Thói quen ăn uống sai lầm “đầu độc” lá gan người Việt như thế nào?
Nhiều bà nội trợ vẫn giữ thói quen rửa sạch, phơi khô với những thực phẩm đã bị ẩm mốc và tiếp tục chế biến.
Viêm gan là một bệnh về gan thường gặp. Tình trạng viêm gan kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, từ đó dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo gây xơ hóa gan. Càng có nhiều mô sẹo hình thành, các chức năng gan càng bị suy giảm.
Chứng xơ gan hoàn toàn có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như suy gan và đặc biệt là ung thư gan. Trong thực tế lâm sàng người ta nhận thấy 70-80% ung thư gan phát triển trên nền xơ gan.
Nguyên nhân gây viêm gan nhiều nhất tại Việt Nam là viêm gan do nhiễm virus viêm gan B, C. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), trong thời gian gần đây, tỉ lệ viêm gan do nhiễm độc lại tăng vọt.
Tất cả các độc chất vào cơ thể phải được khử độc, và chỉ có một con đường duy nhất là chuyển hóa ở gan. Vì vậy, có thể nói gan là cơ quan gánh hết tất cả các độc chất của cơ thể. Nhiều thói quen sinh hoạt phản khoa học của người Việt, được xem là thủ phạm chính khiến gan bị nhiễm độc, cụ thể:
Lạm dụng rượu bia
Video đang HOT
Trước hết phải kể đến thói quen lạm dụng rượu bia. Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Một người Việt trưởng thành tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia) trong một năm. 48% thanh niên từ 14 – 17 tuổi cũng uống rượu bia.
Theo các chuyên gia, khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan. Với chức năng thải độc cơ thể, gan là cơ quan chịu nhiều tổn thương nhất do tác hại của rượu bia. Thực tế, đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho gan.
Ăn thực phẩm bị mốc
Bên cạnh rượu bia, không ít người Việt cũng đang tự hấp thu độc tố gây ung thư gan mạnh nhất, đó là Aflatoxin, thông qua bữa ăn hàng ngày.
Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc, là loại độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt, chúng gây hại cho sức khỏe cả khi thực phẩm đã được nấu chín trong nhiệt độ cao.
Nhiều người có sở thích sử dụng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn được đóng gói nhưng không để ý thời gian sử dụng. Khi có nhu cầu dùng đến thì thức ăn đã quá hạn, bỏ thì tiếc nên vẫn cố gắng chế biến lại. Hoặc với các loại thực phẩm bị mốc, nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần gạn bỏ phần quan sát thấy nấm mốc và sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, việc này chỉ làm trôi đi lớp nấm mốc bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống sợi nấm rất lớn vẫn còn lại đã ăn sâu vào bên trong, đồng thời chất độc cũng đã được sản sinh và tích tụ, đây đều là những thứ mà ta không thể quan sát bằng mắt thường.
Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflatoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.
Bên cạnh đó, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu trong thực phẩm, các sản phẩm thẩm thấu qua da như mỹ phẩm làm đẹp của chị em phụ nữ, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản, thuốc đông, tây y không đảm bảo chất lượng… cũng là những con đường đưa chất độc vào gan phổ biến và dẫn đến tình trạng viêm gan.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010. Đến năm 2018, số ca mắc mới đã tăng lên trên 25.000 ca, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó riêng nam giới chiếm hơn 19.500 ca.
12 ngày nỗ lực cứu sống sản phụ "thập tử nhất sinh"
Ngày 23/11, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các bác sĩ (BS) của BV đã nỗ lực cứu sống sản phụ bị hội chứng HELLP, sốc nhiễm khuẩn suy đa cơ quan "thập tử nhất sinh".
Theo đó, ngày 7/11, BVĐKTƯCT tiếp nhận sản phụ Phan Thị Hồng Nhung (SN 1992, ngụ An Giang), từ bệnh viện địa phương chuyển đến với chẩn đoán: Hội chứng HELLP suy gan cấp suy thận cấp. Hậu phẫu mổ lấy thai vì tiền sản giật nặng.
Bệnh nhân trong tình trạng lừ đừ, tiếp xúc chậm, khó thở, vàng da toàn thân, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh. Nhận định bệnh nhân nguy kịch nên được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị.
Máy lọc máu liên tục trong 90 giờ để cứu sống sản phụ.
Tại đây, tình trạng bệnh lý diễn tiến ngày càng nặng hơn, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sâu suy hô hấp nặng phải đặt nội khí quản và thở máy huyết áp thấp phải sử dụng thuốc vận mạch liều cao bụng chướng ngày càng tăng.
Hội chẩn chẩn đoán, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan hậu phẫu mổ lấy thai vì tiền sản giật nặng hội chứng HELLP rất nặng viêm tụy cấp thứ phát tràn dịch đa màng rối loạn đông máu nặng hôn mê gan.
Bệnh nhân được tiến hành lọc máu liên tục trong 90 giờ xen kẽ 2 đợt thay huyết tương bằng huyết tương tươi đông lạnh. Các BS sử dụng 49 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh 7 khối hồng cầu 250 ml 5 khối hồng cầu 350 ml và 14 khối tiểu cầu cùng với các phương pháp điều trị hồi sức nội khoa. Mọi người căng thẳng chờ đợi và hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến với sản phụ.
Sức khỏe sản phụ Nhung hiện đã ổn định.
Sau 12 ngày nỗ lực của tập thể Khoa Hồi sức tích cực, ngày 20/11, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, tiếp xúc tốt, thực hiện đúng các y lệnh, sinh hiệu ổn định, ngưng thở máy, rút ống nội khí quản, các xét nghiệm cải thiện theo chiều hướng tốt. Sáng ngày 23/11, cả mẹ và bé đều khoẻ (bé trai cân nặng 3.200 gr), sinh tồn ổn định, tiếp tục điều trị tại khoa Sản.
Niềm vui của gia đình sản phụ cũng chính là niềm vui to lớn của tập thể đội ngũ nhân viên của BVĐKTƯCT, niềm tự hào khi làm chủ được các kỹ thuật mới cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Theo BSCK2 Dương Thiện Phước - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, suy đa tạng là nguyên nhân tử vong chính trong các đơn vị hồi sức tích cực, số tạng suy càng nhiều thì tiên lượng bệnh càng nặng. Tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng dao động từ 60 - 80%. Mục tiêu điều trị là hỗ trợ chức năng các tạng, làm giảm mức độ trầm trọng của từng tạng suy.
Lọc máu liên tục giúp điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và đào thải các chất mà bình thường do các cơ quan đảm nhiệm. Kỹ thuật này rất có hiệu quả và an toàn cho các bệnh suy đa cơ quan đặc biệt ở các bệnh nhân có rối loạn huyết động. Trong đó biến chứng suy gan cấp được xem là biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao từ 50 - 90% nếu không điều trị hợp lý.
BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám chuyên môn BVĐKTƯCT cho biết, việc điều trị thành công cho sản phụ trên, ngoài xử trí và chuyển viện kịp thời của tuyến trước, không thể không nhắc đến đội ngũ hồi sức tích cực chống độc của BV, là nơi mà ranh giới giữa sự sống với cái chết mong manh.
Với sự năng động, nhiệt huyết và hết lòng vì người bệnh, những BS, điều dưỡng của Khoa Hồi sức tích cực vẫn âm thầm làm việc và cống hiến từng ngày, từng giờ. Mỗi ca bệnh khó là một thử thách mới, là dịp để học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn.
Uống nước kiểu này 'phá gan, hại thận', dừng ngay trước khi quá muộn Những sai lầm trong việc uống nước dưới đây khiến cơ thể bạn ngày càng suy kiệt, dễ mắc nhiều bệnh, thậm chí là 'phá hỏng' hết gan, thận. Ảnh minh họa: Internet Uống quá ít nước khiến đường huyết bị phá hủy Nhiều người rất lười uống nước, và chỉ uống khi cơ thể đã rơi vào khô cạn, cơn khát bùng...