Thói quen không đúng
Đánh răng ngay sau bữa ăn sẽ làm hại men răng; sinh đẻ theo tư thế nằm thông thường lại gây đau đớn khi lâm bồn.
Dưới đây là những thói quen có hại mà bạn làm hàng ngày:
Tắm thường xuyên
Chúng ta thường nghĩ việc tắm xà phòng, chà xát bằng bông tắm mỗi ngày giúp loại bỏ đi những vi sinh vật nguy hiểm cho cơ thể và mùi cơ thể. Nhưng tắm và kỳ cọ nhiều sẽ làm giảm chất bóng bề mặt da, tẩy lớp sừng, mất lớp acid trên da tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
Việc tắm vòi hoa sen không giết vi khuẩn mà khiến chúng còn chạy vòng quanh khắp cơ thể. Vi khuẩn ở mặt vòi hoa sen có thể xâm nhập vào chân rồi lên đầu, vi khuẩn ở vùng bẹn có thể trú ngụ trên tay. Vì vậy, ở nhiều bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật không cho phép bệnh nhân tắm trước khi mổ.
Điều quan trọng để giữ da khỏe mạnh là bảo vệ lớp sừng trên da. Khi tắm, hãy dùng nước ấm hoặc nước mát, không tắm nước quá nóng sẽ làm cho máu ngoại vi tăng, còn máu cho các cơ quan trung ương giảm, dễ gây đột quỵ. Dùng xà phòng nhẹ, tái tạo lại lớp sừng bằng cách bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Chỉ cần tắm 2 – 3 lần trong một tuần là đủ.
Thở bằng ngực
Khi đứng thẳng, phần lớn mọi người có thói quen thờ bằng lồng ngực. Phổi nằm phần trên trong lồng ngực, trong khi đa phần các mạch máu tiếp nhận ôxy lại nằm ở dưới. Khi lực ở phổi bị tiêu hao, chúng ta sẽ nhận được ít ôxy hơn, và kết quả là hơi thở nhanh hơn tự nhiên. Thở bằng lồng ngực cũng làm đảo lộn sự cân bằng ôxy và CO2 trong máu, khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, thậm chí sợ hãi.
Hãy tập thể theo cách thở của trẻ nhỏ. Dùng bụng để thở thay vì dùng ngực, giúp tận dụng hoạt động của các cơ hoành. Kiểu thở này cũng thường thấy trong những người ngồi thiền. Bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm giác được nhịp lên xuống. Một cơ hoành khỏe mạnh có nghĩa là bạn có nhiều ôxy hơn với mỗi hơi thở.
Video đang HOT
Tắm và kỳ cọ nhiều làm hại lớp sừng bảo vệ trên da (ảnh minh họa)
Tư thế sinh
Ngày nay đa số những phụ nữ tại Mỹ vẫn được hướng dẫn sinh nở theo tư thế lưng nằm thẳng, hai chân giơ lên. Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi tư thế sinh này “rõ ràng có hại”, và khuyên nên được xóa bỏ.
Khi phụ nữ nằm thẳng lưng xuống bàn đẻ, đứa trẻ lúc đó phải chống lại lực hút của trái đất khi chúng chào đời. Kết quả là ca lâm bồn của người mẹ trở nên khó khăn hơn và tăng tỷ lệ rách âm đạo nghiêm trọng.
Tư thế khi sinh đầu cúi xuống, chân ở vị trí trên không đã trở thành tư thế sinh để tiêu chuẩn trong y học hiện đại bởi vì nó giúp bác sĩ hướng dẫn trực tiếp và sinh nở dễ dàng hơn. Hơn nữa, nên để các bà bầu có cơ hội di chuyển xung quanh trong suốt quá trình lầm bồn và thay đổi tư thế mà họ thấy thoải mái.
Đánh răng
Chúng ta thường được khuyên nên đánh răng hai lần một ngày, và sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn có hại cho răng. Nhưng đáng ngạc nhiên là điều đó lại sai. Các nha sĩ Anh khuyên mọi người, đặc biệt là những em nhỏ tuổi từ 5 đến 10, không đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Lý do là vì axit trong thức ăn và đồ uống khiến cho lớp men răng mềm đi. Đánh răng ngay sau khi ăn khiến men răng dễ bị tổn thương và tạo lỗ hổng trên răng. Để lại một chút thức ăn không gây hại nhiều như dùng bài chải chà xát làm mất lớp bảo vệ trên răng. Để không làm hại men răng, bạn nên sử dụng bàn chải mềm và chải chủ yếu chải vào phần nướu hơn răng.
Tư thế ngồi ghế đúng (nguồn ảnh: internet)
Ngồi thẳng
Chúng ta thường được cảnh báo ngồi lâu tăng nguy cơ đái tháo đường, bệnh tim, và ung thư. Ngồi lâu cũng sẽ làm bạn giảm tuổi thọ. Nhưng điều chúng ta không đề cập đến là việc phát minh ra những chiếc ghế. Chiếc ghế tựa thẳng khá phổ biến hiện nay.
Khi chúng ta đứng hay ngồi mà không có điểm tựa, cơ bụng hoạt động giúp xương sống đỡ được cân nặng. Khi ngồi thẳng tựa trên ghế, các cơ này được thư giãn, và đột nhiên xương sống một mình chống đỡ toàn bộ trọng lượng. Điều này khiến lưng nhức mỏi. Theo các chuyên gia, ngồi lên ghế đẩu hoặc ngồi dựa lưng một góc 135 độ so với chân trên mặt đất là cách ngồi khoa học giúp giảm đau đớn và bệnh tật.
Theo Eva
Nước mưa có sạch?
Từ trước đến nay có nhiều người luôn cho rằng nước mưa mát, tinh khiết, vô khuẩn.
Thực ra nếu chỉ xét qua, nước mưa có phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi nước từ mặt biển, sông, hồ... bốc lên nhập vào các tầng không khí, gặp lạnh ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nhưng nước mưa khác nước cất ở chỗ nó chứa nhiều yếu tố hóa học và vi sinh vật mà nước mưa đã hấp thụ trong quá trình giao lưu trong khí quyển.
Người ta đã tính rằng một giọt mưa (khoảng 50 mg), rơi từ độ cao 1 km sẽ "rửa" 16,3 lít không khí. Vì vậy trong nước mưa chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa và từng vùng: đồng bằng, miền núi, thành phố hay khu công nghiệp... Mặt khác mưa càng nhiều, càng lâu các vi khuẩn và tạp chất trong nước mưa càng ít.
Về vi khuẩn: Trong nước mưa cũng có thể có mặt coli (Escherichia coli) là loại vi khuẩn có nguồn gốc trong phân người, súc vật và các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí khác. Các xét nghiệm vi khuẩn từ trước tới nay chưa thấy một mẫu nước mưa nào vô khuẩn, kể cả nước mưa hứng giữa trời.
Cần chú ý khi hứng nước mưa không nên hứng ngay từ đợt mưa đầu tiên (nguồn ảnh: internet)
Thậm chí có những mẫu nước mưa số vi khuẩn khá cao tương đương với nước giếng không sạch. Nguyên nhân nước mưa chứa nhiều vi khuẩn là vì "rửa" nhiều bụi trong khí quyển và do cách hứng chứa: mái nhà có nhiều bụi bẩn, phân chim, bể chứa lưu cữu, nhiều rong rêu...
Về hóa học: Do quá trình giao lưu trong khí quyển nước mưa hấp thụ nhiều tạp chất. Bởi vậy người ta có thể xác định tạp chất trong nước mưa để qua đó biết tạp chất trong khí quyển. Tạp chất trong khí quyển bao gồm các khí NO2, NH3, H2S... do các quá trình phân hủy ở mặt đất và Cl2, CO2, CH4... do các nhà máy thải ra, SO2 do đốt than, dầu mỏ,...
Các sol khí (hỗn hợp của các hạt bụi hoặc chất không tan với những giọt rất nhỏ dung dịch muối) có kích thước rất nhỏ, với các thành phần hóa học tùy theo vùng cũng bị "cuốn" vào nước mưa. Ngoài ra nước mưa còn mang theo các chất hữu cơ dễ bay hơi, các bụi thực vật... Song trong nước mưa chứa nhiều nhất vẫn là CO2 và O2 (một lít nước mưa có khoảng 5,2 cm3 oxy).
Độ pH của nước mưa là acid nhẹ (pH khoảng 6,2 - 6,4) do khí ni-tơ kết hợp với oxy (nhờ các tia lửa điện của sấm sét) rồi kết hợp với nước thành acid nitric. Nước mưa cũng còn chứa một lượng nhỏ acid carbonic do một phần khí CO2 kết hợp với nước tạo thành. Nước mưa có tính acid, lại có CO và O2 hoạt động nên có thể hòa tan chì nếu ống dẫn nước, gáo múc và dụng cụ chứa đựng có chì, gây nên nhiễm độc trường diễn.
Bể chứa nước mưa phải cọ rửa thường xuyên và phải có nắp đậy (ảnh minh họa)
Nước mưa là loại nước mềm (vì không có các muối khoáng Ca, Mg) cho nên độ hòa tan xà phòng kéo dài - giặt quần áo và rửa các dụng cụ bằng xà phòng không thích hợp (rửa tay xà phòng với nước mưa tay cứ nhờn mãi). Đặc biệt nhiều người thích dùng nước mưa pha trà chính vì nước mưa không chứa những muối khoáng làm ảnh hưởng đến chất lượng hương vị trà như muối natri clorua, muối sắt, các muối sulfat, phosphat,... có nhiều trong nước sông, nước giếng...
Tuy nhiên nước mưa vẫn là nguồn nước tốt cho những vùng chưa có nước máy và không đào được giếng. Song cần chú ý khi hứng nước mưa không nên hứng ngay từ đợt mưa đầu tiên (nước rửa bụi không khí và mái nhà), không nên hứng nước mưa ở những khu vực gần nhà máy, xí nghiệp thải nhiều hơi khói độc và bụi công nghiệp.
Không chứa đựng nước mưa trong dụng cụ có chì hoặc dụng cụ tôn (sắt mạ kẽm). Bể chứa nước mưa phải cọ rửa thường xuyên và phải có nắp đậy. Nước mưa dùng trong ăn uống cũng phải đun sôi như các loại nước khác.
(Theo Khoahocphothong)
Nhận biết sức khỏe qua mùi cơ thể Mùi cơ thể là một trong những tiêu chuẩn giúp phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuyến mồ hôi trong cơ thể của mỗi người đều tiết ra các mùi rất đặc trưng. Nó không chỉ phản ánh mức độ vệ sinh cá nhân hay nồng độ các thành phần hóa chất có trong cơ thể bạn, mà theo kết...