Thói quen ngoáy mũi mà chúng ta vẫn hay làm có thể gây ra 3 vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe
Tuy là một việc làm khá xấu hổ khi ở chỗ đông người, nhưng ngoáy mũi lại là hành động chúng ta hay làm để cảm thấy thoải mái. Dù vậy, ngoáy mũi thường xuyên có thể sẽ là căn nguyên của nhiều vấn đề sức khỏe.
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta cảm thấy rất ngứa ở bên trong khoang mũi. Để cảm thấy thoải mái và thông thoáng mũi, nhiều người thường có thói quen sử dụng ngón tay để ngoáy mũi.
Tuy là việc làm khá xấu hổ và có những người cho rằng ngoáy mũi khá là bẩn khi thực hiện ở nơi công cộng nhưng khi ở một mình, nhiều người coi việc ngoáy mũi không chỉ là cách để giải quyết cơn ngứa nữa mà thực sự biến nó thành một “trò tiêu khiển” hoặc đơn giản biến nó thành một thói quen không thể thiếu.
Trên thực tế, việc ngoáy mũi thường xuyên có thể làm tổn hại đến sức khỏe của con người ở một mức độ nhất định.
1. Dễ gây chảy máu mũi
Do lớp màng nhầy trong khoang mũi rất mỏng manh, với lực tác động mạnh và độ cứng của móng tay, việc ngoáy mũi thường xuyên có thể khiến bạn bị chảy máu mũi.
Ngoáy mũi dù là vô tình hay cố ý đều có thể gây tổn thương nhẹ cho niêm mạc trong khoang mũi, làm tăng khả năng chảy máu mũi. Trong trường hợp nặng, niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng có thể làm tăng sự xâm nhập của các mầm bệnh trong không khí vào cơ thể.
2. Dễ gây nhiễm trùng mũi
Video đang HOT
Ở những khu vực có thời tiết khô, lạnh, đặc biệt là các tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc Việt Nam, trong những không gian sử dụng điều hòa không khí để làm ấm không gian, khả năng lưu thông không khí bị giảm xuống và làm gia tăng số lượng mầm bệnh và các vi khuẩn trong không khí.
Khi căn phòng càng khô thì khoang mũi bạn sẽ càng dễ ngứa. Từ đó, việc ngoáy mũi vô tình sẽ “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết tổn thương niêm mạc ở khoang mũi do ngoáy mũi gây ra.
3. Làm giảm sức đề kháng của mũi
Mũi được coi là hàng ràng bảo vệ chính của đường hô hấp. Trong khoang mũi có những lông mũi để ngăn chặn phần nào đó các vi sinh vật, mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên ngoáy mũi và cắt lông mũi, điều này sẽ dễ dàng làm suy yếu khả năng bảo vệ và sức đề kháng của mũi.
Do đó, mọi người không nên ngoáy mũi quá thường xuyên. Nếu bạn bị khô mũi, hãy điều chỉnh nhiệt độ để duy trì độ ẩm trong phòng, điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh tốt hơn.
Nguồn: QQ/Helino
Thói quen rửa đũa nhiều người làm tưởng đúng nhưng hóa ra sai lè lè, còn tích tụ mầm bệnh ung thư trong nhà
Chắc chắn nhiều người sẽ rất bất ngờ khi biết mình đang rửa đũa sai cách mà không hề hay biết!
Đôi đũa vốn là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Khi vào mâm cơm, đôi đũa sẽ làm nhiệm vụ gắp thức ăn và đưa lên miệng. Cũng vì thế, việc vệ sinh đũa là điều rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng.
Để rửa một đôi đũa thật sạch cũng cần phải có kỹ thuật chứ không chỉ đơn giản là nhúng qua nước hay đổ ngập nước rửa bát lên là xong. Đặc biệt, nếu rửa đũa không kỹ thì vô tình còn làm sản sinh ra nhiều chất gây ung thư mà bạn chẳng ngờ đến.
Thói quen rửa đũa sai lầm mà nhiều người tưởng là đúng
Đa phần mọi người thường có thói quen khi rửa đũa sẽ cầm cả bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng, đây là cách làm sạch vừa nhanh vừa tiện lợi. Thế nhưng, thực tế thì cách rửa đũa này có thể phá bỏ lớp bảo vệ bên ngoài của đũa và dần tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt đũa trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Thêm nữa, sau khi rửa đũa xong, nhiều người cũng bỏ qua việc lau khô đũa mà vội vàng đặt ngay vào rổ. Điều này cũng tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng khiến các loại vi khuẩn, nấm mốc và chất gây ung thư (aflatoxin) có cơ hội sản sinh. Cách rửa đũa kiểu này cũng làm lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác.
Ngoài ra, một số người còn có thói quen xếp đũa vào bồn rửa bát và đợi khi nào nhiều đồ thì mới tiện một công rửa. Và cứ như vậy, chiếc đũa được ngâm lâu trong bồn sẽ làm các hóa chất từ nước rửa bát có cơ hội xâm nhập sâu vào đũa, nếu chỉ rửa bằng nước thường cũng chưa đủ để loại bỏ.
Nếu các hóa chất đi vào trong cơ thể thì nó sẽ làm giảm nồng độ của các ion canxi trong máu, gây ra tình trạng mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan.
Cách rửa đũa chính xác để tránh gây bệnh
1. Rửa từng chiếc đũa
Sau khi hòa nước rửa bát, bạn bắt đầu cho đũa vào chậu rồi dùng giẻ rửa bát làm sạch bề mặt từng chiếc đũa. Tiếp đó, hãy rửa thêm một lần nữa bằng nước thường. Việc rửa từng chiếc đũa sẽ tránh làm chúng cọ sát với nhau và tránh làm lây nhiễm hóa chất ngấm vào đũa.
2. Tổng vệ sinh đũa mỗi tháng/lần
Cứ sau mỗi tháng, bạn nên vệ sinh tổng thể đũa một lần bằng cách cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, hãy chú ý không làm điều này cho đũa nhựa hay đũa sơn.
3. Lau khô và cất đũa ở nơi thoáng mát
Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên lau khô và phơi nắng. Khi đũa khô thì nên cất ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, tránh môi trường ẩm thấp vì dễ làm vi khuẩn bám vào, Đặc biệt, bạn nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoát nước.
Ngoài ra, khi mới mua đũa về, hãy chú ý khử trùng đũa trước. Bạn nên rửa sạch đũa bằng chất tẩy rửa hoặc ngâm đũa trong nước sôi (có thể thêm chút giấm) khoảng 30 phút trước khi dùng.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
3 triệu chứng "màu đỏ" cảnh báo bạn nên đi khám sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt Đa phần những trường hợp chảy máu trên cơ thể đều ngầm cảnh báo sức khỏe của bạn không tốt nên càng chủ động đi khám thì càng có cơ hội chữa khỏi nhanh hơn. Các dấu hiệu của bệnh ung thư thường rất giống với những triệu chứng thông thường mà chúng ta hay gặp phải trong cuộc sống. Dù vậy, khi...