Liên tiếp các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo dài như nắng nóng cao điểm, nhiệt độ hạ đột ngột, mưa dông, oi bức… đã khiến các BV ở Hà Nội quá tải. Bệnh nhân đông nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
600 trẻ nhập viện một buổi sáng
Nhưng ngày nắng cao điểm, BV nhi T.Ư tiếp nhận bệnh nhân vào cấp cứu không xuể. Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Thanh Tú – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, BV Nhi T.Ư cho biết, cao điểm có ngày, chỉ trong buổi sáng đã có đến 5-600 trẻ đến khám tại BV Nhi T.Ư. Các bệnh của trẻ trong thời tiết nắng nóng đa số liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Đại diện Khoa Quốc tế – Bệnh viện nhi Trung ương cho biết, trong đợt nắng nóng vừa qua, lượng bệnh nhân tăng 1,5 lần so với ngày thường. Chưa kể cha mẹ, phụ huynh đi theo các cháu khiến BV lúc nào cũng đông nghịt, chật chội.
Cao điểm có ngày, chỉ trong buổi sáng đã có đến 5-600 trẻ đến khám tại BV Nhi T.Ư. Các bệnh của trẻ trong thời tiết nắng nóng đa số liên quan đến hô hấp và tiêu hóa.PGS.TS Trần Thanh Tú – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, BV Nhi T.Ư
Tương tự, Bệnh viện Lão khoa T.Ư cũng rơi vào tình trạng quá tải, số người già mắc các bệnh mãn tính đến khám tăng từ 30 – 50% trong những ngày nắng nóng. Còn tại Khoa Cấp cứu, BV Thanh Nhàn, trong những ngày qua, bệnh nhân cấp cứu nhập viện chủ yếu là đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch, những bệnh chịu tác động mạnh của thời tiết cực đoan.
Tự phòng bệnh cứu mình
Video đang HOT
Khi những mô hình thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên phổ biến do sự biến đổi khí hậu, thì tự bảo vê sức khỏe là điều mà tất cả người dân phải trang bị kiến thức. Các cơ quan chức năng đã có những khuyến cáo để người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, ứng phó với nắng nóng.
Theo nhiều chuyên gia y tế, để phòng bệnh mùa nắng nóng, các gia đình nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cũng như sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Khi trời nóng điểm điểm, hạn chế ra ngoài, không bật điều hòa quá thấp, uống nước nhiều hơn 2-3 lần so với bình thường, ăn nhiều rau xanh và hoa quả… là những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. Nếu buộc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu, mọi người nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành; đặc biệt, phải lưu ý các bệnh lý về đường hô hấp.
Riêng với những gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý, dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím, sức đề kháng của trẻ em bị sụt giảm nhanh chóng, dễ bị thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải, đặc biệt trẻ dễ bị bệnh lý về hô hấp như viêm phổi… Cha mẹ phải biết cách bảo quản thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, tránh cho trẻ ra vào phòng điều hòa thay đổi thời tiết đột ngột. Khi trẻ chơi đùa, cha mẹ cần cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh tâm lý vì ngại nắng nóng mà không đưa trẻ đến bệnh viện cho tới khi bệnh nặng mới chịu vào viện điều trị.
Ông Trần Đắc Phu -Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo thêm, hiện các bệnh thường xuất hiện trong mùa hè phần lớn đã có các vaccine phòng. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để loại trừ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu tiêm chủng tỷ lệ thấp hoặc ngừng tiêm chủng thì hàng rào miễn dịch bị phá vỡ, mầm bệnh dễ dàng lây lan nhanh.
PV
Theo ngaynay
Nắng nóng đỉnh điểm: Người già, trẻ nhỏ đổ bệnh
Nắng nóng cao điểm, kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhẹ thì nhập viện điều trị, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Cấp cứu cho bệnh nhân trong những ngày nắng nóng tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Linh Giang
Ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều trẻ nhập viện vì các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng, tiêu hóa...
Còn người cao tuổi đa phần nhập viện để điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, phổi mạn tính, viêm phế quản, rối loạn điện giải, các bệnh lý về khớp. Tại Bệnh viện (BV) Lão khoa T.Ư, số người già mắc các bệnh mãn tính đến khám tăng từ 30 - 50% trong những ngày nắng nóng. Còn tại Khoa Cấp cứu, BV Thanh Nhàn, trong những ngày qua, bệnh nhân cấp cứu nhập viện chủ yếu là đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch, những bệnh chịu tác động mạnh của thời tiết cực đoan. Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu của BV cho biết, các bác sĩ phải căng mình để cấp cứu người bệnh với lượng bệnh nhân tăng gấp ba lần so với ngày bình thường, chủ yếu là các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim.
Theo PGS.TS Trần Thanh Tú - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, BV Nhi T.Ư, các bệnh của trẻ trong thời tiết nắng nóng hiện nay thường liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Cao điểm, có ngày, chỉ trong buổi sáng đã có đến 600 trẻ đến khám tại BV Nhi T.Ư. Đa số các bệnh nhi khám trong thời gian này có vấn đề về đường hô hấp.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, nắng nóng đỉnh điểm khiến chỉ số tia UV ở mức rất cao (10 - 11) sẽ gây nguy hại cho làn da. Đặc biệt thời điểm từ 10 - 14 giờ trong ngày là lúc bức xạ tia cực tím ở mức đỉnh điểm. Nếu của người trưởng thành tiếp xúc trực tiếp với nắng ở thời gian này khoảng 25 phút sẽ bị bỏng da thì ánh nắng chỉ mất 10 phút để gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho làn da của trẻ, lâu dài có thể gây ung thư da.
Hiện các bệnh thường xuất hiện trong mùa hè phần lớn đã có các vaccine phòng. Do đó, người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để loại trừ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu tiêm chủng tỷ lệ thấp hoặc ngừng tiêm chủng thì hàng rào miễn dịch bị phá vỡ, mầm bệnh dễ dàng lây lan nhanh. Khi đó, tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu
Chủ động phòng bệnh
Ngay từ đầu mùa nóng, các BV đã lên kế hoạch phòng chống nắng nóng cho bệnh nhân. Tại BV Da liễu T.Ư, bác sĩ Đặng Bích Diệp - Trưởng phòng Công tác xã hội của BV cho biết, thời tiết nắng nóng khiến các bệnh da liễu chuyển biến nặng hơn. Song nhờ công tác vô khuẩn và đảm bảo trang thiết bị làm mát sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân. Còn tại BV Thanh Nhàn, bác sĩ Phạm Thị Trà Giang - Trưởng khoa Cấp cứu cho biết, ngay từ đầu hè, BV đã bố trí đầy đủ điều hòa công suất lớn, quạt trần, đảm bảo đầy đủ nước uống cho người dân, không chỉ tại phòng bệnh mà ngay cả tại phòng khám, phòng chờ và hành lang.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng, chống nắng nóng cho người bệnh như: Bổ sung quạt, bạt che, bảo đảm đủ nước uống, nước sinh hoạt... Hiện tại, các BV của TP đều đã khẩn trương triển khai các biện pháp chống nắng nóng cho người bệnh. Đặc biệt, tại các khoa hồi sức, khoa nhi, khoa sản, phòng cấp cứu bảo đảm đầy đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ.
Theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh mùa nắng nóng, trước hết các bậc cha mẹ phải biết cách bảo quản thức ăn, nước uống hợp vệ sinh; tránh cho trẻ ra vào phòng điều hòa thay đổi thời tiết đột ngột nhằm hạn chế bệnh về hô hấp. Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư Trần Minh Điển khuyến cáo, khi trẻ chơi đùa, cha mẹ cần cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh tâm lý vì ngại nắng nóng mà không đưa trẻ đến BV cho tới khi bệnh nặng mới chịu vào điều trị. Còn theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, trong những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay, khi ra đường, người dân nên mặc áo chống nắng, mũ rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm để bảo vệ da, góp phần ngăn cản sự tác động của tia cực tím UV tới làn da.
Theo kinhtedothi
Để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng: cân nặng không phải là yếu tố duy nhất Với trẻ đang trên đà phát triển, cân nặng chính là một trong những yếu tố mẹ dễ nhận thấy bằng mắt và dễ "định lượng" bằng những con số cụ thể... Phải chăng chính điều ấy đã gây nên ngộ nhận: Trẻ béo là trẻ... khỏe? Không chỉ là yếu tố dễ nhìn thấy đầu tiên, trên thực tế, nhiều mẹ còn...