Thói quen xấu cản trở sự phát triển trí tuệ của bé
Một số thói quen dưới đây chính là “thủ phạm” gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.
1. Không ăn sáng. Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động của trẻ trong một ngày. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều trẻ không chịu ăn sáng và cha mẹ của những trẻ nhỏ này cũng không muốn ép con mình phải ăn. Họ không hề biết rằng, việc bỏ ăn sáng chính là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực cũng như giảm trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng người lớn nên bổ sung ngũ cốc, hoa quả tươi, cháo lúa mạch vào thực đơn của trẻ.
2. Bỏ qua việc kết hợp các loại thực phẩm nhiều màu sắc. Có một điều mà rất nhiều bậc cha mẹ không biết, đó chính là những loại thực phẩm có màu sắc khác nhau thường chứa những chất dinh dưỡng khác nhau. Khi bạn kết hợp những loại thực phẩm này sẽ giúp bé có thể hấp thụ đủ những chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Hơn nữa, một bữa ăn nhiều màu sắc sẽ giúp bé thích ăn hơn là một bữa ăn có màu sắc đơn điệu.
Mỗi ngày, bạn nên cho bé ăn đủ 5 loại rau và hoa quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả sẽ giúp cho có thể bé đủ sức đề kháng chống lại những căn bệnh như ung thư hay làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu.
3. Cho trẻ dùng đồ ăn mặn. Đồ ăn mặn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thói quen cho con ăn quá nhiều đồ mặn có thể khiến bé bị mắc chứng huyết áp cao. Bởi vậy, khi chế biến đồ ăn cho con, các bậc phụ huynh nên chú ý khống chế lượng muối phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Video đang HOT
4. Không hiểu rõ về những thực phẩm chứa mỡ có hại và có lợi. Sai lầm lớn của các bà mẹ khi chế biến đồ ăn cho trẻ chính là việc không hiểu rõ tác dụng của những loại thực phẩm như cá và rong biển. Trong những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng Omega 3 có tác dụng tăng cao sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàm hoạt động tốt hơn và làm giảm lượng cholesteron trong máu.
Mỗi tuần, bạn không nhất thiết là cần phải cung cấp quá nhiều chất này cho các bé, chỉ cần một tuần ăn hai lần là đủ. Những loại thực phẩm này có thể chế biến thành những món ăn khác nhau cho bé đổi vị.
Liên quan đến mỡ, có một sai lầm lớn mà các bậc bà mẹ rất hay gặp phải, đó chính là sự phân biệt giữa mỡ động vật và mỡ thực vật. Nhiều người thường chỉ sử dụng mỡ thực vật chứ không dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng có chứa khá nhiều chất béo bão hòa, thường xuyên sử dụng loại mỡ này sẽ là không tốt bởi cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng.
5. Không chú ý tới các sản phẩm hỗ trợ sự phát triển xương. Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển chính là giai đoạn cần chú trọng đến sự phát triển của xương. Vậy nhưng nhiều người lớn thường không mấy chú ý đến vấn đề này và chỉ quan tâm tới việc bổ sung canxi cho trẻ khi cần thiết. Thay vào đó, vì muốn con ăn được nhiều hơn, họ hay làm các món ăn mà trẻ thích chứ không mấy quan tâm tới vấn đề trẻ cần phải ăn đủ chất.
Theo Kiến Thức
Sức khỏe suy giảm khi lười làm việc nhà
Thói quen lười làm việc nhà gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu.
Bệnh tật viêm nhiễm tràn lan
Bệnh tật tràn lan là hệ quả đương nhiên xảy ra khi chúng ta lười làm việc nhà. Một căn nhà kém sạch sẽ, lượng vi khuẩn, bụi bẩn gia tăng là nguyên nhân tất yếu khiến cho môi trường sống của bạn trở thành một "ổ bệnh". Và việc tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ với các tác nhân gây bệnh như vậy sẽ dẫn đến hàng loạt các chứng bệnh như dị ứng, các căn bệnh về tai, mũi, họng, các căn bệnh viêm nhiễm...
Bên cạnh đó, lười làm việc nhà cũng tạo cho cơ thể thói quen chây ì, lười vận động, cơ thể của chúng ta vì vậy cũng hay uể oải, mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút. Do đó, khả năng mắc bệnh cũng cao hơn so với những người thường xuyên làm việc nhà.
Tác động xấu tới tim mạch
Thời gian chây lười làm việc nhà của chúng ta thường được thay thế bằng việc ngồi xem tivi, máy tính, online... Theo lý thuyết, ngồi nguyên một chỗ liên tục có thể khiến cho quá trình vận động ngừng lại tại một số nơi trên cơ thể, điển hình là các mạch máu. Cùng với đó, enzyme chuyển hóa mỡ cũng suy giảm, ảnh hưởng không tốt tới tim mạch, khiến cho khả năng mắc các bệnh về tim mạch tăng cao.
Tăng cân
Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học của trường Đại học South Carolina (Mỹ), chúng ta có thể tăng cân do lười làm việc nhà. Nguyên nhân là do lười làm việc nhà, thay vào đó là các hoạt động như xem tivi, máy tính sẽ khiến cơ thể tiêu thụ ít calo hơn, khả năng tích trữ mỡ thừa cũng cao hơn.
Theo tiến sĩ Edward Archer, chúng mình nên vận động hàng ngày bằng các công việc nhà như dọn dẹp, lau nhà, rửa chén bát... thay vì ngồi một chỗ. Cách này có tác dụng rất hiệu quả trong việc chống lại nguy cơ mắc bệnh béo phì đấy!
Ảnh hưởng không tốt tới tâm lý
Không phải ai cũng biết, làm việc nhà cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, giúp chúng ta cải thiện khả năng tập trung, giảm lo âu, stress nhờ vào một không gian sống sạch sẽ, gọn gàng. Ngược lại, một ngôi nhà bừa bộn với rác rưởi, đồ đạc lộn xộn rất dễ gây ức chế tâm lý, khiến bạn hay khó chịu và dễ cáu giận hơn. Ngoài ra, lười làm việc nhà cũng tác động không nhỏ tới động lực làm các công việc khác của chúng ta, khiến bạn mất đi động lực làm việc.
Theo TTVN
Khám phá 10 công dụng chữa bệnh của lá trầu không Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau), lá trầu không còn được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da... Lá trầu không có chất kháng sinh tự nhiên nên trị được nhiều bệnh như ho, ngứa, đau dạ dày... Kết quả nghiên cứu của khoa học...