Thổi hồn vào chiếc mặt nạ Trung thu
Bà Hương Lan bảo gắn bó với nghề gia truyền làm mặt nạ giấy bồi vì muốn gìn giữ văn hóa truyền thống, nếu vì tiền đã chuyển sang làm việc khác. Mỗi chiếc mặt nạ thủ công chứa nhiều tâm huyết của vợ chồng bà giá 25.000-50.000 đồng.
Nối nghiệp gia đình, trải qua bao thăng trầm, đến nay vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan (ngõ 73 phố Hàng Than, Hà Nội) đã có hơn 30 năm sống với nghề, tiếp tục tạo ra những chiếc mặt nạ dân gian nhiều màu sắc.
Nguyên liệu chính là các loại giấy báo, bột sắn trắng đun lên thành hồ, sơn, bút lông. Ông Hòa đang tỉ mẩn dùng hồ ghép những mảnh giấy vụn vào khuôn sao cho đạt đến độ dày 1mm – công đoạn đầu tiên.
Những chiếc cốt mặt nạ sau khi được tạo hình sẽ được để qua đêm, sau đó đem sơn. Khi trời nắng đẹp, ông bà có thể hoàn thiện khoảng 10 thành phẩm trong một ngày. Những hôm trời mưa phải phơi 2 ngày cốt mới khô.
Bà Lan sơn nhưng chi tiết cuối cùng lên chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không.
Bộ bút sơn tạo nên hàng nghìn chiếc mặt nạ đầy màu sắc.
Video đang HOT
Ông Hòa cho biết để làm mặt nạ đẹp, phần khuôn đóng vai trò quan trọng. 22 mẫu khuôn ông sáng tạo và chế tác phôi hơn 30 năm qua là “báu vật” lớn của ông.
Bà Lan chia sẻ họ gắn với nghề bởi niềm đam mê tạo nên những chiếc mặt nạ giấy bồi, chuẩn bị cả năm chỉ bán được mỗi dịp Trung thu, nếu làm vì tiền có lẽ ông bà đã nghỉ từ lâu.
Mặt nạ giấy bồi có giá từ 25.000 đến 50.000 đồng một chiếc, tùy kích cỡ.
Mỗi dịp Trung thu, ông bà bán hơn 2.000 chiếc. Mấy năm gần đây, nhiều người tìm đến thể hiện sự quan tâm nghề gia truyền đang bị mai một này khiến ông bà có thêm động lực, dù trên thị trường mặt nạ nhựa được bày bán tràn lan.
Chị Lê Thị Nhung và một khách du lịch Trung Quốc đang chọn mua tại cửa hàng nhỏ trên phố Hàng Lược của vợ chồng bà Lan. Chị bảo mặt nạ giấy bồi vừa đẹp vừa có ý nghĩa văn hóa truyền thống.
Nguyên Anh
Theo VNE
"Hát là chết" - chuyện thực hay hư của ngôi làng cổ?
Liệp Tuyết là một ngôi làng được coi là cổ kính của huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Ngoài nghề canh nông thì làng này còn nổi tiếng với những điệu hát Dô.
Bước qua "lời nguyền", hát Dô đã không còn nỗi ám ảnh và đã được "hồi sinh"
Nổi tiếng như vậy nhưng không mấy ai dám hát vì cứ cất lời lên sẽ có những cái chết bất đắc kỳ tử hay những chuyện xui xẻo được mang đến. Vì vậy, đã nhiều năm không ai dám hát những điệu hát này vì người ta... sợ chết. Nhưng giờ thì đã khác.
Bí hiểm một lời "hèm"
Nằm bên cạnh Đại lộ Thăng Long sáng trưng đèn cao áp, Liệp Tuyết là làng luôn giữ được vẻ đồng quê của mình. Quốc Oai nói chung và Liệp Tuyết nói riêng trong cơn sốt đất gần đây đã có nhiều thay đổi nhưng sự thay đổi chóng vánh vẫn chưa đến được với Liệp Tuyết. Vẫn những bờ tre, ruộng mạ, ao hồ lẩn khuất. Nhìn chếch về phía Tây là ngọn Sài Sơn với những điều kỳ bí.
Giờ về Liệp Tuyết, hỏi "hèm" hát Dô, ai cũng có thể kể vanh vách nhưng rất nhiều người còn sợ. Không những sợ "hèm" mà người ta còn sợ chia sẻ cả những điều đã biết của mình về những kỳ bí của những lời "hèm" đã chế ngự dân làng một thuở này. Già sợ, trẻ sợ, lớn sợ, thanh niên nam nữ sợ "hèm" là những điều có thật đã bủa vây tâm lý bao đời cho người dân nơi đây. Thậm chí, "hèm" còn được người ta "khái quát" thành thơ cho dễ thuộc để khuyên nhủ cháu con, tỷ như: "Con hát tuổi hạn hai mươi/Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò/Bao giờ đến hội hát Dô/Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng...".
"Hèm" hát Dô là gì mà khủng khiếp thế? Ai đã đưa ra những lời "hèm" đầy kinh hãi này? Và, tại sao "hèm" hát Dô quy định chỉ 36 năm dân làng Liệp Tuyết mới được mở hội và hát lên những điệu hát say đắm mà trời đất và các cao nhân đã ban cho mình một lần? Theo quy định này của "hèm", một đời người, nhất là với người con gái thì cả đời chỉ được hát một lần. Nếu trái sẽ gặp những nguy biến, thăng trầm, tao đoạn trong đời người. Và, cũng theo quy định kỳ bí này thì 36 năm, Liệp Tuyết mới được mở hội. Trai gái, già cả, lớn bé sau 36 năm ấp ủ hồi hộp thì đến ngày này mới được hát và vị trí hát cũng chỉ được thực hiện tại đình Khánh Xuân, ngôi đình linh thiêng của làng. Nếu vào ngày quy định được hát mà không ra đình làng hát thì cũng sẽ bị... "Thánh vật".
Sự ra đời của "hèm" hát Dô được dân làng kể như sau: Truyền thuyết kể, một ngày mùa xuân, Đức Thánh Tản Viên đi du ngoạn qua ven sông Tích. Khi đến xã Lạp Hạ (nay là Liệp Tuyết), thấy ruộng đất phì nhiêu nhưng dân cư lại thưa thớt, ngài bèn dừng lại. Ngài chọn thóc cho dân, dạy dân trồng trọt, cày cấy. Ngài còn gọi nam thanh nữ tú (trai chưa vợ, gái chưa chồng) đến dạy hát múa. Sau đó, Đức Thánh Tản ra đi, hẹn mùa lúa chín sẽ về. Mùa đó, người dân Lạp Hạ bội thu nhưng chờ mãi không thấy ân nhân quay lại. Người dân bèn dựng đền thờ ông (đền Khánh Xuân bây giờ) và mở hội hát những bài hát ông đã truyền dạy.
Cũng từ đó, người dân biết làm ăn, thóc lúa đầy bồ. Tuy trễ hẹn với dân nhưng bất chợt 36 năm sau, Đức Thánh Tản Viên mới quay lại. Thấy dân no ấm, Ngài đã cùng dân tổ chức hát ca và hát lại những bài hát (nay gọi là bài Dô) mà mình đã dạy dân thuở nào. Để ghi nhớ vị Đức Thánh ân nhân và lần hội ngộ này, dân đã đề xuất, lấy thời gian Ngài quay lại, nghĩa là 36 năm mới tổ chức hội và tổ chức hát Dô một lần. Trước ý muốn của dân, Đức Thánh Tản Viên đã đồng ý và để dân cũng như mình không phạm húy về những điều đã giao kết nên khi đi, Ngài đã để lại một lời "hèm" rằng: Ai vi phạm sẽ bị Ngài... vật chết!
Bởi thế, theo quy ước và lời "hèm" Đức Thánh để lại này, lễ hội hát Dô ở Liệp Tuyết có định kỳ 36 năm mới tổ chức một lần. Tục lệ xưa quy định cũng rất ngặt nghèo, lễ hội kết thúc thì tất cả những đồ vật dùng hát Dô như khăn, váy, túi đeo tay đựng trầu, sách ghi chép các làn điệu hát đều phải cất vào đền. Tuyệt đối không ai được nhắc đến, được cất tiếng hát và càng không được phép mở tráp ra xem nếu chưa đúng năm. Ai phạm vào điều cấm kỵ này sẽ bị lời nguyền quở vào thân, người sẽ bị còm cõi, bệnh tật rồi đổ bệnh mà chết.
Các thiếu nữ say mê hát
Trừng phạt với "người phạm luật"?
Nỗi ám ảnh, lo sợ về lời nguyền được truyền từ đời này sang đời khác khiến cho làn điệu hát Dô có nguy cơ thất truyền. Lễ hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1926. Mặc dù là địa phương phát tích ra điệu hát Dô độc đáo nhưng lấy mốc từ những năm này trở đi, người dân nơi đây không mấy ai biết đến một làn điệu, một câu hát Dô.
Năm 1989, biết giá trị của làn điệu cổ này nên tỉnh, huyện đã có ý định đi tìm và phục hồi lại hát Dô. Quỹ For cũng cảm kích về làn điệu quý giá này nên đã tài trợ đến 60 triệu để cho dân làng phục hồi. Nhưng khi đề xuất thì ai cũng sợ hát Dô không đúng thời gian sẽ bị chết. Tiền và sự phục hồi làn điệu hát Dô thì ai cũng cần nhưng cứ nhớ lại những điều đã thấy, đã xảy ra với dân làng tuy không tin nhưng là chuyện có thật nên chẳng ai dám "động" tới.
36 năm mới được hát một lần nên những làn điệu gồm 36 bài cũng dần mai một theo thời gian. Và, vấn đề này cũng đem lại cho người ta những suy nghĩ hết sức lạ lẫm. "Hèm" có thật hay không và tại sao 36 năm mới được hát một lần? Đầu tiên người ta tìm đến với các cụ cao niên trong làng. Thuyết phục, nói đi nói lại nhiều lắm cả xã Liệp Tuyết cũng chỉ mời được ba cụ là Tạ Văn Lai, Đàm Thị Điều và Kiều Thị Nhuận nhận lời. Thực ra ban đầu, các cụ cũng không hào hứng lắm vì các cụ cũng còn rất... sợ. Nhưng với suy nghĩ mình đã đều vào tuổi "gần đất xa trời", với quan điểm là thử xem thế nào. Nếu "hèm" là có thật và mình bị "Thánh vật" thì cũng chẳng còn tiếc gì nữa vì mình đã sống đủ rồi. Nhưng trong lần đem ra để "thí nghiệm" xem sự linh thiêng của "hèm" ra sao thì đã có chuyện không hay xảy ra với các cụ.
Đầu tiên là cụ Đàm Thị Điều. Bình thường, cụ là người rất khỏe và còn rất minh mẫn. Hàng ngày, cụ vẫn còn trông cháu và lúc bình thường, cụ vẫn ra ruộng, đi chơi với xóm làng được. Nhưng không hiểu sao, có điều trùng hợp rất khó giải thích là sau khi cụ truyền lại những điệu hát cổ xong, bỗng dưng sinh ốm đau rồi mất. Các bạn già của cụ, sau khi truyền dạy hát Dô cũng đều không suôn sẻ và cũng lần lượt rủ nhau... về trời(!?).
Riêng cụ Kiều Thị Nhuận, người được coi là siêng năng nhất và nhận lời đầu tiên và sớm nhất với sự "cộng tác" về khôi phục các bài hát Dô thì "ra đi" lại không thanh thản như cụ Lai và cụ Điều. Sau khi truyền xong, cụ Nhuận được phong Nghệ nhân rồi tự dưng lâm bệnh rất nặng. Cụ liệt giường, mọi thứ sinh hoạt đều phải người khác phục vụ. Cụ vật vã, rên rỉ và nhiều lúc toàn nói những chuyện không đâu. Sau một thời gian đau ốm và có những triệu chứng không bình thường, cuối cùng "chia tay" với cháu con, cụ Nhuận cũng đã về trời với các bạn...
Vượt qua lời nguyền
Bây giờ, hát Dô (xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) đã được phục hồi, thậm chí đã vượt qua cả những lời nguyền để ra nước ngoài. Nhưng mấy ai biết, trước đây vì những lời nguyền (hay còn gọi là "hèm") mà làn điệu cổ ở một miền quê này từ già đến trẻ không một ai dám cất lên.
Với quan điểm: Quà Thánh rơi ở giữa làng/Phúc tôi "nhặt" được phải năng giữ gìn/Hai con một nách, không tiền/Hát Dô tôi biết còn "hèm" thì... quên.
Bằng sự gắng sức của mọi người, nay hát Dô ở Liệp Tuyết đã không phải chờ đợi 36 năm mới được tổ chức một lần nữa. Hát Dô đã trở lại trong mỗi hội xuân và còn đi ra cả nước ngoài. Và, những điều kỳ bí do "hèm" đem lại không còn làm cho người hát Dô sợ hãi nữa mà nó còn như thêm chút "gia vị" để tạo cho hát Dô những bí ẩn, linh thiêng, càng thêm trân trọng. Không biết lời "hèm" và thực hư sự quở trách của Đức Thánh Tản Viên thế nào, nhưng nay nhiều người bảo, chắc thấy dân mong muốn được hát quá nên Ngài cũng đã rộng lòng mà chiếu lệ cho dân.
Theo báo công lý
Mẹ vất hài nhi xuống ao sắp làm cô giáo mầm non Trước đây, cái M nó hiền lắm nhưng từ khi bị người yêu phụ tình rồi có bầu thì tính nết bắt đầu thay đổi. Ra đường thấy người nào mà nhìn, M đều buông lời chửi thầm, trách móc...", một người hàng xóm của Lê Thị M, ở xóm Thống Nhất, xã Hòa Phú (Ứng Hòa - Hà Nội) cho biết. Trả...