Thói quen ngủ kỳ dị ‘khó đỡ’ trong thế giới động vật
Ngủ đứng, ngủ mở mắt, ngủ khi đang bay, ngủ đến quên trời đất cùng rất nhiều câu chuyện thú vị khác mà bạn chưa biết về cuộc sống về đêm của động vật.
Thế giới động vật vô vàn những điều kì thú, trong đó nhiều loài động vật có thói quen ngủ một không hai, chúng độc đáo đến mức khó mà tưởng tượng ra được như loài rái cá biển thường nắm tay nhau trong khi nằm ngủ trên mặt nước, ếch ngủ đông tim sẽ ngừng đập …
Và còn nhiều điều thú vị khác qua những bức ảnh dưới đây:
Hươu cao cổ cũng không ngủ nhiều. Với đôi chân và chiếc cổ vút dài, ngủ là việc không hề dễ dàng với các chú hươu cao cổ. Do tư thế ngủ khá khó khăn nên những con vật cao nhất thế giới này không thường xuyên dừng lại để ngủ. Chúng chỉ ngủ 20 phút mỗi ngày để tránh ánh mắt của những loài thú săn mồi khác. Tư thế ngủ cũng khá đặc biệt. Hươu cao cổ tự hạ mình xuống đất, thu chân xuống dưới cơ thể và đặt đầu lên lưng để ngủ.
Chồn đất được mệnh danh là sinh vật giành chức vô địch âu yếm trong thế giới động vật. Mỗi đàn chồn đất đều có khoảng 30 tới 40 con, gồm cả đực lẫn cái. Khi ngủ, cả đàn cũng sẽ ngủ chồng lên nhau, để giữ ấm cho cơ thể bằng nhiệt độ tỏa ra từ con khác, đồng thời bảo vệ con đầu đàn, luôn nằm trong cùng
Ếch thường ngủ đông nhưng theo một cách rất khác so với gấu. Trong thời gian ngủ đông, tim ếch ngừng đập và ngừng thở. Khi ngủ đông, cơ thể chúng tự tiết ra một loại dịch có tác dụng chống đông, giúp cho lượng glucose vẫn được giữ ở mức ổn định, đồng thời giúp các cơ quan nội tạng quan trọng không bị hư hại.
Video đang HOT
Cá nhà táng có kích thước khổng lồ, cơ thể dài tới 20,5 mét. Đặc biệt, loài vật khổng lồ này gần như không ngủ, hoặc giấc ngủ rất ngắn. Cá nhà táng ngủ đứng và không hề thở hay di chuyển trong khi ngủ.
Hải âu thường không ngủ dài, dành phần lớn thời gian để săn mồi. Chúng chỉ có giấc ngủ ngắn và thậm chí ngủ trong khi đang bay.
Cá mập ngủ là cách để chúng nghỉ ngơi cho lại sức. Tủy sống là thứ điều khiển các cơ chuyển động của cá mập. Do vậy, trong khi ngủ, cá mập vẫn có thể chuyển động di chuyển dưới nước.
Hải mã là một trong những loài động vật lười biếng hay ham ngủ. Mỗi ngày loài vật này có thể ngủ tới 19 giờ. Hải mã có thể ngủ ở bất kỳ đâu và ngủ khi đang bơi, chỉ cần ngoi lên thở để lấy ôxi.
Rái cá biển hiếm khi ngủ một mình. Chúng ngủ theo đàn, thường nắm tay hay chồng lên nhau rồi ngủ. Thói quen ngủ này sẽ giúp đàn của chúng không bị trôi dạt theo dòng nước.
Hoàng Dung (lược dịch)
Đọ vũ khí đặc biệt 'bom tự nổ' tiêu diệt kẻ thù của kiến và mối cảm tử
Có những loài động vật phải xả thân vì cộng đồng hoặc sự sinh tồn của con cái đời sau bằng thứ vũ khí bom tự thân đặc biệt. Kiến Colobopsis và Mối là hai đại diện tiêu biểu nhất.
Trong thế giới động vật, có những loài luôn luôn xả thân vì sự sống của cá thể khác. Đó có thể là vì cộng đồng của chúng hoặc vì sự sinh tồn của hậu duệ đời sau.
Kiến Colobopsis explodens, sống chủ yếu một số hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Loài kiến nhỏ bé có màu nâu đỏ không khác mấy so với những con kiến thông thường nhưng điểm đặc biệt chính là khả năng tự vệ, tấn công kẻ thù độc đáo.
Kiến này có tên khoa học là Colobopsis explodens, sống chủ yếu một số hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Khi kiến phát hiện ra mối đe dọa tiềm tàng hay kẻ thù xuất hiện, chúng sẽ giơ cao phần đuôi, mông để cảnh báo.
Kiến phun độc vàng tiêu diệt kẻ săn mồi
Sau đó, nếu không hiệu quả, đối thủ vẫn tiếp tục tấn công, con kiến sẽ xoay sở kẹp chặt kẻ săn mồi bằng bộ hàm rồi siết chặt bụng cho đến khi nó nổ tung và tiết ra thứ chất lỏng màu vàng độc giống mùi cà ri. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.
Ví dụ khác đặc trưng của hành động hy sinh vì đồng loại có thể tìm thấy ở loài mối Neocapritermes taracua.
Mối Neocapritermes taracua đặc trưng với một 'ba lô' chứa chất lỏng có độc dược trên lưng
Mối Neocapritermes taracua thường sinh sống trong các khu từng mưa nhiệt đới ở vùng Guiana, thuộc Pháp.
Loài côn trùng này đặc trưng với một 'ba lô' chứa chất lỏng màu xanh độc trên lưng. Túi chứa đầy các tinh thể độc hại sẽ nằm trên lưng suốt cuộc đời của con vật. Những cá thể già nhất mang ba lô lớn nhất và độc tính cũng cao nhất.
Khi lãnh thổ bị đe dọa, những con mối thợ già hơn tiết ra chất dịch trong miệng hòa lẫn với chất lỏng này để tạo ra hỗn hợp chất độc mạnh hơn trước khi nổ tung để đẩy lùi kẻ tấn công.
Sự hy sinh của mối thợ già để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ các thành viên trẻ hơn, khỏe mạnh hơn có cơ hội sống sót duy trì lãnh thổ.
Hoàng Dung (lược dịch)
Động vật trông sẽ kỳ dị thế nào nếu không có lông? Đa số các loài động vật sẽ phát triển bộ lông của chúng khi trưởng thành. Tuy nhiên do bệnh tật, đột biến di truyền, mà một số động vật trông thật kỳ dị, khó mà nhận ra khi mãi mãi... không có lông. Aardvark hay lợn đất châu Phi là một trong số những loài động vật không có lông. Loài lợn...