Thói quen sử dụng xe mà tài xế nên bỏ càng sớm càng tốt
Rà phanh liên tục khi xe xuống dốc, quên thay dầu động cơ, chạy xe đến khi cạn xăng, không tập trung khi lái xe… là những thói quen của nhiều tài xế đang gặp phải. Để không xảy ra những sự cố không đáng có, tài xế nên lưu ý sau.
Quên thay dầu động cơ
Một chiếc xe có động cơ làm việc tốt và có tuổi thọ cao cần được bảo dưỡng và thay dầu định kỳ. Các chuyên gia khuyên nên thay dầu động cơ sau mỗi 5.000-8.000 km. Sau một thời gian dài làm việc, dầu bôi trơn sẽ loãng và chứa nhiều cặn bẩn, mất tác dụng bôi trơn cho động cơ. Thậm chí, nếu quên thay dầu, dầu có thể bị cạn và gây hỏng hóc động cơ nặng.
Chạy xe đến khi cạn xăng
Lái xe đến khi cạn xăng là một điều tối kỵ. Có lẽ các tài xế sẽ nhận ra điều này khi kim chỉ mức nhiên liệu đến giới hạn. Việc chạy xe đến khi gần cạn bình xăng sẽ làm các cặn bẩn dưới đáy bình bị quậy lên và làm nghẹt lọc xăng làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ và ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của động cơ.
Không tập trung khi lái xe
Việc vừa lái xe vừa để ý những chuyện xung quanh trên đường là thường gặp ở các tài xế. Việc mất tập trung khi lái xe có thể khiến bạn đi chệch hướng, chệch làn đường hoặc nguy hiểm hơn là một vụ tai nạn giao thông.
Đậu xe dưới ánh nắng trực tiếp
Video đang HOT
Việc tìm một nơi đỗ xe mát mẻ có thể gặp khó khăn nhất định nên đôi khi các tài xế phải đỗ xe ngoài trời nắng. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiếc xe của bạn. Nắng nóng sẽ bao trùm lên chiếc xe của bạn và không gian bên trong xe sẽ nóng hơn rất nhiều do bị nghẽn nhiệt. Điều này sẽ làm bạc màu và xuống cấp nội thất xe bạn rất nhanh, đặc biệt là các phần da và nhựa.
Lười sử dụng hoặc không sử dụng phanh tay
Phanh tay rất cần thiết khi đỗ xe, dừng xe ngang dốc thế nhưng nhiều người lại bỏ qua công cụ hỗ trợ này. Nếu bạn dừng xe ngang dốc hoặc ở địa hình không bằng phẳng mà quên kéo phanh tay, điều này đã vô tình dồn cả trọng tải của chiếc xe lên hộp số và tất nhiên là ảnh hưởng đến tuổi thọ cho bộ phận truyền động này. Tuy nhiên khi di chuyển xe, bạn đừng quên nhả phanh tay nhé vì điều này sẽ gây tổn hại cho hệ thống phanh và động cơ.
Rà phanh liên tục khi xe xuống dốc
Khi xe dịch chuyển xuống dốc, nếu muốn giảm tốc độ và đảm bảo an toàn, các tài xế thường rà chân phanh liên tục. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm tốt nhất.
Việc rà chân phanh liên tục khi xuống dốc, nhất là đối với những con dốc dài sẽ làm bào mòn má phanh, lực ma sát khi phanh sẽ sinh nhiệt và có thể làm cháy đĩa phanh hoặc nóng quá gây nổ lốp dẫn đến mất an toàn. Do đó, hãy tận dụng chế độ bán tự động, nếu xe của bạn dùng hộp số tự động, và sử dụng quy tắc lên bằng số nào thì xuống bằng số đó.
Khi cần dùng phanh thì nên rà chân phanh rồi lại thả ra để có thể kiểm soát tốc độ, đồng thời bảo vệ hệ thống phanh.
6 bước an toàn cơ bản cần nhớ nếu xe nổ lốp khi đang chạy tốc độ cao
Giữ bình tĩnh, không đánh lái liên tục, không phanh gấp... là những gì người lái có thể làm để tránh rủi ro cao khi ôtô nổ lốp.
Lốp ô tô nổ khi đang di chuyển có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển xe, bởi khi đó việc đánh lái và kiểm soát xe không theo ý muốn. Theo Cơ quan quản lý đường cao tốc Mỹ, hàng năm có khoảng 90.000 vụ tai nạn do nổ lốp tại Mỹ liên quan đến nổ lốp và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Ô tô nổ lốp có thể gây ra những tai nạn nghiệm trọng - Ảnh: Zotubi
Người lái có thể thực hiện một số thao tác sau để làm chủ ô tô khi xe bị nổ lốp:
Bước 1: Giữ bình tĩnh
Người điều khiển xe nên hít thật sâu để giữ bình tĩnh và có hướng xử lý tốt nhất cho tình huống xấu. Người lái không nên đạp phanh và đánh lái sang hai bên vì có thể khiến ô tô bị mất kiểm soát. Do đó, ngay khi phát hiện ô tô nổ lốp, việc người lái cần làm trước tiên là hít thở thật sâu.
Bước 2: Giữ chặt vô-lăng
Để tránh xe bị đổi hướng quá nhanh, người lái cần giữ chặt vô-lăng. Khi giữ được bình tĩnh, người lái cần tập trung điều khiển chiếc xe, thay vì cố gắng dừng lại. Do lốp xe đã bị nổ, việc đánh lái cũng trở nên khó khăn hơn nhiều, vô-lăng có thể liên tục bẻ sang trái hoặc sang phải, nên người lái cần giữ chặt vô-lăng.
Bước 3: Giữ thẳng lái
Dù là xe đang lao về phía trước theo hướng nào, người lái cũng nên giữ thẳng lái thay vì cố gắng bẻ lái theo hướng mong muốn. Nếu đánh lái sang hướng ngược lại, người lái sẽ không thể lường hết những gì xảy ra khi gia tốc xe quá lớn.
Bước 4: Nhả chân ga
Duy trì chân ga giúp xe di chuyển ổn định hơn - Ảnh: Zotubi
Khi đã giữ chắc vô-lăng và duy trì lái thẳng, người lái hãy buông chân ga. Xe vẫn di chuyển đều, người lái dễ làm chủ tình huống hơn là cố gắng giảm tốc hoặc đạp phanh.
Bước 5: Phanh nhẹ nhàng
Phanh xe nhẹ nhàng thay vì phanh đột ngột - Ảnh: Zutobi
Sau khi nhả chân ga, xe bắt đầu giảm tốc độ và người lái vẫn cần giữ thẳng vô-lăng. Để tiếp tục giảm tốc độ, lúc này người lái hãy phanh nhẹ nhàng, không nên phanh gấp. Phanh quá sớm hoặc quá nhanh sẽ khiến người lái mất kiểm soát xe do lực phanh đến các bánh không còn đồng đều.
Bước 6: Tấp xe vào lề đường
Khi xe giảm tốc độ đáng kể, người lái hãy tấp hẳn vào lề đường và thực hiện thay thế bánh xe.
Tuy nhiên, trước khi cần phải xử lý tình huống nổ lốp, người lái nên có những chú ý, kiểm tra nhất định để giảm thiểu tình huống xấu xảy ra. Xe cần được kiểm tra lốp thường xuyên, độ sâu rãnh lốp phải đạt khoảng 0,15 cm.
Những lưu ý khi lái xe có con nhỏ Nhiều trường hợp bố mẹ điều khiển ô tô đâm vào người thân, con cái đi cùng xe do bất cẩn. Đâu là kinh nghiệm cần lưu ý để tránh tình trạng này? Vừa qua, một vụ tai nạn thương tâm khi người mẹ do bất cẩn đã lái xe, đâm va vào chính con trai mình. Vụ tai nạn khiến cháu bé...