Thời hạn cho vay thuê, mua nhà ở xã hội là 15 và 20 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư số 25/2015/TT – NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Thời hạn vay tối đa là 15 và 20 năm tương ứng với từng loại dự án nhà ở xã hội xây chỉ để cho thuê hoặc xây để cho thuê mua, bán.
Cụ thể, đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê, mức vay tối đa bừng 80% tổng mức đầu tư dự án, thời hạn vay tối thiểu là 15 năm và tối đa là 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Đối với dự án nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán, mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư dự án, thời hạn vay tối thiểu là 10 năm và tối đa là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Đối với khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn ngắn hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định thì được thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay về thời gian vay cụ thể.
Về giá trị khoản vay, đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà.
Đối với khách hàng vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay mà không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Video đang HOT
Về lãi suất vay: Lãi suất cho vay ưu đãi không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. Trong đó, lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thấp hơn đối tượng xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán.
Quy trình, thủ tục cho vay vốn gồm:
– Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chuẩn bị và gửi cho tổ chức tín dụng được chỉ định nơi muốn vay hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng đó.
- Trên cơ sở hồ sơ vay vốn cho khách hàng cung cấp, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay theo quy định tại Thông tư này.
Cũng theo thông tư mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho khách hàng lý do từ chối cho vay khi khách hàng có yêu cầu.
Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Chính phủ ban hành quy định: Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Theo Báo Đầu Tư
Thị trường bất động sản 'lệch pha'
Thị trường bất động sản (BĐS) đang nở nồi, phình to hết cỡ trong quá trình phát triển cua no, vơi nhiêu điều phi lý tồn tại, số lượng dự án mở bán tăng ô ạt, đồng thời con số "bán chạy" cũng công bố ở hầu hết dự án. Sự phát triển "lệch pha" đang ngự trị trên thị trường BĐS.
Co thê khăng đinh răng, thành quả để cho thị trường BĐS ấm lại chính là sự xuất hiện của gói 30.000 tỷ đồng, dành cho sản phẩm nhà ở là căn hộ hay nhà phố có tổng thanh toán 1,05 tỷ đồng, đối tượng được xac định là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp.
Chính sách này đã phá băng thi trương đia ôc tư năm 2013, nhưng đên nay gói 30.000 tỷ đồng hầu như không còn nói tới, mà nhường lại cho sự trinh diễn của căn hộ hạng sang, cao cấp. Cụ thể, một vùng rộng sôi động của khu Nam và khu Đông gồm cac quận 9, 7, Thủ Đức va huyên Nhà Bè mở bán rầm rộ nhưng không có dự án nào lọt vào gói 30.000 tỷ đồng, tức là có giá xoay quanh mốc 1 tỷ đồng/căn.
Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường CBRE, tại TPHCM chỉ tính riêng quý 3 có trên 10.000 căn hộ được chào bán, trong đó bán được 3.553 căn, tỷ lệ hấp thụ 35,1%. Dự kiến tổng số lượng mở bán năm nay gần 50.000 căn. Điều đáng nói là giá bán tăng dần, tức là đang "lên mây", giống như thời điểm sốt nhà đất năm 2007: quý 4-2014 giá bán trung bình khoảng 1.400 USD/m nhưng đến quý 3 năm nay, giá bán của những dự án mới mở đã tăng lên 2.200 USD/m! Dễ dàng nhận thấy, nêu như các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trước đây hướng đến phân khúc bình dân thì nay đã chuyển hướng sang phân khúc cao cấp.
Trươc diên biên nêu trên, câu hoi đăt ra la: Thu nhập của đại bộ phận người dân các thành phố lớn đủ sức có thể mua những căn hộ từ 2 - 3 tỷ đồng? Mới đây, Sở Xây dựng TPHCM đã tổ chức một hội thảo về thị trường BĐS. Tại đây, Ban nghiên cứu đề án phát triển thị trường BĐS TPHCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, đã công bố thông tin "chấn động": Tính toán tại một hộ gia đình binh thương của TPHCM, có thu nhập hàng tháng 650 USD, sau khi trừ hết chi tiêu, trung bình mỗi năm tiết kiệm được 3.000 USD.
Trong khi đó, giá căn hộ bình dân giá khoảng 700 USD/m, diện tích 70m, tổng thanh toán 49.000 USD. Như vây, để co thê thanh toán được môt căn hộ bình dân, ngươi ta phải tiết kiệm liên tục 17 năm. Ro rang, thị trường phát triển hiện nay không dành cho đại bộ phận người dân TP hoặc những người thiếu nhà.
Trong khi đó, xuất phát từ thực tế, thị trường nhà ở dành cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, mà tiêu biểu nhất là nhà ở xã hội, Ban nghiên cứu đề án phát triển thị trường BĐS TPHCM đa nhin nhận là "thất bại", "chưa đạt được kết quả mong muốn với số lượng nhỏ dự án được tiến hành và hoàn thành". Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hụt nguồn vốn đầu tư, thiếu quỹ đất, không có chính sách hấp dẫn thu hút nhà đầu tư, thực thi luật pháp thiếu nghiêm minh... Điều này thể hiện rất rõ qua cách thức xét duyệt khắt khe, tuyển chọn khá nhiều tiêu chí để đưa nhà ở xã hội đến tay người ở.
Thị trường BĐS đang đi theo hướng "rất lạ", không phải dành cho đại bộ phận người thiếu nhà ở, người rất cần nhà ở thì không đủ tiền mua, mà chính sách hỗ trợ của nhà nước lại "thất bại". Đây là một sự phát triển "lệch pha", một nguy cơ "vỡ trận" như hậu cơn sốt đia ôc năm 2007, dẫn đến hâu qua khôn lương. Giải pháp cần kíp là phải có sự rà soát toàn bộ thị trường BĐS, số lượng dự án, giá bán, khách mua, bơm vốn của các tổ chức tín dụng... Tất cả thông số trên phải được thống kê một cách chính xác, qua đó cơ quan nhà nước sẽ biết rõ thị trường đang đi theo hướng nào, cuối cùng sẽ uốn nắn theo hướng phải phục vụ nhu cầu nhà ở thật của đại bộ phận người dân va sự "ra tay" này là hết sức câp thiết.
Theo Sài Gòn đầu tư
Người thu nhập thấp khó mua được nhà ở xã hội Bên cạnh nguồn cung hạn chế thì với mức chi trả hằng tháng để sở hữu một căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội hiện nay người thu nhập thấp vẫn khó có đủ năng lực tài chính để mua nhà. Một dự án nhà ở xã hội ở quận 12, TP HCM. Qua 3 năm thực hiện, đến nay...