Thói quen của ông Biden thành mối lo an ninh ở Nhà Trắng
Thói quen tập thể dục buổi sáng của ông Biden làm dấy lên những mối lo về an ninh mới trong Nhà Trắng.
Chiếc máy đạp xe hiệu Peloton đã sát cánh với ông Biden trong suốt mùa dịch vừa qua.
Theo New York Times , khi dịch bệnh hoành hành trên khắp nước Mỹ, ông Biden bắt đầu mỗi ngày trong phòng thể dục trên chiếc Peloton.
Peloton có giá khoảng 2.500 USD (khoảng 5,7 triệu đồng), được tích hợp máy tính bảng cho phép người dùng phát trực tiếp quá trình tập luyện hoặc giao tiếp với người khác.
Hiện không rõ ông Biden có định mang chiếc máy này tới Nhà Trắng hay không. Các chuyên gia an ninh Mỹ lo ngại Nga hoặc Trung Quốc có thể do thám phòng tập thể dục của Nhà Trắng thông qua máy tính bảng, camera, micro tích hợp gắn trên Peloton.
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Joe Biden. (Ảnh: PM)
Tuần trước, tạp chí Popular Mechanics cảnh báo nguy cơ an ninh từ chiếc máy này trong bài viết với tiêu đề “Tại sao Joe Biden không thể mang Peloton của mình đến Nhà Trắng”.
Hiện ông Biden vẫn chưa lên tiếng về vấn đề này.
Theo các chuyên gia an ninh, ông Biden vẫn có thể đưa Peloton tới Nhà Trắng. Điều kiện là nó sẽ giống như bản lắp ráp, tức là từng bộ phận sẽ được sàng lọc kỹ càng trước khi ghép nối thành máy hoàn chỉnh.
Ông Biden không phải là tổng thống đầu tiên làm dấy lên mối quan ngại về an ninh liên quan tới các thiết bị điện tử. Ông Trump từng khiến các chuyên gia an ninh đau đầu vì dùng iPhone gọi điện cho bạn bè.
Ông Obama cũng khăng khăng mang chiếc BlackBerry của mình đến Nhà Trắng và sau đó đề cập tới việc dùng iPad.
“An ninh luôn được cân bằng giữa nhu cầu và mong muốn của Tổng thống cũng như rủi ro an ninh. Mối đe dọa là có thật, nhưng nó có thể trở thành rủi ro có thể kiểm soát được” , ông Garrett Graff, giám đốc sáng kiến an ninh mạng tại viện Aspen cho hay.
Ông Ledgett Jr, cựu phó giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia gợi ý tháo bỏ camera và micro trên Peloton để loại bỏ các nguy cơ tiềm tàng. Ông cũng khuyên ông Biden giữ chiếc xe cách xa những nơi có thể diễn ra các cuộc trò chuyện nhạy cảm.
“Nếu ông ấy là kiểu vừa đạp xe, vừa nói chuyện với mọi người, đó có thể là một vấn đề” , ông Richard cho hay.
Chính quyền của ông Biden sẽ sớm liên lạc với Nga về hiệp ước New START
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được cho là sẽ nhanh chóng liên lạc với phía Nga thảo luận về vấn đề gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện 19/1. Ảnh: Reuters
"Đây là điều mà chúng ta phải giải quyết nhưng chỉ khi Tổng thống đắc cử Joe Biden chính thức nhậm chức vào ngày mai. Đây cũng là vấn đề mà chúng ta phải nhanh chóng thảo luận trở lại vì hạn chót sắp tới gần. Chúng tôi sẽ thảo luận một sự gia hạn, Tổng thống đắc cử sẽ quyết định về thời hạn", ông Antony Blinken - người được Tổng thống đắc cử Joe Biden bổ nhiệm vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ - phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày 19/1.
Ứng viên Ngoại trưởng Blinken còn lên tiếng ca ngợi Nga tuân thủ các quy định theo thỏa thuận kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa hai quốc gia.
"Dựa trên những gì tôi chứng kiến, trên những gì chính quyền Tổng thống Donald Trump báo cáo khi nói đến Hiệp ước New START, Nga đã thực hiện nghĩa vụ một cách nghiêm túc. New START không phải là một món quà nào đó mà chúng tôi tặng cho người Nga, nó cũng vì vì lợi ích bản thân của chúng ta".
Cùng ngày, trong một bản điều trần gửi tới các nhà lập pháp, ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết việc gia hạn Hiệp ước New START với Nga xuất phát từ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
"Tôi nghĩ như vậy và Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng như thế", ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Austin trả lời Ủy ban Quân vụ Thượng viện khi được hỏi liệu gia hạn Hiệp ước New START có thuộc lợi ích an ninh quốc gia hay không. Hiệp ước New START dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 5/2.
Cũng trong phiên điều trần ngày 19/1, ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhấn mạnh ông sẽ nỗ lực để phục hồi nền ngoại giao bị tổn hại của Mỹ. "Chúng ta có một nhiệm vụ to lớn trước mắt là khôi phục những mối quan hệ đó. Một số đồng minh và đối tác của chúng ta đã đặt nghi vấn về tính bền vững của các cam kết mà chúng tôi đặt ra và đây là thách thức rất lớn để vượt qua".
Ứng viên Blinken (58 tuổi) là một nhà chính sách đối ngoại kỳ cựu và là thân tín của Tổng thống đắc cử Biden. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy ông Blinken gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình được Thượng viện phê chuẩn. Trong suốt phiên điều trần kéo dài 4,5 tiếng, ông Blinken nhận được nhiều lời khen ngợi từ các Thượng nghị sĩ. Kết thúc phiên họp, Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menedez - Chủ tịch sắp tới của ủy ban đối ngoại - cho biết ông hy vọng Thượng viện sẽ xác nhận ông Blinken sớm nhất có thể.
Phiên điều trần của ông Blinken diễn ra tại Điện Capitol hai tuần sau khi cơ sở này trước đó đã chứng kiến vụ bạo loạn do người ủng hộ của Tổng thống Trump gây ra. Cuộc bạo loạn chưa từng có đã khiến cả thế giới sốc và danh tiếng của Mỹ có phần bị giảm sút. Trong một tuyên bố, ứng viên Blinken nói rằng cần phải củng cố nền dân chủ ở quê nhà. "Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm ở trong nước để nâng cao vị thế của mình ở nước ngoài", ông Blinken nhấn mạnh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chủ trì lễ tưởng niệm nạn nhân dịch COVID-19 tại Washington Ngày 19/1 (theo giờ phương), Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã tới thủ đô Washington để chuẩn bị cho lễ nhậm chức vào thời điểm u ám khi nước Mỹ ghi nhận số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vượt 400.000 ca, cũng như đang phải chứng kiến sự chia rẽ chính trị sâu sắc hơn...