Thói quen phổ biến khiến nàng khổ sở suốt kỳ kinh nguyệt
Đấm lưng, uống rượu, uống sữa… trong kỳ kinh nguyệt không giúp bạn khỏe thêm. Thậm chí, chúng có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng tồi tệ.
Bỏ tập thể dục
Bỏ tập thể dục. Nhiều người ngại vận động thời gian này do e ngại di chuyển có thể gây tràn băng vào thời điểm kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tập luyện đều đặn như những ngày bình thường. Bỏ tập luyện có thể khiến bạn dễ bị chuột rút hơn.
Uống nhiều sữa chứa axit arachadonic. Sữa rất tốt cho cơ thể phụ nữ trong thời kinh kỳ bởi chúng cung cấp nhiều canxi giúp giảm các cơn đau bụng . Dù vậy không phải tất cả các loại sữa đều tốt, đặc biệt loại sữa chứa axit arachadonic tăng nguy cơ chuột rút. Muốn bổ sung dinh dưỡng thời điểm này, bạn nên chọn sữa hạnh nhân thay thế.
Bỏ bữa. Cảm giác đau bụng, mệt mỏi đôi khi khiến bạn không mấy mặn mà với đồ ăn song tuyệt đối không được bỏ bữa. Không nạp thức ăn lúc này làm tăng độ chua trong dạ dày, tăng nguy cơ đầy hơi, đau bụng và chuột rút.
Quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục giúp cả hai dễ dàng đạt khoái cảm song lại không phù hợp vào kỳ kinh. Việc tiếp xúc trực tiếp cơ quan sinh dục lúc này không lành mạnh chút nào. Nó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương cho bạn gái.
Ăn vặt. Ăn vặt không tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt chị em trong thời kỳ kinh nguyệt. Loại thực phẩm này dễ khiến chị em tăng cân, mệt mỏi kéo dài sau đó.
Video đang HOT
Wax lông. Việc wax lông trong kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ phải chịu đau đớn gấp bội do nồng độ estrogen của chị em lúc này khá thấp. Để cảm thấy tốt hơn, bạn nên tránh tẩy lông trong thời gian này.
Dùng thuốc giảm đau. Ngoại trừ trường hợp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, chị em không nên lạm dụng thuốc giảm đau để cảm thấy tốt hơn. Khi đi vào cơ thể, những viên thuốc giúp bạn cảm thấy tốt hơn song lại làm tăng những kích thích tố bất lợi.
Ăn mặn. Bạn ăn quá mặn, lượng muối cho vào cơ thể nhiều làm gia tăng sự đầy bụng, khó tiêu, khiến bạn dễ bị kích thích và nổi giận.
Do ảnh hưởng của progesterone, trong thời kỳ kinh nguyệt da của nữ giới thường tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng. Lượng dầu mỡ từ thức ăn chiên rán làm gia tăng gánh nặng cho da, khiến da dễ mọc mụn, viêm nang lông, chân lông màu đen. Ngoài ra ăn, lượng mỡ hấp thụ dược trong thời kỳ này cũng khó bài tiết khỏi cơ thể.
Đấm lưng. Những ngày có kinh, bạn thường có cảm giác đau lưng mỏi gối do khung xương chậu xung huyết gây nên, nhiều bạn có thói quen đấm lưng để tạo cho bản thân cảm giác dễ chịu nhưng sự thật làm như thế rất nguy hiểm vì lúc này đấm lưng làm cho khung xương chậu càng thêm xung huyết, lại càng làm đau lưng thêm.
Ngoài ra, trong thời gian kinh nguyệt mà đấm lưng cho đỡ đau lưng, còn khiến cho tình trạng máu kinh ra nhiều và gây bất lợi cho việc hàn gắn các vết sau khi bong màng tử cung, dẫn đến rong huyết, kéo dài kinh nguyệt nữa đấy. Đó là bởi vì đấm vào lưng có thể khiến vùng chậu bị tổn tương, từ đó lượng máu ra nhiều hơn, nặng thì có thể gây rong kinh, kinh ra nhiều, đau lưng. Nếu quá mỏi lưng bạn có thể massage nhẹ nhàng làm giảm cảm giác đau mỏi.
Theo Kiến Thức
Mách bạn gái cách tính ngày kinh nguyệt chính xác
Hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt không chỉ giúp bạn gái tránh được những 'bất ngờ' mà còn giúp giữ gìn sức khỏe sinh sản.
Kiến thức cần biết về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là một tập hợp những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại ở cơ thể của XX dưới sự điều khiển của hormone sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt của con gái xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.
Thông thường, kinh nguyệt (còn gọi là 'đèn đỏ') sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp xảy ra trong khoảng 2 - 7 ngày cũng có thể coi là hiện tượng bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nó có thể kéo dài trung bình 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 - 35 ngày. Đối với các XX mới dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.
Trong thời gian 'đèn đỏ', các bạn nữ có thể gặp một số biểu hiện như đau tức vòng 1, đầy hơi, mọc trứng cá... Đây chính là các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, báo hiệu cho chúng ta biết có 'đèn đỏ' chuẩn bị xuất hiện.
Các bước tính chu kỳ kinh nguyệt theo khoa học
Bước 1: Các XX hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu, là ngày mà 'đèn đỏ' xuất hiện.
Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo (lần có 'đèn đỏ' tiếp theo) và đánh dấu lại.
Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được vòng kinh nguyệt của mình.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu 'đèn đỏ' (Ảnh minh họa: Internet)
Ví dụ:
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/6.
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/6.
Như vậy, suy ra vòng kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
Theo dõi liên tục như vậy trong khoảng 6 tháng, chúng ta có thể tính được trung bình vòng kinh của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác ngày tiếp theo mà 'đèn đỏ' sẽ xuất hiện.
Lợi ích của việc tính ngày kinh nguyệt chuẩn xác
Các bạn gái cũng nên chú ý tới số ngày kéo dài của 'đèn đỏ' (Ảnh minh họa: Internet)
Dựa theo cách tính trên để xác định ngày tiếp theo mà 'đèn đỏ' xuất hiện, chúng ta sẽ có những biện pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý. Từ đó tránh được những tai nạn hay những căn bệnh có thể mắc phải do chăm sóc và vệ sinh chưa hợp lý.
Ngoài việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các bạn cũng nên chú ý tới số ngày kéo dài của 'đèn đỏ'. Nếu số ngày quá ngắn hoặc quá dài (thông thường là từ 2 - 7 ngày), hay số ngày diễn ra 'đèn đỏ' thất thường ở mỗi tháng, các bạn nên tới bác sĩ kiểm tra nhé!
Theo Kênh 14
Ai bảo ngày 'đèn đỏ' là khó chịu Chỉ cần thay đổi cách nhìn về vấn đề này bạn sẽ thấy những ngày 'đèn đỏ' không hề đáng ghét và gây khó chịu một chút nào. Dưới đây là những mặt tích cực của những ngày 'đèn đỏ' mà chị em nào cũng nên biết: 1. Dấu hiệu cho thấy: Bạn không có thai Đây là một trong những dấu hiệu...