Thói quen “dùng cố” chai dầu gội, nước rửa bát, sữa tắm có thể sinh ra vi khuẩn gây hại cho cả gia đình
Pha thêm nước vào chai chất tẩy rửa như dầu gội, nước rửa bát, sữa tắm… sau khi hết để dùng tiếp là thói quen của hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, điều này có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật.
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration) thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan đã chỉ ra rằng việc thêm nước để pha loãng các sản phẩm tẩy rửa có thể khiến vi khuẩn phát triển và nhắc nhở mọi người không nên làm theo.
Các sản phẩm tẩy rửa trong ngôi nhà của chúng ta được sử dụng rất phổ biến, đa dạng công dụng, từ lọ dầu gội đầu, chai sữa tắm cho đến chai nước rửa bát, nước giặt quần áo… Mỗi khi sử dụng hết những sản phẩm này, để tiết kiệm, hầu hết các gia đình đều có thói quen pha thêm nước để có thể sử dụng tiếp được thêm 1 thời gian nữa. Mọi người nghĩ rằng bên trong thành của dụng cụ chứa (chai, lọ) vẫn còn bám lại lượng “lớn” chất tẩy rửa, việc pha thêm nước giúp chúng ta có thể dùng được hết, không bỏ phí chút chất tẩy rửa nào cả, sử dụng được lâu hơn và tiết kiệm tiền.
Tuy nhiên, việc làm tuy tiết kiệm này lại không thực sự tốt cho sức khỏe của chúng ta. Theo thông tin được đăng tải trên website của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan, các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường có công thức và thành phần nhất định, việc thêm nước để pha loãng sản phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng, tăng khả năng vi khuẩn phát triển và làm sản phẩm bị hư hỏng. Do đó, Cục nhắc nhở mọi người không nên làm việc này khi sử dụng hết các chất tẩy rửa trong gia đình.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân việc pha loãng với nước có thể làm chất tẩy rửa sinh vi khuẩn gây hại, làm hư hỏng sản phẩm tẩy rửa, tờ SkyPost đã đặt câu hỏi với giảng viên Vật lý và Hóa học Đài Loan Zhang Pibai để tìm câu trả lời. Theo đó, ông Zhang giải thích khi pha loãng với nước, việc khử trùng tay và chai không hoàn hảo.
Dù rằng trong nước chảy từ vòi có chứa clo khử khuẩn, nhưng khi nước tiếp xúc với không khí chứa nhiều bào tử vi khuẩn, từ đó sẽ sinh sản vi khuẩn trong dung dịch tẩy rửa sau khi bị pha loãng.
Ông giải thích thêm rằng các đường ống dẫn nước trong nhà chứa các ion sắt và ion canxi, các ion sắt sẽ tạo thành hydroxit và tạo ra kết tủa; trong khi ion canxi trong nước sẽ tạo thành hiệu ứng nước cứng khi gặp chất tẩy rửa, ngăn không cho các sản phẩm tẩy rửa tạo bọt và làm giảm hiệu quả làm sạch.
Video đang HOT
Cùng quan điểm này, bác sĩ da liễu Đài Loan Chen Houyi trong một cuộc phỏng vấn với TOPick cho biết bản thân nước máy có chứa vi khuẩn, môi trường trong phòng tắm ẩm ướt, vi khuẩn và nấm có thể phát triển nhanh chóng sau khi thêm nước chất tẩy rửa.
Sau khi sử dụng sữa tắm bị pha loãng, người dùng có khả năng bị nhiễm trùng, khiến da mẩn đỏ, sưng tấy, đau nóng, viêm nhiễm và phát ban hình nhẫn. Nếu sử dụng các sản phẩm dầu gội có pha thêm nước, bạn có thể bị nhiễm khuẩn, đau đầu, thậm chí là rụng tóc.
Với các nước rửa bát bị pha loãng, vì không đảm bảo khả năng khử khuẩn, vi khuẩn và chất bẩn còn sót lại trên bát đĩa và các dụng cụ ăn uống dễ dàng đi trực tiếp vào cơ thể qua đường tiêu hóa, gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nguy hiểm nhất là khi đũa, thớt gỗ hoặc các dụng cụ ăn uống bằng gỗ không được rửa sạch bị nấm mốc, sinh ra chất độc aflatoxin – chất gây ung thư mạnh nhất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố. Chỉ 1mg chất này đi vào cơ thể có thể gây ung thư, với lượng ăn vào khoảng 20mg thì nguy cơ gây tử vong là rất cao.
Do đó, tốt nhất khi sử dụng hết các sản phẩm tẩy rửa, bạn nên loai bo chư tuyệt đối không pha thêm nước để tiết kiệm, dùng tiếp.
Nữ sinh bị bạn học chế giễu lười tắm, đến bệnh viện khám mới biết mắc bệnh
Sau khi về nhà thử mọi biện pháp như tẩy tế bào chết, thay sữa tắm nhưng không hiệu quả thì lúc này nữ sinh mới đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp nữ sinh viên (20 tuổi) sống tại Đài Loan. Nữ sinh được mẹ đưa đến khám trong tình trạng xuất hiện da sẫm màu, dày, ở nếp gấp sau cổ.
Nữ sinh được mẹ đưa đến khám trong tình trạng xuất hiện da sẫm màu, dày, ở nếp gấp sau cổ.
Được biết, trong giờ thể dục, nữ sinh buộc tóc cao bị bạn học nhìn thấy vùng da sẫm màu sau cổ, nghĩ rằng nữ sinh lười tắm nên bạn học đã chế giễu khiến nữ sinh vô cùng xấu hổ. Sau khi về nhà thử mọi biện pháp như tẩy tế bào chết, thay sữa tắm nhưng không hiệu quả thì lúc này nữ sinh mới đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hoàng Tâm Dĩnh cho biết: "Kết quả khám cho thấy không chỉ nếp gấp sau cổ mà ngay cả vị trí nách và vùng eo đều có dấu hiệu tương tự. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gai đen, căn bệnh này do nhiều nguyên nhân bao gồm rối loạn chuyển hóa, ung thư hoặc một số loại thuốc có thể gây ra. Sau khi tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, phát hiện mức đường huyết tăng cao được xác nhận mắc bệnh tiểu đường".
Nữ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường là ông bà nội và bố, cộng thêm thói quen nghiện đường, đồ uống luôn bỏ đường và uống 3 ly trà sữa/ngày, theo thời gian, nữ sinh xuất hiện tình trạng kháng insulin trên da, da trở nên sẫm màu và dày được gọi là bệnh gai đen.
Ảnh minh họa
Nữ sinh đã được điều trị bằng cách kiểm soát đường huyết trong cơ thể, tiêm thuốc điều trị tăng sắc tố kết hợp với uống thuốc. Cho dù trải qua quá trình điều trị nhưng làn da của nữ sinh vẫn khó phục hồi như lúc ban đầu. Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp mắc bệnh tương tự cần thay đổi đầu tiên chính là thói quen sống của người bệnh.
Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) là một rối loạn về da dẫn đến những vệt màu từ nâu nhạt đến đen xuất hiện ở cổ, nách, háng và dưới bầu ngực.
Bệnh thường xảy ra ở người bị béo phì hoặc tiểu đường. Trẻ em bị bệnh này sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh gai đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng, như dạ dày hoặc gan.
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai đen gồm:
Kháng insulin. Hầu hết những người có bệnh này cũng sẽ đề kháng với insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Rối loạn nội tiết. Bệnh này thường xảy ra ở những người có các rối loạn như u nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt động kém hoặc các vấn đề với tuyến thượng thận.
Một số loại thuốc và chất bổ sung. Niacin liều cao, thuốc ngừa thai, prednisone và các thuốc corticosteroid khác có thể gây ra bệnh này.
Ung thư. Đôi khi, bệnh cũng xuất hiện do u lympho hoặc khi khối u ung thư bắt đầu phát triển trong một cơ quan nội tạng, chẳng hạn như dạ dày, ruột kết hoặc gan.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gai đen:
Những thay đổi về da là dấu hiệu duy nhất của bệnh. Bạn sẽ nhận thấy da sẫm màu, dày, mịn ở những khu vực nếp gấp - thường là ở nách, háng và sau cổ. Những thay đổi về da thường xuất hiện chậm. Da bị ảnh hưởng cũng có thể có mùi hoặc ngứa.
Những phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh gai đen?
Nếu bệnh liên quan đến béo phì, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng insulin và phòng ngừa bệnh.
Bạn cũng nên điều trị các tình trạng sức khỏe có liên quan đến bệnh (như suy giáp) và tránh các loại thuốc có thể làm nặng hoặc xuất hiện bệnh (như thuốc tránh thai).
Trị chứng ngứa ở người cao tuổi Việc bài tiết của tuyến nhờn dưới da ở người cao tuổi trong mùa thu - đông càng làm cho lớp da của người già đã khô thêm khô. Mặt khác người cao tuổi nếu mắc các bệnh mạn tính thường dùng các loại thuốc khác nhau. Nhiều loại thuốc uống hay thuốc bôi có thể gây ngứa và điều này gây khó...