‘Thỏi nam châm’ Trung Á

Theo dõi VGT trên

Trung Á là vùng lãnh thổ rộng lớn, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và thương mại quốc tế trên lục địa Á – Âu, đồng thời có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, bởi vậy, Trung Á đang nổi lên như một khu vực có ý nghĩa địa chính trị quan trọng.

Thỏi nam châm Trung Á - Hình 1
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh những biến đổi địa chính trị toàn cầu cũng như xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới như hiện nay, các quốc gia Trung Á đang nỗ lực tăng cường hợp tác nội khối và phát triển các cách tiếp cận chung để đương đầu với những thách thức, qua đó thúc đẩy sự thịnh vượng.

Một giai đoạn mới trong sự phát triển hợp tác khu vực đã bắt đầu tháng 3/2018 với sự kiện Hội nghị tham vấn đầu tiên các nguyên thủ quốc gia 5 nước Trung Á gồm Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan, diễn ra tại thủ đô Astana (Kazakhstan), đóng vai trò là nền tảng mang tính xây dựng cho hợp tác và phát triển khu vực. Kể từ đó, các cuộc họp thượng đỉnh này diễn ra thường niên. Năm nay, Hội nghị tham vấn lần thứ sáu các nguyên thủ quốc gia Trung Á được tổ chức ở Astana ngày 9/8, với kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt cho sự phát triển của khu vực, quyết định động lực hơn nữa của hợp tác nhiều mặt.

Trọng tâm của hội nghị năm nay vẫn sẽ là phát triển hợp tác, ổn định và an ninh trong khu vực, bao gồm quan hệ đối tác kinh tế và thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần.

Hội nghị dự kiến sẽ thông qua Chiến lược phát triển hợp tác khu vực “Trung Á-2024″. Văn kiện này được soạn thảo để mở rộng hợp tác giữa 5 nước và tăng cường vai trò quốc tế của Trung Á. Tổng thống Kazakhstan, ông Kassym-Jomart Tokayev đã bày tỏ tin tưởng việc thông qua văn kiện tại hội nghị sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực.

Tháng 7/2022, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư ở thành phố Cholpon-Ata của Kyrgyzstan, 5 tổng thống các nước Trung Á đã xem xét “Hiệp ước hữu nghị, láng giềng tốt và hợp tác vì sự phát triển của Trung Á trong thế kỷ 21″, song Tajikistan và Turkmenistan chưa đặt bút ký. Kazakhstan hy vọng tại hội nghị lần này sẽ thuyết phục 2 nước tham gia để hiệp ước nhanh chóng có hiệu lực.

Video đang HOT

Có thể thấy, trong 20 năm qua, GDP của Trung Á đã tăng 7 lần, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 6,2%, cao hơn 3,6% so với mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (2,6%). Tỷ trọng của Trung Á trong GDP thế giới đã tăng 1,8 lần, kim ngạch ngoại thương tăng 6 lần và khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tăng 17 lần. Trung Á không chỉ có truyền thống giao thoa lợi ích của các cường quốc hàng đầu trên thế giới mà khu vực này còn có lịch sử tương tác lâu dài với LB Nga cũng như đang là khu vực mà Trung Quốc tích cực theo đuổi thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Cả 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng giữa Đông Á và châu Âu, vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và an ninh sâu sắc với Moskva, với 3 nước tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu. Hàng triệu lao động Trung Á đang làm việc tại LB Nga, với khoảng 1,2 triệu người từ Tajikistan và 1 triệu người từ Kyrgyzstan di cư đến đó. Kiều hối từ Nga chiếm lần lượt khoảng 20% và 30% GDP của 2 quốc gia này. Bên cạnh đó là quan hệ hợp tác an ninh giữa Nga với các nước Trung Á.

Trong khi kim ngạch thương mại của Nga với các nước này ở mức 44 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với 5 quốc gia Trung Á năm 2023 lên tới 89,4 tỷ USD (tăng 27% so với năm 2022), trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang khu vực là 61,4 tỷ USD. Mới đây, Trung Quốc vừa ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt quan trọng, kết nối nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan. Dự án được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đ.ánh giá là mang tính bước ngoặt đối với cả ba nước.

Một điểm đáng chú ý của hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu năm nay là sự hiện diện của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Theo hình thức C5 1, 5 nước Trung Á và Nhật Bản dự kiến sẽ ra tuyên bố chung về hợp tác phát triển kinh tế bền vững tại hội nghị thượng đỉnh, bao gồm các lĩnh vực như cắt giảm khí thải carbon và phát triển nhân tài. Ông Kishida sẽ bày tỏ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon, cung cấp công nghệ từ các công ty Nhật Bản như nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch có lượng khí thải carbon thấp. Tokyo sẽ xem xét hỗ trợ các quốc gia này sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng, chẳng hạn như hydro và phân bón được sản xuất bằng khí đốt tự nhiên.

Không chỉ là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và Trung Quốc, Trung Á ngày càng có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước phương Tây. Tháng 9 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Trung Á đã tham dự hội nghị thượng đỉnh “C5 1″ với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New Yorrk, đ.ánh dấu cuộc họp mặt đầu tiên theo khuôn khổ này nhằm thảo luận các cách thức mở rộng hợp tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tăng tốc trong nỗ lực “hướng tới” Trung Á khi mà trong vòng chưa đầy 1 năm đã diễn ra liên tiếp 2 hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Á (tháng 10/2022 và tháng 6/2023). Tháng 10/2023, EU cũng đã thông qua Kế hoạch hành động chung nhằm tăng cường mối quan hệ với khu vực Trung Á.

Trữ lượng dầu khí dồi dào của Trung Á khiến cho việc hợp tác với khu vực này đồng nghĩa với các nước phương Tây có thêm một lựa chọn quan trọng giúp bảo đảm an ninh năng lượng. Đây cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, đem lại những cơ hội hấp dẫn trong việc mở rộng chuỗi cung ứng. Sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát, tuyến Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR), một mạng lưới vận chuyển trải dài khắp Trung Á, biển Caspi và vùng Caucasus, đã trở thành giải pháp giúp kết nối thương mại giữa châu Á và châu Âu không bị đứt quãng. Đó là chưa kể vị trí “cầu nối” của Trung Á, liên kết 2 khu vực châu Âu với châu Á – Thái Bình Dương.

Có thể thấy Trung Á đang ngày càng trở thành “ thỏi nam châm” thu hút sự quan tâm các trung tâm chính trị hàng đầu thế giới và các cường quốc muốn tạo ảnh hưởng tại khu vực mang tầm chiến lược này. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng đối với Trung Á không chỉ là nền tảng chính sách đối ngoại đa hướng của các nước trong khu vực, cho phép họ cân bằng trên trường quốc tế và xây dựng hợp tác trên mọi trục chính sách đối ngoại, mà còn là sự phối hợp, hợp tác nhịp nhàng của cả 5 nước để khu vực này có thể vươn tới thời kỳ “Con đường Tơ lụa mới”, đem lại thịnh vượng chung một cách lâu dài.

EU đang tập trung vào khu vực 'sân sau' của Nga?

Trong bối cảnh Nga bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang có những động thái tăng cường quan hệ với các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

EU đang tập trung vào khu vực sân sau của Nga? - Hình 1
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev gặp nhau tại New York, ngày 21/9. Ảnh: Akorda

Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 24/10, có những dấu hiệu cho thấy EU đang dành sự quan tâm lớn cho khu vực Trung Á, vốn được coi là khu vực "sân sau" của Nga, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra cách đây tròn 8 tháng.

Sự chú ý mới này không chỉ có hoạt động thương mại bình thường. Cuối tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tiến hành cuộc điện đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Ngày 26/10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ đến Astana theo lời mời của ông Tokayev để tham dự một hội nghị của các nhà lãnh đạo Trung Á.

Sau cuộc điện đàm, bà Von der Leyen, người cũng đã gặp ông Tokayev ở New York, Mỹ vào tháng 9, cho biết hai bên hoan nghênh thỏa thuận về Quan hệ Đối tác Chiến lược về nguyên liệu thô bền vững, pin và hydro tái tạo. Điều này đ.ánh dấu sự phát triển nhanh chóng sau chuyến thăm vào tháng 11 năm ngoái của ông Tokayev tới Brussels và bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ đối tác với EU về năng lượng.

Bà Leyen cũng cho biết thêm rằng hai bên đã thảo luận về việc kết nối tốt hơn giữa châu Âu và Trung Á, thông qua Sáng kiến "Cửa ngõ/Cổng Toàn cầu" (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 300 tỷ euro, một đối trọng của EU đối với Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc.

Tiếp đó ngày 26-27/10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel sẽ đến Kazakhstan để tham gia hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Á. Ngoài ra, ông Michel có kế hoạch thăm Uzbekistan vào ngày 28/10 để hội đàm với Tổng thống Shavkat Mirziyoyev.

Tại hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Á, các bên sẽ thảo luận về sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, đồng thời sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực đang mang tính thời sự hiện nay. Phát biểu trước khi lên đường dự hội nghị, ông Michel cho biết: "EU sẵn sàng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Trung Á và hỗ trợ hợp tác nội khối".

Trung Á là một khu vực gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ: Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã hy vọng rằng họ sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước Trung Á trong cuộc đối đầu với phương Tây. Nhưng dường như điều này đã không xảy ra theo kỳ vọng của Moskva.

Ví dụ Kazakhstan, quốc gia lớn nhất về lãnh thổ trong số 5 nước trên, đã thực hiện các bước để khẳng định chính sách đối ngoại độc lập của mình - mặc dù vẫn là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo.

Một trong những bước đi mới nhất của Astana là từ chối công nhận kết quả của "cuộc trưng cầu dân ý" ở 4 khu vực miền Đông Ukraine. Nước này cũng đã ngừng xuất khẩu vũ khí trong một năm để đảm bảo rằng các thiết bị quân sự của Kazakhstan không bị bên nào sử dụng trong cuộc xung đột.

Sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu của Nga, Kazakhstan cũng đã nỗ lực điều chỉnh xuất khẩu dầu của mình hướng sang EU. Nhưng Nga có nhiều đòn bẩy đối với Kazakhstan, chẳng hạn như cảnh báo sẽ đóng đường ống dẫn dầu của Kazakhstan đến Biển Đen.

Tóm lại, những động thái trên có thể báo hiệu sự khởi đầu của một cách tiếp cận gắn kết hơn giữa EU và các nước láng giềng của Nga ở Trung Á.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đ.ập Tam Hiệp và những giá trị kinh tế to lớn
10:07:14 08/09/2024
Lãnh đạo CIA và MI6 lần đầu tiên xuất hiện chung trước công chúng
10:11:31 08/09/2024
Nga vẫn tiến bước ở Donbass, chiến dịch Kursk của Ukraine đình trệ
20:38:03 08/09/2024
Yagi là siêu bão mùa thu mạnh nhất trong 75 năm qua tại Trung Quốc
14:57:57 09/09/2024
Tổng thống Ukraine hối thúc phương Tây hỗ trợ, ra thời điểm chấm đứt xung đột
19:36:45 08/09/2024
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thị sát loạt cơ sở quân sự trước thềm kỷ niệm Quốc khánh
20:13:38 08/09/2024
Thái Lan nỗ lực nâng tầm gạo xuất khẩu
17:30:11 09/09/2024
Thấy gì từ chuyến đi của ông Putin đến Mông Cổ?
07:05:43 10/09/2024

Tin đang nóng

Danh tính các n.ạn n.hân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
23:23:52 09/09/2024
CĂNG: "Chị chị em em" Hoa hậu - Á hậu Vbiz đã cạch mặt!
23:21:59 09/09/2024
Xót xa lời kêu cứu ở Yên Bái: Biển nước ngập lên tầng 2, cạn kiệt đồ ăn
23:50:03 09/09/2024
'Cậu bé tóc xù' từng gây sốt ở 'Giọng hát Việt nhí' ra sao sau 10 năm?
22:32:53 09/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh và con trai "đốn tim" công chúng với khoảnh khắc bình dị
23:06:21 09/09/2024
Xác minh clip cháu bé bị đè xuống sàn nhà, cột tay, bỏ vào bao
23:28:20 09/09/2024
Cặp đôi ngôn tình vướng tin đồn phim giả tình thật, l.ộ c.lip tình tứ hơn cả trên phim
23:16:32 09/09/2024
Cánh diều vàng cho nam, nữ diễn viên xuất sắc phim điện ảnh sẽ gọi tên ai?
22:53:39 09/09/2024

Tin mới nhất

Ngoại trưởng Nga: Trung Đông đứng trước nguy cơ đại chiến khu vực

07:14:49 10/09/2024
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lo ngại Trung Đông lún vào một cuộc chiến tranh khu vực quy mô lớn, kêu gọi các bên hành động khẩn để hạ nhiệt tình hình.

LHQ kêu gọi bảo vệ giáo dục trước các cuộc tấn công gia tăng toàn cầu

06:06:51 10/09/2024
Con số 6.000 nói trên bao gồm 1.000 trường hợp mà quân đội sử dụng các cơ sở giáo dục cho các hoạt động quân sự, đặc biệt ở những nước đã và đang trải qua tình trạng xung đột.

Gia tăng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Philippines

06:05:38 10/09/2024
Cũng theo quan chức này, Philippines chưa có kế hoạch áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới, phong tỏa hoặc cách ly cộng đồng vốn từng được áp dụng rộng rãi trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Nigeria: Xe chở nhiên liệu phát nổ khiến ít nhất 59 người t.hiệt m.ạng

05:56:29 10/09/2024
Còn tại Senegal, ít nhất 16 người t.hiệt m.ạng và 22 người bị thương trong vụ va chạm giữa xe buýt và xe tải ở miền Trung nước này vào sáng 9/9 theo giờ địa phương.

Nhật Bản: Thêm một ứng cử viên tham gia cuộc đua trở thành Chủ tịch LDP

05:48:52 10/09/2024
Như vậy, bà Takaichi là thành viên Nội các thứ ba tuyên bố ứng cử sau Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono.

Mỹ: Nắng nóng gay gắt gây cháy rừng khắp miền Tây

05:47:03 10/09/2024
Sở cứu hỏa California cho biết gió bão khiến đám cháy khó kiểm soát trong khi khói đang hạn chế máy bay cứu hỏa tiếp cận một số khu vực. Thời tiết khô nóng kết hợp với giông có thể thách thức lính cứu hỏa trong vài ngày tới.

Khai mạc khoá họp Hội đồng Nhân quyền lần thứ 57

05:41:12 10/09/2024
Chúng ta có thể tiếp tục con đường hiện tại - một trạng thái bình thường mới đầy nguy hiểm - và chìm vào tương lai đen tối, hoặc chúng ta có thể thức dậy và thay đổi mọi thứ theo hướng tốt đẹp hơn, vì nhân loại và hành tinh này .

Điện Kremlin lần đầu lên tiếng về nguồn cung tên lửa đạn đạo từ Iran

05:36:17 10/09/2024
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết thêm là ông đã xem bản tin của tờ The Wall Street Journal, nhưng không phải tất cả các báo cáo như vậy đều chính xác.

Chủ tịch ADB thông báo quyết định từ chức

05:33:16 10/09/2024
Ngày 9/9, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa đã thông báo tới các thành viên trong ban quản trị ngân hàng, bộ phận quản lý và nhân viên về ý định từ chức.

Sức tàn phá của siêu bão Yagi ở Trung Quốc 'vượt xa tưởng tượng'

22:36:31 09/09/2024
Quan chức tỉnh Hải Nam nhấn mạnh, siêu bão Yagi có sức tàn phá vượt xa tưởng tượng , và gây ra thiệt hại lớn về người cùng tài sản.

Nga giành lợi thế, Ukraine lâm thế khó trên mặt trận chiến lược

22:25:06 09/09/2024
Quân đội Nga liên tiếp giành lợi thế tại khu vực Donbass, trong khi tăng tốc tại Kursk nhằm ngăn đà tấn công của Ukraine, vào thời điểm Kiev dường như đang tung ra lại UAV mới mang theo mưa kim loại nóng chảy.

Tổn thương tinh thần của hơn 620.000 trẻ Gaza không được đến trường

20:22:12 09/09/2024
Khoảng 1,9 triệu trong số 2,3 triệu người dân Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa, chen chúc trong các trại lều rộng lớn thiếu nước hoặc hệ thống vệ sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cách chăm sóc da khi thời tiết chuyển mùa?

Làm đẹp

07:33:39 10/09/2024
Làn da cũng bị tác động không nhỏ bởi những thay đổi của thời tiết. Các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc da cực đơn giản và hiệu quả khi chuyển mùa.

Ronaldo, Modric chưa hết thời

Sao thể thao

07:31:56 10/09/2024
Câu nói Gừng càng già càng cay đầy ý nghĩa khi nhắc đến hai cây đại thụ trong làng bóng đá vẫn đang đơm hoa kết trái là Cristiano Ronaldo và Luka Modric.

Cư dân Thái Nguyên chèo sup tự cứu nhau, mời người lạ tới nhà tránh lũ

Tin nổi bật

07:21:06 10/09/2024
Khi lũ dâng cao khiến một số khu vực tại TP Thái Nguyên chìm trong biển nước, nhiều người đã có hành động tương thân tương ái, dìu nhau cùng vượt qua hoạn nạn.

Vợ chồng ông trùm khét tiếng 'Độc đạo' ngoài đời đều có 4 con và lên chức ông bà

Phim việt

07:01:01 10/09/2024
Năm 2023, NSƯT Hoàng Hải và Nguyệt Hằng lên chức ông nội và bà ngoại. Ngoài đời họ đều có 4 con và đang đóng vai vợ chồng ông trùm trong phim Cảnh sát hình sự Độc đạo .

Gia đình b.é g.ái chụp ảnh cùng Angela Phương Trinh bức xúc vì bị vu khống

Sao việt

06:56:16 10/09/2024
Gia đình bé Tép (con gái nuôi của Angela Phương Trinh) cho biết đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp sau những thông tin xuyên tạc, cắt ghép bôi nhọ lan truyền trên mạng xã hội.

Triển khai chiến dịch truyền thông chương trình Âm nhạc của ABBA tại TP Hồ Chí Minh

Nhạc quốc tế

06:53:54 10/09/2024
Chiều 9/9, buổi lễ chính thức khởi động chiến dịch truyền thông quy mô lớn của Tour lưu diễn The Music of ABBA đã được diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước tình hình thiên tai bão lũ, Tùng Dương hoãn ra mắt MV mới

Nhạc việt

06:53:46 10/09/2024
Trước tình hình thiên tai bão lũ đang hoành hành và gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở nhiều tỉnh thành, ca sĩ Tùng Dương thông báo dời thời điểm ra mắt sản phẩm âm nhạc mới.

Chuyện chưa kể của các chàng trai Hà Nội xuống đường dọn dẹp sau cơn bão Yagi

Netizen

06:53:42 10/09/2024
Nổi bật trong đó là câu chuyện của những chàng trai xa lạ, chưa từng quen biết nhưng cùng nhau chung tay dọn dẹp, góp phần khôi phục sự sạch đẹp cho phố phường sau khi bão đi qua.

Bị tuyên án tử, bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả cho 35.824 người bị hại thế nào?

Pháp luật

06:49:42 10/09/2024
Trong vụ án này, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản , Rửa t.iền và Vận chuyển trái phép t.iền tệ qua biên giới .

Một nữ nghệ sĩ Gen Z phải quỳ gối, ôm chân xin lỗi NSND Thanh Lam, bị đàn chị nói: "Đừng giở mặt"

Tv show

06:49:26 10/09/2024
Chương trình Our Song Vietnam đã lên sóng đến tập thứ 3, nhận về hiệu ứng tích cực từ khán giả khi những màn kết hợp giữa 2 thế hệ nghệ sĩ gây thích thú.

'Loại cá cổ tích' quen thuộc với người dân Việt Nam đem làm 3 món này cực tốn cơm

Ẩm thực

06:10:09 10/09/2024
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những công thức chế biến cá bống đa dạng và ngon miệng. Hãy cùng khám phá ngay!