Thói quen nguy hiểm cho sức khỏe khi căng thẳng
Khi căng thẳng hay lo lắng, nhiều người thường lặp đi lặp lại một số thói quen có hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Xoắn và giật tóc. Việc dùng ngón tay xoắn và giật tóc về lâu dài sẽ gây tổn hại chân tóc, thậm chí khiến tóc ở vùng da đầu chịu ảnh hưởng bị rụng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng nghiện giật tóc, cần điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.
Sờ mặt. Thường xuyên chạm tay lên mặt hoặc nặn mụn có thể gây tổn thương lớp màng mỏng bảo vệ da. Nếu để chảy máu, bạn có thể bị sẹo vĩnh viễn. Tránh chạm vào vùng da bị ngứa hoặc nổi mụn trên mặt mà hãy xử lý chúng bằng kem thoa da và dưỡng ẩm.
Nghiến răng. Cắn và nghiến răng trong lúc căng thẳng đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại hàm răng của mình. Thói quen này có thể làm nứt, mẻ thân hoặc chân răng, thậm chí gây tổn hại cho khớp xương hàm, gây ra chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Ăn kẹo cứng. Một trong những tác hại dễ thấy nhất của việc nhai kẹo cứng thường xuyên là sâu và mẻ răng. Lời khuyên của các chuyên gia là những người có thói quen này nên dùng kẹo vừa phải và phải chọn kẹo ít đường và ít a xít nếu muốn bảo đảm sức khỏe răng.
Video đang HOT
Thói quen liếm hoặc cắn môi khi căng thẳng cũng gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Liếm hoặc cắn môi. Thói quen này tạo điều kiện thuận lợi cho các enzyme tiêu hóa thấm vào da môi, gây viêm da hoặc khiến môi trở nên khô và nứt nẻ. Cắn môi còn có thể gây u xơ lành tính, vốn cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.
Nhai kẹo cao su. Ngoài việc làm phiền người khác, việc nhai và thổi kẹo cao su còn khiến bạn dễ bị rối loạn khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, chất tạo ngọt nhân tạo trong kẹo còn dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Chưa hết, việc hít nhiều không khí khi nhai và thổi kẹo cũng khiến dạ dày bị đầy hơi.
Cắn mặt trong má. Khi chúng ta cắn mặt trong má, phần thịt tại đó bị sưng lên, khiến chúng ta càng dễ cắn nó hơn. Thói quen này nếu thực hiện lâu dài có thể dẫn đến chứng viêm mãn tính, xuất huyết và để lại sẹo.
Cắn móng tay. Không chỉ làm hỏng móng tay và phần da xung quanh, thói quen này còn tạo điều kiện cho việc lây truyền vi khuẩn từ da đến miệng gây nhiễm trùng nướu, răng, cổ họng và ngược lại.
Bẻ khớp cổ. Có thể giúp bạn thư giãn một vài khớp cổ và cảm thấy thoải mái nhưng nếu lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến hội chứng hypermobile (đau lặp đi lặp lại ở một số khớp) và làm tổn thương các dây chằng xung quanh. Ngoài ra, bẻ khớp cổ thường xuyên có thể làm mòn khớp và gây bệnh viêm khớp, có lúc gây đột quỵ.
Cắn bút cũng gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Ngậm hoặc cắn bút. Thói quen ngậm bút có thể khiến bạn mắc bệnh nếu phần đuôi viết chứa vi khuẩn, tương tự những “ổ” vi khuẩn như bàn phím máy tính, điện thoại, tay nắm cửa… Trong khi đó, hành động cắn bút còn có thể làm hư răng, gây tổn hại phần mô mềm và nướu răng.
Theo Thanh Niên
Bà bầu, ăn mướp đắng coi chừng sẩy thai!
Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng, đặc biệt là bà bầu.
Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả Mướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Mướp đắng chứa nhiều loại vitamin.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, hạt bổ thận tráng dương. Trị chứng rôm sảy dùng mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Mặc dù mướp đắng có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng mướp đắng thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ mang thai và đang cho con bú bởi chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và gây sẩy thai. Đồng thời, một số nghiên cứu còn cho thấy, hạt mướp đắng có khả năng gây đột biến gen.
Bà bầu không nên ăn mướp đắng.
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Theo Phunutoday
Có 12 loại bệnh sau không ăn gừng kể cả làm gia vị Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể. Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có tác dụng cải thiện...