Thời huy hoàng của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tại Trung Quốc đã kết thúc
Theo kênh CNN của Mỹ ngày 3/9, nhiều hãng sản xuất ô tô nước ngoài từng thống trị thị trường Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, kỷ nguyên vàng son đó đang dần khép lại khi các nhà sản xuất xe điện (EV) nội địa đang làm đảo lộn thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Xe ô tô chạy bằng năng lượng mới chờ xuất khẩu tại khu cảng ở thành phố Thái Thương thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Dấu hiệu rõ ràng nhất về những thách thức này đã xuất hiện vào tháng 9 năm nay, khi Volkswagen cảnh báo có thể đóng cửa nhà máy ở Đức lần đầu tiên trong lịch sử để cắt giảm chi phí. Gã khổng lồ ô tô Đức này đã chứng kiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc, thị trường lớn nhất của hãng, giảm hơn 1/4 trong vòng ba năm, xuống còn 1,34 triệu xe trong nửa đầu năm 2024. Năm ngoái, Volkswagen đã mất “ngôi vương” là thương hiệu ô tô bán chạy nhất Trung Quốc vào tay BYD, một vị trí mà họ đã nắm giữ ít nhất từ năm 2000.
Tuy nhiên, Volkswagen không phải là công ty duy nhất bị ảnh hưởng. Các hãng ô tô lớn khác như Ford và General Motors (GM) cũng chứng kiến thị phần tại Trung Quốc giảm mạnh khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các thương hiệu nội địa. Vào tháng 7 vừa qua, thị phần của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tại Trung Quốc giảm từ 53% xuống còn 33%, theo Hiệp hội ô tô du lịch Trung Quốc (CPCA). Sự suy giảm này không chỉ khiến doanh số giảm mà còn làm cho lợi nhuận của các hãng xe nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong quý II năm nay, thu nhập từ các liên doanh của Toyota tại Trung Quốc đã giảm 73% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Cuộc chiến giá xe điện tàn khốc tại Trung Quốc cũng đã gây tổn thất lớn cho nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước. Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu buộc phải tái cấu trúc hoặc đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Mitsubishi Motors của Nhật Bản đã ngừng sản xuất tại liên doanh Trung Quốc sau nhiều năm sụt giảm doanh số, trong khi Honda, Hyundai, và Ford đã phải đóng cửa nhà máy hoặc sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.
Michael Dunne, Giám đốc điều hành của Dunne Insights, một công ty tư vấn tập trung vào xe điện, cho biết: “Những ngày tháng huy hoàng của việc tận hưởng tốc độ tăng trưởng cao và lợi nhuận khổng lồ ở Trung Quốc đã qua rồi”.
Thay đổi lớn này đến sau khoảng hai thập kỷ tăng trưởng liên tục về doanh số và lợi nhuận tại Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 2000 khi các hãng xe nước ngoài lần đầu tiên thâm nhập thị trường. Ngay cả sau khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào các nhà sản xuất xe điện và pin nội địa vào giữa những năm 2010, các hãng xe nước ngoài vẫn duy trì được thị phần nhờ sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với xe xăng từ các thương hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tesla vào cuối năm 2019 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử. Khi chiếc Tesla Model 3 đầu tiên được sản xuất tại Trung Quốc lăn bánh khỏi dây chuyền tại Thượng Hải, nó đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của người tiêu dùng về xe điện, biến chúng thành “mốt mới”. Hiệu ứng lan tỏa từ Tesla đã tạo đà cho các hãng xe điện Trung Quốc như BYD, Nio và Li Auto, những hãng xe đã không ngừng cải tiến sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.
Doanh số bán xe điện tại Trung Quốc đang tăng trưởng chóng mặt. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo rằng doanh số bán xe điện và xe hybrid (vừa chạy xăng vừa chạy bằng điện) tại Trung Quốc sẽ đạt 10 triệu chiếc trong năm nay, chiếm gần một nửa tổng doanh số bán ô tô, so với chỉ 1,1 triệu chiếc bốn năm trước. Sự thay đổi thế hệ cũng đóng vai trò quan trọng: thế hệ người tiêu dùng trẻ, lớn lên cùng với các thương hiệu công nghệ và dịch vụ trực tuyến Trung Quốc, không còn có thành kiến với các sản phẩm nội địa.
Các nhà sản xuất ô tô truyền thống đã không kịp thích ứng với sự chuyển đổi nhanh chóng này. Các giám đốc điều hành ngành ô tô không thể đến Trung Quốc để quan sát thị trường trong suốt giai đoạn phong tỏa vì dịch COVID-19, khiến họ nhận ra quá muộn rằng họ đã tụt lại phía sau trong cuộc đua xe điện.
Thị trường ô tô Trung Quốc hiện không chỉ là sân chơi của các hãng nội địa. Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ra toàn cầu. Xuất khẩu xe hơi của Trung Quốc đã tăng vọt, vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. BYD, một trong những hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc, đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy tại Thái Lan và Hungary, và chuẩn bị mở rộng sang thị trường châu Âu.
Danh sách công ty Trung Quốc sản xuất xe điện tại châu Âu sẽ dài thêm
Nhà sản xuất xe điện Xpeng Inc. của Trung Quốc đang tìm kiếm một địa điểm sản xuất tại châu Âu, nhằm giảm thiểu tác động của thuế nhập khẩu bằng cách sản xuất ô tô ở khu vực này.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg, Giám đốc điều hành Xpeng, ông He Xiaopeng, cho biết công ty đối tác tại Trung Quốc của Volkswagen AG này đang bước vào giai đoạn lựa chọn địa điểm tại Liên minh châu Âu (EU) để thực hiện kế hoạch thiết lập hoạt động sản xuất tại đây trong tương lai.
Ông cho biết công ty dự kiến sẽ xây dựng nhà máy ở những khu vực có "rủi ro lao động tương đối thấp", đồng thời cho biết thêm rằng Xpeng cũng dự định thiết lập một trung tâm dữ liệu quy mô lớn tại châu Âu, vì việc thu thập dữ liệu phần mềm đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các tính năng lái xe thông minh của ô tô. Ông He khẳng định kế hoạch mở rộng toàn cầu của Xpeng sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế, dù ông lưu ý rằng "lợi nhuận từ các nước châu Âu sẽ giảm phần nào sau khi tăng thuế".
Ngoài Xpeng, nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, bao gồm BYD Co., Chery Automobile Co. và Zeekr của Zhejiang Geely Holding Group Co., cũng đang tìm cách xây dựng cơ sở sản xuất tại châu Âu để giảm thiểu tác động từ quyết định của EU về việc tăng thuế đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc lên tới 36,3%. Xpeng sẽ phải đối mặt với mức thuế bổ sung là 21,3%.
Bên cạnh vấn đề thuế quan, công ty 10 năm tuổi này của Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức khác trong những năm gần đây. Xpeng đang gặp khó khăn với doanh số bán hàng trong nước ảm đạm, những bất đồng trong việc lên kế hoạch sản phẩm và một cuộc chiến về giá kéo dài trên thị trường Trung Quốc.
Giá cổ phiếu của công ty đã giảm hơn một nửa kể từ tháng Một. Xpeng đã giao khoảng 50.000 xe trong nửa đầu năm nay, chỉ bằng khoảng 20% doanh số hàng tháng của BYD Co.
Một điểm sáng cho Xpeng là mối quan hệ hợp tác với VW. Một ví dụ về những lợi ích mà Xpeng có được từ sự hợp tác này là việc quản lý chuỗi cung ứng phức tạp. Với sự trợ giúp của Volkswagen, biên lợi nhuận gộp của Xpeng trong quý II đã tăng từ mức âm 3,9% cùng kỳ năm ngoái lên 14%.
Bên cạnh đó, chuyên môn của Xpeng về trí tuệ nhân tạo (AI) và các tính năng hỗ trợ lái xe tiên tiến sẽ giúp công ty này thâm nhập vào châu Âu. Ông He cho biết đó là lý do tại sao công ty phải thiết lập một trung tâm dữ liệu quy mô lớn tại đây trước khi có thể giới thiệu những tính năng đó ở khu vực này.
CEO của Xpeng cho biết công ty này đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển liên quan đến AI, bao gồm cả sản phẩm chip của riêng mình. Ông nhấn mạnh bán dẫn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong các phương tiện "thông minh" so với pin.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong quý II/2024 Số liệu chính thức công bố ngày 15/7 cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,7% trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo tăng 5,1% mà các nhà phân tích của hãng tin Reuters đưa ra, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách thúc đẩy nhu cầu trong nước giữa...