Thói quen tưởng chừng vô hại lại là nguyên nhân gây thiếu máu não, gặp nhiều ở người trẻ tuổi
Nếu bạn thường xuyên đau đầu, mệt mỏi hãy xem ngay mình có mắc phải những thói quen xấu sau đây không. Nếu câu trả lời là có, rất có thể bạn đã bị thiếu máu não.
Dùng gối cao khiến đầu cao hơn cơ thể, cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Khi kê cao gối, cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu lên não lâu dẫn dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Những chiếc gối cao hơn 15 cm rất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên chọn chiếc gối có độ dày từ 8 đến 10 cm.
Ngồi máy tính thường xuyên, liên tục trong nhiều giờ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não. Do khi ngồi, chúng ta chỉ nhìn về một vị trí quá lâu, cơ cổ không được vận động sẽ ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não. Nên đặt màn hình máy tính ngang tầm nhìn và thường xuyên vận động hoặc xoay cổ để máu lưu thông tốt hơn.
Ăn nhiều chất béo
Ăn nhiều thực phẩm có chứ nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu. Máu lưu thông ngày càng khó khăn và không đủ để cung cấp cho não dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Vì vậy nên hạn chế các loại thực phẩm chứ nhiều chất béo hoặc dầu mỡ, tăng cường rau xanh, trái cây giúp hóa giải chất béo xấu, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Điện thoại thông minh ngày nay đã trở thành “vật bất ly thân” của mọi người, đặc biệt là ở giới trẻ. Tuy nhiên, thói quen sử dụng điện thoại quá thường xuyên, nhất là những bạn trẻ hay cúi đầu dán mắt vào màn hình không chỉ gây hại cho mắt mà còn làm tổn thương đốt sống cổ.
Ngoài ra, một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, tư thế cúi đầu nhìn vào điện thoại nhiều giờ liền sẽ gây sức ép lên các dây thần kinh ảnh hưởng đến quá trình máu di chuyển lên não. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến ngày càng nhiều bạn trẻ mắc phải bệnh thiếu máu lên não.
Video đang HOT
Do đó, các bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại và nếu phải dùng nên tránh tư thế cúi đầu quá thấp để máu lưu thông tốt hơn.
Thường xuyên làm “cú đêm”
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alabama (Mỹ), những người khỏe mạnh nhưng thường xuyên không ngủ đủ giấc (dưới 6 tiếng/ngày) sẽ dễ đối diện với chứng thiếu máu não hơn.
Chính vì thế, những bạn trẻ có thói quen làm “cú đêm” nên nhanh chóng thay đổi để đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu não và đột quỵ.
Biết các thói quen gây thiếu máu não ở người trẻ, hy vọng bạn sẽ sớm thay đổi để không làm ảnh hưởng sức khỏe nhé!
Ít vận động
Ít vận động nguy cơ dẫn đến huyết mạch ứ trệ, quá trình lưu thông máu chậm chạp đi. Nó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não. Do vậy, mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động tay chân, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tốt cho sức khỏe. Xây dựng một thói quen làm việc và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp chúng tránh xa được nhiều loại bệnh tật trong đó có bệnh thiếu máu não.
Theo www.phunutoday.vn
4 thói quen giới trẻ cần sửa ngay để tránh mắc phải tình trạng thiếu máu não
Thiếu máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nguyên nhân gây ra căn bệnh này lại xuất phát từ những thói quen thường gặp trong cuộc sống.
Thiếu máu não (hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não) là một tình trạng thiếu máu cung cấp đến các tế bào não. Khi bị thiếu máu não, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, ù tai, chóng mặt, hay mất tập trung, mệt mỏi, dễ cáu gắt... nguy hiểm hơn còn dẫn đến các biến chứng gây tổn hại mô não như thiếu máu não cục bộ, liệt não, đột quỵ não...
Do đó, bạn cần sửa ngay 4 thói quen thường gặp sau đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não và khắc phục kịp thời để não không bị tổn thương nhé.
Ngồi máy tính nhiều
Thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính suốt cả ngày là một nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não phổ biến. Khi bạn ngồi xuống và chỉ tập trung nhìn về một hướng thì cơ cổ sẽ không được vận động nên gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não. Vậy nên, bạn cần khắc phục thói quen này bằng cách thường xuyên vận động cơ cổ, xoa bóp cổ, xoay cổ sang trái phải nhiều hơn trong ngày khi làm việc chung với máy tính. Nhờ đó, tình trạng máu lưu thông lên não sẽ tốt hơn.
Dùng điện thoại cả ngày
Tương tự như ngồi máy tính, việc sử dụng điện thoại quá nhiều giờ trong ngày sẽ làm bạn phải cúi đầu xuống và dán mắt vào điện thoại. Chính điều này là nguyên nhân gây tổn thương đốt sống cổ và tăng cao nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Đặc biệt, khi bạn cúi đầu nhiều giờ liền thì đốt sống cổ sẽ bị cong lên, chèn ép vào các dây thần kinh nên làm quá trình máu di chuyển lên não bị chậm lại.
Đây cũng là lý do vì sao sau khi sử dụng điện thoại quá lâu thì bạn sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng... Do đó, bạn cần hạn chế thời gian sử dụng điện thoại trong ngày và nên tránh tư thế cúi đầu quá thấp để máu lưu thông lên não tốt hơn.
Lười vận động
Quá lười vận động cũng là một nguyên nhân thường thấy của tình trạng thiếu máu não. Bởi nếu bạn cứ ngồi ì một chỗ suốt cả ngày, hay lười tập thể dục, thể thao thì huyết mạch sẽ bị trì trệ, làm quá trình lưu thông máu chậm chạp, hoạt động kém.
Thay vào đó, hãy bỏ ra từ 15 - 30 phút mỗi ngày để vận động cơ thể bằng các bài tập như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang... sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt và nuôi dưỡng não tốt hơn.
Nằm gối quá cao
Việc kê gối quá cao khi ngủ khiến cho tình trạng máu lưu thông từ tim lên não bị cản trở. Mặt khác, kê gối quá cao sẽ bị gấp khúc ngay đốt sống cổ và làm chèn ép dây thần kinh gáy nên gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não, lâu dần gây ra tình trạng thiếu máu não.
Để sửa đổi thói quen này thì bạn nên chuyển sang chọn gối chỉ cao khoảng 7 - 8cm, đồng thời nên chọn loại gối mềm, vải mịn sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn.
Theo Helino
Con gái nghiện điện thoại, bố mẹ phải đánh thuốc mê cho vào viện Do mắc chứng nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Linh (18 tuổi, Hà Nội) từ một học sinh giỏi, năng động bỗng trở nên sống khép kín, học lực sa sút. Dùng đủ mọi cách khuyên nhủ con không thành, vợ chồng anh M. phải đánh thuốc mê đưa con đến Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị....