Thói quen nhai đá lạnh và những hệ luỵ xấu cho sức khoẻ
Nhai đá viên có thể giảm bớt cảm giác khô miệng, tuy nhiên, nếu bạn có sở thích nhai đá lạnh thường xuyên thì hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý cần phải thăm khám kịp thời.
Pagophagia hay còn gọi là chứng thèm đá lạnh, thích nhai đá lạnh và nhai dai dẳng trong một thời gian dài. Đây là một chứng hiếm gặp trong hội chứng rối loạn ăn uống được gọi là pica.
Pica có thể đi kèm với những dạng rối loạn tâm thần khác chẳng hạn như tự kỷ, tâm thần phân liệt khiến bạn có cảm giác thèm ăn với các thực phẩm không có một giá trị dinh dưỡng nào cả.
1. Nguyên nhân khiếc bạn thèm nhai đá lạnh
Mối quan hệ giữa thiếu máu và thiếu sắt với thói quen thèm nhai đá lạnh
Dù chưa thực sự được kết luận nhưng nhiều nghiên cứ khoa học đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa việc thích nhai đá lạnh và người bị thiếu máu – thiếu sắt.
Trong một nghiên cứu về những người bị thiếu sắt cho thấy có 13 trên tổng số 81 người tham gia nghiên cứu có chiệu chứng của chứng Pagophagia. Thêm vào đó khi tiếp nhận điều trị bổ sung sắt thì cảm giác thèm ăn của họ bị loại bỏ.
Người bị thiếu máu có thể thường xuyên thèm nhai đá lạnh (Ảnh: Internet)
Có một giả thuyết rằng việc nhai đá lạnh có thể khiến những người bị thiếu máu trở nên tỉnh táo hơn.
Mối quan hệ giữa rối loạn cảm xúc và việc thèm nhai đá
Có một số chứng liên quan tới rối loạn cảm xúc có thể khiến người bệnh thèm nhai đá lạnh nhiều hơn.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD) cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc thèm đá lạnh liên tục. OCD là tình trạng bệnh lý tâm thần dẫn đến hành vi ép buộc hoặc dẫn đến những suy nghĩ ám ảnh.
Cơ thể bị mất nước
Video đang HOT
Khi cơ thể bị mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn tăng cảm giác thèm nhai đá lạnh hơn. Viên đá lạnh có thể giúp giảm cảm giác miệng hay môi bị khô.
2. Nhai đá lạnh gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khoẻ?
Nhai đá lạnh thường xuyên có thể gây những hệ luỵ không tốt cho sức khoẻ, cụ thể:
- Các vấn đề về răng miệng
Nhai đá nhiều, thường xuyên có thể làm hỏng men răng và những vết nứt ở trong răng; lâu dài gây ra sâu răng và cần trám lại.
Nhai đá thường xuyên có thể gây sâu răng (Ảnh: Internet)
- Thiếu máu, bao gồm phì đại tim, suy tim; sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân; tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở trẻ em; suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ.
- Đối với người bị hội chứng Pica: ngoài thèm nhai đá lạnh thì người bệnh cũng sẽ thèm ăn một số thứ không có giá trị dinh dưỡng khác dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như: nhiễm trùng, bệnh đường ruột, bị ngộ độc hoặc nghẹt thở,…
Thói quen nhai đá lạnh có điều trị được không?
Thói quen thích nhai đá lạnh nếu muốn điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây ra là gì.
- Đối với người mắc chúng Pica thì cần các liệu pháp tinh thần chứ không liên quan tới sức khoẻ thể chất, các thuốc chống trầm cảm hay chống lo âu có thể được bác sĩ kê đơn
- Người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt có thể được điều trị bổ sung sắp giúp giảm các triệu chứng
- Đối với người gặp biến chứng sức khoẻ do ăn đá lạnh có thể được điều trị từ các chuyên khoa liên quan như nha khoa, tim mạch,…
Kết luận
Mặc dù việc ngậm hay nhai đá có chừng mực không gây hại cho sức khoẻ nhưng nếu bạn là người có thói quen nhai đá lạnh hay thích/thèm nhai đá lạnh thường xuyên thì cần được thăm khám y tế sớm để tìm ra nguyên nhân cũng như ngăn chặn các hệ luỵ xấu cho sức khoẻ.
Đặc biệt là đối với người thèm nhai đá lạnh hơn 1 tháng trở lên. Còn đối với phụ nữ mang thai, ngay khi có dấu hiệu thèm nhai đá lạnh hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Những ai cần bổ sung axit folic?
Axit folic cần được bổ sung trước và trong quá trình mang thai nhưng vitamin nhóm B này cũng quan trọng với mỗi người ở mọi thời điểm vì giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Axit folic, folate hay vitamin B9 thường được bổ sung vào các thực phẩm như: ngũ cốc, mì sợi, bánh mì và các loại chế phẩm bổ sung.
Các loại rau cải có lá màu xanh sậm chứa hàm lượng folate cao - Ảnh minh họa
Tuy nhiên, folate cũng có mặt tự nhiên trong các loại rau cải có lá màu xanh sậm, các loại quả họ cam chanh và trứng. Axit folic và folate có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch. Cần lưu ý hấp thu đủ vitamin này trong các trường hợp sau:
1. Phụ nữ chuẩn bị mang thai
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh con cần hấp thu khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày cùng các thực phẩm có chứa folate trong chế độ ăn đa dạng - theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
Lưu ý, người nữ cần bổ sung vitamin này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Hầu hết phụ nữ đều không nhận ra mình mang thai trong những ngày đầu và hầu hết các dị tật ở thai nhi xảy ra trong 3-4 tuần thai đầu tiên.
2. Phụ nữ đang mang thai
Hấp thu đủ axit folic là một trong những cách ngăn chặn các khiếm khuyết thai nhi trước và trong quá trình mang thai. Nếu đang mang thai, bạn cần hơn 400 mcg axit folic, theo Tổ chức Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ.
Mức này có thể dao động từ 400 - 800 mcg mỗi ngày. Thai phụ trước đây từng có con với khuyết tật ống thần kinh cần hấp thu mức axit folic cao hơn. Theo CDC, các trường hợp này nên hấp thu 4.000 mcg axit folic mỗi ngày trong 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt 3 tháng đầu của quá trình mang thai.
Và người nữ mang thai đôi hay nhiều thai cần mức hấp thu gấp đôi. Tuy nhiên, cần trao đổi các vấn đề liên quan với bác sĩ sản khoa để được tư vấn.
3. Phụ nữ đang cho con bú
Người nữ cần bổ sung axit folic trong thời gian cho con bú để đảm bảo cung cấp đủ axit folic cho em bé.
Một số phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ được khuyên hấp thu 500 mcg axit folic mỗi ngày.
4. Người bị chứng thiếu máu
Nếu không hấp thu đủ axit folic, bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu folate. Folate và axit folic thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu (tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các phần cơ thể).
Thiếu máu do thiếu folate là bất ổn phổ biến nhất trong thai kỳ và cũng có thể xảy ra ở người nữ nghiện rượu hay đang uống thuốc điều trị nôn ói, lo lâu, viêm khớp.
Các biểu hiện của bất ổn này gồm có mệt mỏi, đau đầu, cơ thể yếu kiệt, xanh xao, các mụn viêm trong miệng và lưỡi. Bạn cần tham vấn bác sĩ nếu có các biểu hiện này.
5. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trong giai đoạn này cần bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày. Các chuyên gia lưu ý, không sử dụng axit folic để điều trị các biểu hiện mãn kinh như bốc hỏa, khó chịu.
6. Người có biến đổi gene
Một số người sinh ra với biến đổi gene làm ảnh hưởng khả năng chuyển đổi axit folic thành folate. Đó là người mang biến đổi gene methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR ), gặp khó khăn trong việc xử lý axit folic và cần bổ sung thêm vitamin này.
7. Người có nguy cơ đau tim và đột quỵ
Axit folic giúp giảm mức homocysteine - loại amino axit có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ, các chuyên gia không khuyên uống bổ sung vitamin này nhưng khuyến khích hấp thu qua chế độ ăn khỏe mạnh, giàu rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để giảm nguy cơ bệnh.
Mức homocysteine cao là 1 trong 6 yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch.
8. Người đang có bất ổn tâm thần
Các vitamin nhóm B, trong đó có axit folic giúp duy trì khả năng tập trung ở người rối loạn tâm thần.
Axit folic và folate cần thiết cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Các chuyên gia khuyên không nên hấp thu quá 1.000 mcg axit folic mỗi ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Trầm cảm - bệnh hủy hoại dần ý thức sống Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay, xảy ra mọi lứa tuổi và có thể dẫn người bệnh đến kết cục tự chấm dứt cuộc đời. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Trưởng phòng Điều trị Rối loạn Cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết trầm cảm hiện thường gặp...