Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ
Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cơ thể bị sốc. Đây là phản ứng dị ứng cấp tính nặng, nghiêm trọng, dê dân đên tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Sốc phản vệ (SPV) có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm khiến cơ thể bị SPV.
Xác định nguyên nhân có khó?
Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây SPV, nhưng một số khác lại rất khó để xác định bởi nhiều khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, lúc này việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Thuốc uống, tiêm thuốc, truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng SPV.
Một số nguyên nhân khác gây SPV như bị mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi bị chấn thương,.. Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của SPV do thuốc. Sốc do tiêm kháng sinh penicillin là loại SPV hay gặp nhất. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng SPV. Các thức ăn như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây SPV.
Các nguyên nhân thường gặp gây sốc phản vệ.
Video đang HOT
Cơ chế nảy sinh SPV vệ trải qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 – giai đoạn mẫn cảm: khi dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền hoặc có thể do ăn uống, do hít phải hoặc tiếp xúc qua da, tình trạng SPV bắt đầu xảy ra.
Giai đoạn 2 – giai đoạn hóa sinh bệnh: dị nguyên kết hợp với kháng thể IgE từ tế bào plasma giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin…
Giai đoạn 3 – giai đoạn sinh lý bệnh: các hoạt chất trung gian gây tác động khiến cho động mạch bị giãn, huyết áp giảm, phế quản bị co thắt gây nên những cơn đau vùng bụng, động mạch não bị co khiến cảm thấy đau đầu, choáng hoặc có thể là hôn mê.
Hậu quả của cơ chế này chính là tăng tính thẩm thấu mao quản và việc nhạy cảm quá mức của phế quản khiến mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng, thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, hoạt động của cơ tim bị ảnh hưởng, bên cạnh đó phế quản bị co thắt thanh quản bị phù nề, đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.
Cấp cứu bệnh nhân SPV cang sơm cang tôt
Ở người bị SPV, một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng lúc. Các triệu chứng thông thường gồm: da ngứa hoặc phát ban; miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng; chảy nước mũi, hắt hơi; chân tay sưng; ho; nôn mửa nhiều; chuột rút hoặc tiêu chảy…Một số triệu chứng của SPV cần được cấp cứu ngay gồm: khó thở hoặc thở khó chịu; chóng mặt; huyết áp thấp; đau ngực hoặc tức ngực; mạch yếu và nhanh; ý thức lẫn lộn
Các triệu chứng của SPV có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng từ 30 – 60 phút vì các triệu chứng có thể gây tử vong. Những dấu hiệu báo động cho cơn SPV thường sẽ lặp đi lặp lại như: các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng. Một số triệu chứng xuất hiện cùng lúc như phát ban, sưng và ói mửa… Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó lại có thể trở lại từ 8 – 72 giờ. Chỉ một triệu chứng duy nhất nhưng xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.
Cấp cứu bệnh nhân SPV càng sớm càng tốt. Trước tiên, hãy đảm bảo rằng người bệnh cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân để giúp lưu thông máu. Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi có nhân viên y tế đến…
Khuyến cáo của bác sĩ
SPV là phản ứng dị ứng nguy hiểm cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị SPV là 30 phút, nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Cứu sống người đàn ông bị bò húc, đa chấn thương
Anh T. bị bò ở rẫy húc khi đi làm thuê, dẫn đến bị đa chấn thương phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mất máu nhiều, tụt huyết áp.
Sáng 2/3, tin từ bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai), các bác sĩ đang theo dõi, chăm sóc sức khoẻ cho 1 bệnh nhân bị bò húc dẫn đến đa chấn thương.
Bệnh nhân này là anh D.H.T, 36 tuổi, quê Bình Dương.
Anh T. đang được chăm sóc, theo dõi tại bệnh viện.
Theo thông tin, trước đó trong lúc làm thuê tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, anh T. bị bò húc gây chấn thương nặng nên nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu.
Sau đó, anh T. được chuyển lên bệnh viện Đa khoa Thống nhất điều trị trong tình trạng có vết thương hở phức tạp tại vai trái, vết thương hở ở cẳng chân phải, mất máu nhiều, tụt huyết áp...
Các bác sĩ cho bệnh nhân chụp X-Quang vai, xương cẳng chân, siêu âm ổ bụng và làm các xét nghiệm liên quan.
Kết quả, anh T. bị gãy nát xương vai, rách đụng dập cơ trên gai, dưới gai, vết thương lóc da cẳng chân phải, đứt cơ bụng chân...
Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Khổng Trần Trí, khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Thống nhất nói rằng, đây là một ca tương đối phức tạp bởi vết thương có nhiều dị vật, đất cát nên rất dễ nhiễm trùng.
Do đó, quá trình phẫu thuật, ê-kíp mổ đã cẩn thận tiến hành cắt lọc vết thương, rửa vết mổ nhiều lần, khâu da thưa... cho bệnh nhân.
Sau 4 ngày phẫu thuật, vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng cần phải tiếp tục xử lý. Trường hợp nặng hơn có thể chuyển lên tuyến trên.
Nghẹt thở với ca bệnh dao phay cắm trên lưng Thanh niên được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với con dao phay cắm sâu trên lưng. Sáng 4-4, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM) cho biết vừa mổ khẩn cứu sống một nam thanh niên nguy kịch bị dao phay cắm sâu trên lưng. Bệnh nhân là anh P. (34 tuổi, ngụ Long An), được đưa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi

Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 29 học sinh có dấu hiệu lạ sau bữa trưa tại trường

Ba không khi ăn dứa

5 nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu bắp

Có nên ăn khoai lang buổi sáng?

Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm

Người tiểu đường nên ăn hạt, trái cây khô nào để ổn định đường huyết?

Nguyên nhân khiến bé gái chảy máu mũi liên tục trong bốn ngày

Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch

Phổi gần như mất chức năng sau khi mắc cúm A
Có thể bạn quan tâm

Black Myth: Wukong bất ngờ có triển lãm của riêng mình, giới game thủ trầm trồ vì sự hoàn mỹ
Mọt game
07:49:15 13/04/2025
Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump
Thế giới
07:47:33 13/04/2025
Chuyện nghiêm trọng gì đã xảy ra với "bạch mã hoàng tử showbiz" đánh bạn gái đến nhập viện và bị bắt giam 30 ngày?
Sao châu á
07:43:50 13/04/2025
Tình cũ Lee Min Ho sở hữu tài sản 1000 tỷ đồng, từng là trường hợp cá biệt Kpop ai nghe đến cũng sợ
Nhạc quốc tế
07:40:18 13/04/2025
Cát-xê gây choáng của ca sĩ Việt từng mất trắng 4 tỷ đồng vì chứng khoán, nhan sắc ngày càng khác lạ
Sao việt
07:36:45 13/04/2025
Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả
Pháp luật
07:05:13 13/04/2025
Cô gái có đôi chân "xoắn quẩy" từng là hình nền điện thoại của bao chàng trai một thời giờ đã là vợ người ta
Netizen
07:03:01 13/04/2025
Để làm món trứng hấp ngon hơn nhà hàng ngoài tỷ lệ nước và trứng, còn một thao tác nhỏ nữa không thể bỏ qua
Ẩm thực
06:21:42 13/04/2025
Báo Hàn gay gắt: "Lời xin lỗi của Kim Soo Hyun nên nhờ ngôi sao này viết hộ"
Sao âu mỹ
06:05:31 13/04/2025